Lao động làm thuê

Một phần của tài liệu Biến đổi sinh kế của người Tày ở biên giới tỉnh Lạng Sơn từ đổi mới (1986) đến nay (nghiên cứu trường hợp thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng sơn (Trang 72)

6. Bố cục của luận văn

3.2.1. Lao động làm thuê

Với các dân tộc ở Việt Nam hiện nay, đi làm thuê đã trở thành hiện tượng khá phổ biến và rất bình thường trong quy luật phát triển kinh tế và

2 Hiện nay, ở một số địa phương của tỉnh Lạng Sơn đã cho công ty nước ngoài (Công ty InnovGreen Trung Quốc) thuê đất trồng rừng ở Việt Nam với thời hạn 50 năm. Nhưng ở địa bàn xã Tân Thanh không có hiện tượng này.

càng được thúc đẩy ở điều kiện kinh tế thị trường. Nghiên cứu về di dân nội địa của Đồng Bá Hướng (2007) đã chỉ ra dòng chảy lao động từ nông thôn về thành phố, từ khu vực kém phát triển đến phát triển hơn. Ngay với các dân tộc thiểu số ở nhiều vùng miền, lao động làm thuê không chỉ xuất hiện trong lúc nông nhàn mà còn có thể diễn ra quanh năm. Tác giả Vương Xuân Tình và Trần Văn Hà (2007) đã cho biết về lao động làm thuê của người Mường ở một làng không xa thị trấn Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình; vào vụ nông nhàn, có khoảng 60 người trong làng đi làm thuê ở nhiều nơi, từ nội tỉnh đến ngoại tỉnh, từ miền núi đến thành phố. Nghiên cứu về người Chăm ở vùng miền Trung rời làng quê đi làm ăn ở khu vực đô thị, tác giả Đoàn Việt (2009) đã phát hiện tỷ lệ nữ giới có xu hướng ngày càng tăng, thậm chí vượt trội nam giới vào năm 2005. Còn tác giả Bùi Xuân Đính (2010) trong một nghiên cứu về quan hệ dân tộc xuyên biên giới ở tỉnh Lạng Sơn đã nêu lên sự sôi động trong lao động làm thuê, nhiều cư dân Tày, Nùng ở các xã vùng biên đã vào nội địa Trung Quốc làm thuê với công việc chính là lao động nông nghiệp [44; 97].

Từ bối cảnh trên, khi nhìn vào thực tế của người Tày ở thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh cho thấy việc làm thuê là hệ quả tất yếu trong điều kiện thiếu việc làm và nhu cầu đảm bảo cuộc sống của người dân. Với bình quân ruộng nước mỗi hộ khoảng 1 - 2 sào, trong khi nương rẫy không đáng kể và rừng ngày càng bị thu hẹp nên hầu hết các hộ gia đình ở thôn phải tìm kiếm nguồn thu nhập bằng làm thuê. Đặc biệt hơn nữa, Bản Thẩu là một trong hai thôn của xã nằm trong Khu kinh tế cửa khẩu Tân Thanh nên sự tác động của nó đến hoạt động sinh kế của người Tày ở đây là một hiện tượng tất yếu.

Làm thuê bên Trung Quốc

Qua phỏng vấn và thảo luận nhóm ở thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh được biết hiện nay có khá nhiều người Tày ở đây sang Trung Quốc làm thuê và cũng không thống kê được hết. Họ thường đi làm theo thời vụ, đặc biệt là khi thu hoạch mùa màng xong, có thể đi ngắn ngày như sáng đi, tối về, cũng

có thể đi cả tuần và lâu dài. Việc khai báo tạm trú, tạm vắng thực hiện cũng chưa được triệt để.

Người Tày ở thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh thường sang Trung Quốc làm thuê theo những hình thức như chủ thuê lao động dẫn đường, qua người môi giới hoặc qua người quen.

