Trong trồng trọt

Một phần của tài liệu Biến đổi sinh kế của người Tày ở biên giới tỉnh Lạng Sơn từ đổi mới (1986) đến nay (nghiên cứu trường hợp thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng sơn (Trang 63)

6. Bố cục của luận văn

3.1.1. Trong trồng trọt

Vào những năm 60, sau nhiều đợt cải tiến quản lý, thị trấn Na Sầm có 14 Hợp tác xã và tổ hợp nông nghiệp. Ở Tân Thanh lúc này là thời kỳ Hợp tác liên thôn, cứ ba thôn hợp lại thành một hợp tác xã, đồng bào đi làm tính công (chẳng hạn như sáng làm 5 điểm và chiều làm 5 điểm thành 1 công). Tất cả sản phẩm lương thực cũng đều được tính theo công làm. Mặc dù được thành lập dựa trên nguyên tắc bình quân ruộng đất, đóng góp tài sản nhưng hệ thống hợp tác xã đã gây ra sự phân hóa giữa các thôn tùy theo diện tích đất ruộng trên nhân khẩu. Trong hợp tác xã, đồng bào Tày đã bước đầu áp dụng một số tiến bộ kỹ thuật trong thâm canh lúa nước, tăng diện tích tưới tiêu, xây dựng hệ thống thủy lợi, sử dụng phân hóa học...

Năm 1970, các hợp tác xã cấp thôn bản được hợp nhất thành một hợp tác xã toàn xã. Cấp độ quản lý mới vượt quá năng lực quản lý của cán bộ hợp tác xã đã làm nảy sinh nhiều vấn đề như tệ quan liêu và mất dần tính linh hoạt khiến cho một bộ phận xã viên ngày càng chán nản, kinh tế tập thể Hợp tác xã đã bộc lộ nhiều hạn chế và yếu kém. Sau cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc (tháng 2 năm 1979), tình hình nông nghiệp cũng bị xáo trộn, nhiều Hợp tác xã tan vỡ. Do vậy, đến năm 1984 số hợp tác xã nông nghiệp ở đây giảm xuống còn 7 hợp tác xã và số hộ xã viên chỉ chiếm khoảng 26% tổng số hộ nông dân. Dù các hợp tác xã đã áp dụng thành công một số tiến bộ kỹ thuật trước khi được sáp nhập nhưng năng suất lúa vẫn sụt giảm xuống mức 2 tấn/ha/vụ do khâu cung ứng vật tư không kịp thời và bấp bênh. Tốc độ tăng dân số nhanh hơn tốc độ khai hoang đất ruộng làm cho diện tích đất ruộng theo đầu người

giảm. Gía trị công điểm cho ngày công lao động trong sản xuất lúa nước cũng giảm dần và công việc tập thể không còn đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của gia đình xã viên nữa. Thêm nữa, tập quán phát nương làm rẫy bị cấm gắt gao với các khoản tiền phạt lớn. Hậu quả của chính sách này là một cuộc khủng hoảng lương thực kéo dài vào cuối những năm 70 đối với người Tày ở thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh. Để đối phó với cuộc khủng hoảng lương thực rộng khắp, Nhà nước đã ban hành Chỉ thị 100 vào năm 1981. Theo chính sách này, ruộng được chia cho các gia đình theo số nhân khẩu. Các gia đình phải nộp một phần sản lượng cho hợp tác xã tùy theo diện tích và chất lượng ruộng của họ và được giữ phần còn lại sau khi đã nộp khoán. Sau khi thực hiện khoán 100 đã chứng kiến sự phân hóa nông hộ sâu sắc trong phạm vi thôn Bản Thẩu. Đất ruộng được chia theo số khