Các thành phần của sinh kế truyền thống

Một phần của tài liệu Biến đổi sinh kế của người Tày ở biên giới tỉnh Lạng Sơn từ đổi mới (1986) đến nay (nghiên cứu trường hợp thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng sơn (Trang 44)

6. Bố cục của luận văn

2.2. Các thành phần của sinh kế truyền thống

2.2.1. Nông nghiệp

2.2.1.1. Trồng trọt

Giống như nhiều dân tộc khác cư trú ở vùng Đông Nam Á, người Tày sống chủ yếu vào việc trồng lúa nước. Trải qua quá trình lịch sử lâu dài hàng nghìn năm, các thế hệ người Tày ở Việt Nam đã tiếp nối nhau khai phá những thung lũng, nương, đồi, soi, bãi với một trình độ cao, tạo nên những cánh đồng rộng lớn mà theo sự hình dung của họ là “Qụa bay ngang qua thì rơi, chim bay ngang qua thì chết” (Ca bên tôc, nộc bên thai) [53, tr.38]. Họ là những cư dân có kiến thức chinh phục vùng thung lũng, có kỹ năng độc đáo về làm thủy lợi, trồng lúa nước và giỏi về làm vườn, trồng màu, trồng lúa trên nương. Đồng thời cũng là cư dân có kiến thức về chăn nuôi và các ngành thủ công, trồng cây đặc sản [17, tr.47].

Canh tác lúa nƣớc

Phần lớn ruộng đất của người Tày ở Tân Thanh là ruộng nước (nà nặm). Đó là loại ruộng có chất đất tốt nhất mà trước kia thường được xếp vào diện “nhất đẳng điền”, mỗi năm có thể cấy được 2 vụ lúa, đó là vụ chiêm xuân và vụ hè. Vụ chiêm bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 5, còn vụ mùa bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 10. Nói về chất lượng cuả loại ruộng này, người Tày ở đây thường có câu tục ngữ “Ruộng được ngâm nước, thóc cũ để lưu cữu suốt 3 năm chưa dùng đến” (Nà chắm, nặm chẻ, khẩu ké slam pi). Một phần đáng kể là ruộng khô hay ruộng cạn chờ mưa (nà lẹng hay nà pàn) gồm những chân ruộng nằm trên độ cao tương đối lớn so với nguồn nước cho nên rất khó làm thủy lợi mà chủ yếu dựa vào “nước trời”. Khi những cơn mưa đầu mùa vừa trút xuống, người ta phải lập tức be bờ để giữ nước. Với loại ruộng này thì mỗi năm chỉ cấy được 1 vụ lúa, muốn làm thêm vụ nữa thì chỉ có thể trồng màu. Một phần nữa là những thửa ruộng ở bùn sâu (nà pùng), chủ yếu trong các khe rộc hoặc ở cuối cánh đồng, gần nguồn nước. Loại ruộng này thường

có đất chua, kém màu mỡ và việc canh tác tương đối khó khăn hơn cho nên mỗi năm cũng chỉ cấy được 1 vụ lúa, thời gian còn lại bỏ hoang.

Dù làm ruộng 2 vụ hay 1 vụ, người Tày ở xã Tân Thanh cũng như ở các xã khác làm đất rất kỹ, đó là cày 2 lượt và bừa cũng 2 lượt, nghĩa là, ban đầu họ cày vỡ, sau đó bừa phá cho đất mềm, cỏ thối. Sau đó cày lại và bừa cho nhuyễn đất để dễ cấy. Trước khi bừa lần 2, đồng bào đổ phân chuồng xuống ruộng cho đất màu mỡ và để lúa xanh, sau đó mới tiến hành gieo mạ. Khi mạ được 1 tháng thì đồng bào nhổ lên rồi dùng lạt bó thành từng đom cả đất lẫn mạ, bẻ ra từng nhánh để cấy. Kinh nghiệm cho thấy nếu làm đất kỹ thì ruộng giữ nước tốt và cây lúa chắc hạt. Khi lúa lớn 20 ngày thì đồng bào tiến hành làm cỏ, khi lúa chuẩn bị ra đòng lại tiếp tục làm cỏ lần 2, cắt cỏ bờ cho đỡ rậm rạp, đợi khi lúa chín thì thu hoạch. Trước đây người Tày ở xã Tân Thanh thường lấy cót rải ra ruộng, ôm lúa chín chất vào và đập bằng đá hay cây to. Về sau đồng bào nhận thấy công việc này tốn nhiều công sức nên họ đã làm xuồng hay “loong” để đập cho cơ động, nghĩa là gặt đến đâu thì họ kéo “loong” theo sau. “Loong” giống như chiếc máng to, hình thuyền, làm bằng gỗ nguyên khối và khoét rỗng bên trong, dài khoảng 1,8m, đáy rộng khoảng 0,4 m. Thành máng dày khoảng 0,2m, mỗi bên có 2 lỗ nhỏ để cắm cọc, che phên, giữ cho thóc không bị văng ra ngoài. Trên mỗi đầu của máng có 2 tai với lỗ đủ to, có thể luồn cả bàn tay vào, làm cho việc di chuyển nó từ chỗ này sang chỗ khác dễ dàng và tiện lợi.

Người Tày ở Tân Thanh còn dành sự quan tâm đến khâu chọn giống. Họ cho rằng “Lúa tốt nhờ mạ, con lớn nhờ sữa mẹ” (nà đây nhoong chả, lục mả nhoong nồm), do đó “Khôn chăm mạ, dại chăm ruộng” (quai chướng chả, bả chướng nà). Thóc giống bao giờ cũng lấy từ thửa ruộng tốt nhất, người ta lựa chọn những bông to, chắc hạt, mẩy, sau khi đập đem phơi thật khô rồi cất riêng ở một chỗ. Theo phong tục của người Tày ở đây, nếu đang trong giai đoạn để tang bố mẹ thì phải đi vay hay đổi thóc giống với nhà khác, không

dùng thóc giống của nhà mình. Họ quan niệm rằng số hạt giống đó đã bị “mát”, nếu đem gieo sẽ xảy ra tình trạng hạt mọc, hạt không. Đồng bào gọi lúa hay gạo là “khẩu”, gồm có hai loại chính là lúa nếp (khẩu nua) và lúa tẻ (khẩu chạn). Các giống lúa tẻ truyền thống của người Tày ở Tân Thanh là

khẩu hua (lúa sớm), khẩu păn chang (lúa giữa vụ), khẩu lả (lúa cuối vụ). Ngoài ra còn có khẩu pay, khẩu slay mạy là giống lúa dài hạt dẻo, thơm ngon. Cũng có nhiều giống lúa nếp như nua phạt (nếp đậu), nua dắt (nếp cắt bằng hái hay ngắt), nua mùn (nếp râu), nua lài (nếp hoa), nua cài (nếp ngứa). Bên cạnh đó còn có giống lúa mang tính trung gian giữa nếp và tẻ như khẩu sa.

Những năm 1940 - 1950, ở Tân Thanh, xuất hiện giống lúa Nam Ninh cấy trong vụ chiêm xuân, vừa ngắn ngày lại vừa cho năng suất cao.

Trong quy trình sản xuất nông nghiệp, người Tày ở Tân Thanh rất chú ý tới khâu bón phân để tăng độ phì cho đất. Họ có một câu tục ngữ nói về tầm quan trọng của phân bón đối với cây lúa như “Nước không ngập ruộng cao, ma không ám ruộng có phân” (Nặm bấu thuổm nà pò, phí bấu tò nà khún). Thời kỳ trước năm 1945, cư dân Tày đã biết dùng phân chuồng để bón cho lúa. Cùng với phân chuồng là phân xanh, đôi khi họ tận dụng cả bùn ao để bón ruộng. Việc bón phân cho lúa được tiến hành 2 đợt: đợt 1 bón lót bằng phân tươi trước khi bừa cấy và đợt 2 bón thúc bằng phân ủ đã hoai mục.