- Chủ thuê lao động là các chủ trang trại Trung Quốc ở những thôn giáp biên. Mỗi khi cần người làm giúp, họ sang tận các thôn bản của ta để tìm lao động (thuê trực tiếp).

- Người môi giới: Thời gian đầu sang làm thuê, người Tày chưa thông thổ nên nếu không gặp trực tiếp được các chủ trang trại thì phải qua môi giới dẫn dắt. Môi giới là những người Trung Quốc sống giáp biên, có mối quen biết với những người trong các làng bản. Họ trực tiếp sang tìm hoặc nhờ một người quen ở Việt Nam giới thiệu. Khi tìm đủ người thì họ đưa sang Trung Quốc, lấy tiền môi giới từ chủ cần lao động. Thông qua họ, người Tày được bảo đảm qua biên giới “hợp lệ, an toàn”.

- Đi cùng người quen: Chủ yếu là những người đã từng làm việc ở bên đó rồi, vì nếu đi một mình cũng sẽ gặp nhiều nguy hiểm.

Những công việc chủ yếu mà người Tày ở Bản Thẩu sang Trung Quốc làm thuê là :

- Trồng và thu hoạch mía, trong đó thu hoạch mía là việc có nhiều người tham gia thường xuyên, chủ yếu từ tháng 10 (âm lịch) trở đi cho đến hết tết Nguyên Đán.

- Trồng rừng và thu hoạch từ rừng như trồng thông, bạch đàn, phát rẫy, xẻ rãnh, chăm sóc cây, chặt cây đến kỳ thu hoạch.

- Bốc vác tại các bến tàu, bến xe của Trung Quốc - Đi xây và sơn nhà cao tầng

- Làm ở công ty sản xuất nhựa cứng, đồ sứ. - Làm quần áo, may mặc

Mỗi ngày, người lao động Tày được trả 35 đồng tiền Trung Quốc, tính ra tiền Việt được khoảng 100.000 đồng, được nuôi 3 bữa cơm. Người Tày ở thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh thường sang bên đó làm khoảng 15 - 20 ngày, khi đã có một khoản tiền công khá khá, họ lại mang về chi trả cho con cái học hành, chi tiêu các khoản cần thiết, sau đó lại sang làm tiếp.

Địa điểm mà người Tày ở Bản Thẩu sang Trung Quốc làm thuê chủ yếu là ở Pò Chài (thuộc Bằng Tường - đối diện Khu kinh tế cửa khẩu Tân Thanh). Bên cạnh đó, đồng bào còn đi sâu hơn vào những vùng nội địa của Trung Quốc như Nam Ninh, Phúc Kiến, Chiết Giang. Anh Hoàng Văn Quyết, 33 tuổi, dân tộc Tày, thôn Bản Thẩu cho biết “Mình đi làm nghề sơn ở Nam Ninh và Phúc Kiến (Trung Quốc) đã nhiều năm nay. Khi đi cũng thông qua người môi giới, họ giới thiệu cho mình sang đó và được ăn hoa hồng với chủ. Mình phải đi chui bằng đường mòn để tránh trạm kiểm soát. Nhiều khi sang đó làm ăn lâu dài nhưng mình chỉ làm mỗi giấy thông hành đi trong ngày thôi. Trong một năm, mình về nhà 3 lần vào dịp Tết 3/3, Rằm tháng 7 và Tết Nguyên Đán. Một ngày làm được 90 đồng tiền Trung Quốc, tính ra tiền Việt khoảng 300 nghìn đồng”.

Với trường hợp của chị Hoàng Thị Mươi, 24 tuổi, dân tộc Tày cho biết “Mấy năm nay mình đi làm thuê cho các công ty sản xuất đồ sứ, bát đĩa, nhựa cứng ở Chiết Giang và Quảng Tây (Trung Quốc), cách Tân Thanh khá xa, khoảng 1000 km. Công việc của mình chủ yếu làm bằng máy móc và vận chuyển. Tiền công 1 ngày là 100 đồng tiền Trung Quốc, tương ứng với hơn 300 nghìn tiền Việt, được miễn phí ăn ở tại công ty. Nếu làm lâu cả năm mà ít về thì cũng có chế độ thưởng, cuối năm họ cho thêm 800 đồng Trung Quốc (khoảng hơn 2 triệu tiền Việt)”.

Qua Phỏng vấn nhiều người Tày ở thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh được biết việc làm thuê bên Trung Quốc có nhiều ưu thế hơn so với đi làm ở các đô thị dưới đồng bằng vì các lý do sau:

- Có thu nhập khá ổn (từ 90 đồng Trung Quốc trở lên trong một ngày). - Đi sang đó làm gần hơn so với xuống các tỉnh miền xuôi

- Được làm các việc quen chân tay, có cùng cảnh quan nông thôn làng bản miền núi, có mối quan hệ gần gũi về tộc người nên tạo ra sự hứng thú làm việc hơn và có thể làm lâu dài…

Tuy nhiên, trong quá trình sang Trung Quốc làm thuê, đồng bào cũng gặp khá nhiều rủi ro như bị công an Trung Quốc xét hỏi (trên đường đi cũng như trong khi đang làm cho nhà chủ), bị bắt bớ, bị tịch thu tiền. Qua phỏng vấn chị Hoàng Thị Mươi còn cho biết thêm “Có nhiều người đi làm thuê gần 2 tháng cũng không thấy chủ trả lương, đi chặt mía cũng bị lừa. Không có cách nào khác, dân mình phải chịu những thiệt thòi đó do không làm hợp đồng với họ, do không biết chữ nghĩa bên đó”. Bên cạnh đó, đồng bào còn bị một số chủ xấu quỵt tiền công với nhiều dạng khác nhau mà phổ biến nhất là gần đến ngày thanh toán, bị chủ gọi công an đến xét hỏi nên bị mất tiền, nhiều người còn bị phạt. Cũng có lúc khi đồng bào đang trên đường trở về, họ cho người giả danh công an Trung Quốc phục sẵn ở đoạn đường vắng để “trấn” lại tiền công.

Vì đã có nhiều trường hợp sang đó làm thuê bị trấn lột như vậy nên hiện nay, để đề phòng những rủi ro, người Tày ở thôn Bản Thẩu thường ứng phó bằng những cách sau:

- Khi trên đường sang đó, đồng bào thường đi thành boong (8 -10 người), gồm những họ hàng thân thuộc hoặc láng giềng để dễ bảo vệ nhau.

- Khi qua biên giới, thường đi sớm, khoảng 3 - 4 giờ sáng để tránh sự kiểm tra của công an và biên phòng Trung Quốc và đi theo lối tắt, lối mòn.

- Khi đến nơi làm thuê, cả tốp cử một người gọi điện về nhà báo tin địa chỉ nơi đang làm thuê cho một gia đình biết, sau đó những tin này được báo về các hộ gia đình có người đi trong đoàn, đề phòng bất trắc xảy ra, ở nhà biết đường sang tìm.

Để đề phòng gặp phải chủ thuê lao động có hành vi không tốt, đồng bào thường mặc cả với chủ một số điều kiện như giá công làm thuê; phải thuê cả tốp (boong) mới đồng ý tới nhà làm; các lao động phải ở chung một nhà; nếu ốm đau hay nhà có việc gấp được về Việt Nam và vẫn được lĩnh công những ngày đã làm nhằm gặp trường hợp người chủ không tốt, có lý do “cắt hợp đồng”.