Lợi thế hơn so với cư dân đồng bằng về sức kéo đó là nhờ vào việc chăn nuôi gia súc phát triển ở vùng thung lũng. Nhưng để phục vụ cho công việc khai phá ruộng và làm đất, người Tày ở Tân Thanh còn phải kết hợp sức trâu kéo với một số công cụ khác như cày, bừa, cuốc, dao phát. Chiếc cày của người Tày ở Tân Thanh cũng như ở nhiều nơi khác là loại cày chìa vôi có đặc điểm là nhẹ, chắc, nặng từ 7 - 8 kg. Thân cày (mẻ thây) mảnh, dài từ 1,5 - 1,6 m. Bắp cày (khạp thây) có chiều dài bằng thân cày, hơi cong và vồng lên phía trên. Một đầu bắp cày cắm vào thân cày còn đầu kia để mắc đòn gánh. Loại đòn này dài khoảng 4 m, hai đầu của nó được nối với ách trâu bởi 2 sợi chão

tết bằng mây, dây rừng hay lạt tre. Náng cày (đẳng thây) dài khoảng 5m, rộng 0,7 m có chức năng liên kết thân cày với bắp cày. Trên náng có then cày (teng) để điều chỉnh độ nông sâu của đường cày. Đồng bào có thể hạ thấp bắp cày xuống để tạo góc hẹp hay nâng nó lên để tạo góc rộng. Theo đó, lưỡi cày (pác thây) đúc bằng gang còn diệp cày chính là một đoạn thân cày. Về sau loại cày này được cải tiến chút ít và lắp thêm diệp gang. Do hai bên sườn của diệp cày cong đều cho nên khi cày có thể lật đất sang bên này hay bên kia tùy theo ý muốn của người thợ cày.

Người Tày ở Tân Thanh còn sử dụng loại bừa đơn bằng gỗ 13 răng (kẻo phưa) với một trâu kéo. Bừa được làm từ đoạn gỗ tròn với đường kính khoảng 0,8 m, dài khoảng gần 1m, được lắp hai gọng (cảm phưa) để buộc dây chão nối với ách trâu. Vật liệu để chế tác cày, bừa của người Tày ở Tân Thanh chủ yếu là các loại gỗ cứng nhưng dẻo, có khả năng chịu nước tốt và ít nứt vỡ. Đồng bào thường lấy gỗ xoan rừng làm bừa và gốc tre già làm răng bừa. Ngoài hai công cụ chính trên, đồng bào còn sử dụng cả cuốc bướm, cuốc bàn, mai, xẻng khi làm đất và chăm bón.

Người Tày ở Tân Thanh cũng như ở những nơi khác nổi tiếng là những cư dân làm thủy lợi giỏi, từ lâu đời họ đã biết sử dụng các biện pháp khác nhau để “dẫn thủy nhập điền”. Phổ biến nhất là kỹ thuật đắp mương, phai, xây dựng hệ thống guồng tưới để đưa nước từ nguồn chảy về cánh đồng. Những kinh nghiệm cổ truyền điển hình này được khái quát thành phương pháp thủy lợi sử dụng hệ thống “mương, phai, lái, lín, cọn”.

Hệ thống “mương, phai, lái, lín, cọn” vừa có thể giữ nước, vừa tưới tiêu lại phù hợp với cảnh quan môi trường canh tác, là một kỹ thuật tiến bộ trong canh tác lúa nước. Điều đó chứng tỏ rằng người Tày ở đây đã đạt được thành tựu trong việc “dẫn thuỷ nhập điền”, không những thể hiện lối ứng xử của con nguời trước môi trường, địa lý mà còn chứa đựng những tri thức dân gian mang đậm sắc thái tộc người.