Cửu vạn/khuân vác

Cửu vạn là một thuật ngữ đã xuất hiện từ lâu đời, đó là tên của một quân bài trong bài Tổ tôm. Đây là một trò chơi dân gian, cũng là một môn “thể thao trí tuệ” thông minh, rất thịnh hành ở nhiều miền quê của đồng bằng Bắc Bộ. Trong 120 quân bài của Tổ tôm thì quân bài “cửu vạn” có in hình người vác hòm nên có câu thơ minh họa như sau:

Vác hòm cửu vạn mọi đường

Thời buổi kinh tế thị trường khó khăn Trời mưa nước lũ tràn về

Cửu vạn vác đá kè đê sông Hồng…”

Trên trang web http://newvietart.com, một số tác giả đã cho rằng “Cửu vạn” - một con bài Tổ tôm từ lâu đã sống động trong tâm thức người Việt để chỉ người khuân vác, vì mưu sinh, vì miếng cơm, manh áo thường nhật ở dọc biên giới phía Bắc. Họ làm công ăn lương và vô tình tiếp tay cho bọn buôn lậu tuồn hàng không rõ nguồn gốc vào thị trường Việt Nam”.

Bản Thẩu là một trong hai thôn (cùng với thôn Nà Lầu) nằm gần đường biên giới, tiếp giáp với chợ Pò Chài (Trung Quốc) - đây là khu chợ sầm suất nhất trong các cặp chợ đường biên trên tuyến biên giới Lạng Sơn. Từ những năm 1990 khi Khu kinh tế cửa khẩu Tân Thanh được xây dựng, các khu chợ thương mại được mọc lên mỗi năm thu hút hàng nghìn khách du lịch đến tham quan, mua sắm. Khác với các cửa khẩu Cốc Lếu (Lào Cai), Tà Lùng (Cao Bằng), Móng Cái (Quảng Ninh) vốn chỉ đông người Kinh làm cửu vạn

vạn là những người Tày, Nùng. Nghề “cửu vạn” (cẩu pỉnh) là cách nói chữ của dân chợ búa chứ hiểu đơn giản đó là nghề bốc vác, vận chuyển thuê, đó cũng là một nghề được nhiều người có sức khỏe lựa chọn để kiếm tiền mưu sinh nơi biên giới.

Người Tày ở thôn Bản Thẩu từ bao đời nay chỉ biết làm ruộng vườn, lên nương, nay đã trở thành những người thạo buôn bán, vận chuyển hàng hóa làm kế sinh nhai. Hầu hết, những người có sức khỏe trong thôn đều đến Uỷ ban Nhân dân xã Tân Thanh để làm giấy thông hành sang chợ Pò Chài - Trung Quốc (cách Bản Thẩu 2 km) lấy hàng, rồi “bo” qua trạm kiểm soát, về giao cho các chủ hàng ở chợ Tân Thanh. Đại uý Ninh Văn Bình - Trạm trưởng trạm kiểm soát biên phòng Tân Thanh cho biết “Mỗi ngày cửa khẩu tiếp nhận từ 100 đến 150 lượt bà con là cư dân biên giới được cấp giấy thông hành theo Quyết định 254, sang biên giới mua bán, trao đổi, vận chuyển hàng hóa, hầu hết là chị em phụ nữ”3. Qua phỏng vấn sâu ông Hoàng Văn Hoàn – trưởng thôn Bản Thẩu được biết, khoảng hơn 80% người Tày trong thôn bản sang Pò Chài (Trung Quốc) làm nghề bốc vác thuê từ xe hàng của Trung Quốc sang xe hàng của Việt Nam và ngược lại. Hàng hóa trên xe chủ yếu là hành, tỏi, hoa quả, sắn…Mỗi xe container chứa được khoảng 3,5 tấn hàng hóa. Việc bốc hàng này chủ yếu do thanh niên nam làm vì đây là công việc đòi hỏi phải có sức khỏe tốt. Một số nam thanh niên khác trong thôn Bản Thẩu còn đi làm bảo vệ ở chợ cửa khẩu.

Anh Hoàng Văn Hồng - thôn Bản Thẩu cho biết “Mình đi làm nghề bốc vác thuê này cũng khá lâu rồi, từ khi cửa khẩu Tân Thanh được thành lập. Sang đó mình cũng phải làm giấy thông hành, sáng đi và tối về. Công việc phụ thuộc vào hàng của Trung Quốc, hôm ít bốc được 1 xe hàng còn hôm nhiều được 3 xe, người nào vào chủ đấy. Có những mặt hàng họ thuê mình

3 Quyết định 254/2006 của Chính phủ đề cập đến việc quản lý thương mại biên giới với các nước có chung đường biên. Trong đó, cư dân biên giới được phép trao đổi hàng hóa phục vụ sinh hoạt, tiêu dùng hàng ngày với trị giá 2 triệu đồng/người/ngày và được miễn thuế nhập khẩu.

bốc cả năm nhưng cũng có mặt hàng theo mùa. Hàng nhiều nhất chủ yếu là hoa quả nhưng cũng tùy theo những ngày trong tháng, chẳng hạn như ngày Rằm (15) hay 30 (âm lịch) thì nhiều hoa quả hơn. Những hôm ít hàng, chỉ có 1 xe thôi thì thu thu nhập của mình được khoảng 100 nghìn đồng/ngày. Nhưng cũng có hôm nhiều xe, mình được 300 nghìn đồng. Khoảng tháng 10 trở đi là nhiều hàng nhất, vì gần giáp Tết và giá bốc vác cũng cao hơn ngày thường. Từ mùng 2 đến mùng 7 Tết, có ngày mình làm được 700 - 800 nghìn đồng vì khi đó hàng nhiều mà chỉ có dân ở khu vực mình đi làm còn những người ở những nơi khác đến đã về ăn Tết hết”.

Bên cạnh việc bốc vác hàng thuê từ các xe hàng tại cửa khẩu thì đồng bào Tày ở thôn Bản Thẩu còn vận chuyển hàng hóa từ Pò Chài (Trung Quốc) sang cho các chủ hàng ở chợ Tân Thanh. Phương tiện mà đồng bào vận chuyển chủ yếu là xe đạp 3 bánh, được mua ở Trung Quốc. Do xác định làm công việc vận chuyển hàng hóa lâu dài như vậy nên hầu như mỗi nhà thường mua một chiếc xe 3 bánh này, có giá từ 1,2 - 1,5 triệu đồng. Từ sáng sớm, cửa khẩu Tân Thanh đã hoạt động náo nhiệt, từng tốp người đã chuẩn bị đón những chuyến hàng đầu tiên qua biên giới. Những người tham gia vào công việc này bao gồm từ người già đến trẻ, từ nam đến nữ và đặc biệt ở Tân Thanh, phụ nữ làm nghề vận chuyển này rất đông. Đội ngũ này tự hình thành nên các tổ, khi có nhu cầu, chủ hàng thường gọi điện cho tổ trưởng là chỉ trong chốc lát "cửu vạn" đã có mặt. Mỗi một lần vận chuyển xe hàng từ bên Pò Chài sang chợ Tân Thanh có gía từ 20 - 30 nghìn đồng, tùy theo ít hàng hay nhiều hàng. Quãng đường vận chuyển rất ngắn, khoảng chừng nửa cây số nhưng đôi khi hàng nhiều, phải 3 - 4 người cùng đẩy mới đến được nơi tập kết.

Ngày 7/11/2006, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 254/2006/QĐ – TTg về quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung đường biên. Trong Quyết định này cho phép cư dân biên giới có hộ khẩu thường trú tại khu vực tiếp giáp biên giới được mua bán, trao đổi các mặt hàng phù hợp

với quy định về hàng hóa thương mại, được miễn thuế nhập khẩu nếu giá trị hàng hóa không quá 2 triệu đồng/ người/ ngày. Anh Trần Văn Nghĩa - Phó Chi cục Hải quan Tân Thanh cho biết “Mỗi ngày, hải quan làm thủ tục xuất

Một phần của tài liệu Biến đổi sinh kế của người Tày ở biên giới tỉnh Lạng Sơn từ đổi mới (1986) đến nay (nghiên cứu trường hợp thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng sơn (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)