Canh tác nƣơng rẫy

Tuy canh tác lúa nước là chính nhưng do điều kiện đất ruộng hạn chế, dân số đông nên người Tày ở Tân Thanh phải phát thêm nương trên đất dốc để trồng lúa và hoa màu, đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm. Nơi lý tưởng cho đồng bào phát nương, đốt rẫy là rừng già. Bởi vì ở đây đất màu dày, lại có nhiều cây cối rậm rạp, khi bị đốt cháy sẽ đem lại lượng tro đáng kể thay cho phân bón, giúp cây trồng phát triển tốt và cỏ dại cũng ít mọc hơn. Theo kinh nghiệm của người Tày ở đây, khi phát nương làm rẫy phải tùy theo từng giống cây trồng mà chọn chất đất thích hợp như theo câu tục ngữ “Đất đen trồng dưa gang, dưa bở, đất đỏ trồng lúa” (Đin đăm qua pheng, đin đeng khẩu rẩy). Giống như các dân tộc khác, việc canh tác lúa nương của người Tày ở Tân Thanh cũng được thực hiện theo quy trình “phát, đốt, chọc, trỉa”. Sau khi cây cối bị chặt phát đã khô nỏ, đồng bào thường chọn thời điểm thích hợp, thường là buổi trưa hay đầu giờ chiều là lúc trời nắng to nhất để đốt nương. Theo kinh nghiệm của đồng bào, muốn lửa cháy to thì việc châm lửa đốt nương phải bắt đầu từ chân dốc. Những cây không cháy hết được dọn đi, một phần mang về nhà làm củi, số còn lại đem bỏ ra rìa nương thay cho hàng rào, hạn chế phần nào sự phá hoại của thú rừng.

Việc trồng lúa nương được đồng bào tiến hành vào tháng 5 - 6 âm lịch và thu hoạch trong tháng 10. Với lúa nương này, người ta không dùng liềm gặt như lúa nước mà sử dụng nhíp (hep) cắt từng bông một. Thân nhíp là mảnh gỗ nhỏ được tạo hình khá đẹp. Cán nhíp là đoạn ống nứa nhỏ được ốp ngang thân nhíp. Nhíp có dây đeo tết bằng sợi vỏ cây hoặc một đầu cán được vót nhọn để lúc cần thiết có thể ngoắc nó vào cổ tay hay gài lên búi tóc. Bộ phận quan trọng nhất của nhíp là một lưỡi thép nhỏ, mảnh và sắc được găm dưới bụng của nó. Khi gặt lúa, người ta giữ cán nhíp trong lòng bàn tay rồi dùng ngón trỏ và ngón giữa kéo từng bông một tì vào lưỡi của nó để cắt.

Ngoài lúa nương, người Tày ở Tân Thanh còn trồng nhiều cây khác trên nương rẫy cũng như trên các soi bãi dọc theo các con sông hoặc những

chân ruộng cao không đủ nước để cấy lúa. Có khá nhiều loại cây được trồng trên đất khô chủ yếu là các loại cây hoa màu như ngô, khoai, sắn...Ngô bao gồm có ngô nếp và ngô tẻ, cũng được trồng từ 1 - 2 vụ ( vụ chiêm và hè thu). Vụ chiêm từ tháng 2 đến tháng 5 còn vụ hè thu từ tháng 6 trở đi. Đồng bào còn trồng xen đậu tương, lạc với ngô không những để tận dụng đất đai mà còn để đất thêm màu mỡ. Cùng với đậu tương thì đậu xanh, đậu đen, đậu đũa cũng được chú ý trồng gắn liền với việc làm bánh và chế biến món ăn.

Các loại khoai như khoai lang, khoai sọ, củ từ cũng được trồng nhiều vừa dùng để ăn, nhất là lúc giáp hạt và dùng để chăn nuôi. Cây sắn được phát triển sau năm 1945 ở trong vùng cả về diện tích cũng như các loại giống, được trồng từ tháng 2 và đến tháng 11 mới cho thu hoạch.

Trước kia, xuất phát từ nhu cầu tự túc về cái mặc, hầu như các hộ gia đình người Tày ở đây cũng đều có một mảnh nương để trồng bông lấy sợi dệt vải. Bông là loài cây kén đất cho nên phải trồng ở những nơi đất đai tương đối màu mỡ. Việc trồng bông bao giờ cũng được tiến hành vào ngày tốt và người nào được sinh ra trong những “năm vàng” (như năm con rồng, năm con trâu hoặc con gà) sẽ gieo trước vài ba hốc để làm phép. Cùng với việc trồng bông lấy sợi dệt vải, người Tày ở Tân Thanh còn trồng chàm để làm nguyên liệu chế thuốc nhuộm vải. Việc trồng chàm được tiến hành vào tháng 2 - 3 âm lịch, khi thấy lá già ở gốc của nó bắt đầu rụng và lá non không tiếp tục mọc lên nữa thì có thể thu hoạch.

Làm vƣờn và trồng cây ăn quả

Bên cạnh việc làm ruộng nước và nương rẫy, người Tày ở Tân Thanh còn chú trọng đến việc canh tác đất vườn (sluôn). Hầu như gia đình nào cũng đều có những mảnh vườn nhỏ ngay cạnh nhà để trồng rau, đậu, mía và quanh vườn còn trồng thêm cây ăn quả, cây có củ hoặc dâu nuôi tằm.

Tuy không được chú trọng, chăm bón nhiều như đồng ruộng nhưng vườn cũng góp phần quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho các hộ gia

đình ở đây. Dân gian thường có câu thành ngữ “thứ nhất canh trì, thứ hai canh viên, thứ ba canh điền”, điều đó nói lên tầm quan trọng của mảnh vườn trong đời sống đồng bào. Mảnh vườn cho phép thu hoạch trong nhiều năm nên sự xuất hiện của mảnh vườn là một trong những yếu tố tạo nên cuộc sống định cư bền vững, giúp cho sự phát triển của sở hữu riêng, của tư hữu đặc biệt đối với đất đai. Nghề làm vườn cũng tác động mạnh đến sự phân công lao động xã hội, thúc đẩy, tăng cường vai trò của trao đổi, khuyến khích sự tăng trưởng của kinh tế hàng hoá. Các loại rau trong vườn chủ yếu là cải bẹ, cải trắng, cải làn, cải ngồng, tàu soi, bầu, bí và những cây gia vị...Trước đây, rau ở vùng Tân Thanh - Văn Lãng còn được chuyển đi cả nơi khác bán.

Các loại cây ăn quả ở Tân Thanh khá phong phú bao gồm lê, mận, hồng, đào, mơ, nhãn, dứa... Dứa được trồng thành vườn rộng trên đồi đem lại sự thu nhập lớn cho các hộ gia đình. Còn hồng không hạt (mác ngâm) cũng là đặc sản của vùng đất Văn Lãng nói riêng và cả Lạng Sơn nói chung, được lấy giống ở vùng Bảo Lâm thuộc huyện Cao Lộc về, được nhiều địa phương biết đến. Đây là loại hồng giòn, không hạt, phù hợp với khí hậu ôn đới, được trồng trên đất ẩm, phải làm cỏ sạch liên tục và rào kín nếu không sẽ bị trâu bò vào ăn lá làm cây bị sâu, không phát triển được. Khi trồng, phải cho rễ hồng nhú lên đất khoảng 2 - 3 phân, đầm xung quanh cây thật chặt, cho ít vôi rắc vào dưới đáy đất để chống mối mọt. Không nên trồng những cây hồng có hạt vào gần vị sợ bị thụ phấn bén vào, nếu chăm sóc tốt thì khoảng 6 năm hồng có quả. Ở xã Tân Thanh cũng như huyện Văn Lãng thì hồng là loại cây mang lại hiệu quả kinh tế cao, không những cung cấp cho người dân trong vùng mà còn cả các huyện khác trong tỉnh Lạng Sơn. Mận tam hoa cũng là một thứ quả đặc biệt ở vùng này, thích hợp trồng trên đất phù sa ẩm. Ban đầu, người dân lấy hột đào Mẫu Sơn (đào to) về ươm hạt cho mọc lên, đến khi được 40 phân thì lấy mắt của cành mận ghép vào cây đào, lấy túi bóng buộc vào. Khoảng 1

Một phần của tài liệu Biến đổi sinh kế của người Tày ở biên giới tỉnh Lạng Sơn từ đổi mới (1986) đến nay (nghiên cứu trường hợp thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng sơn (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)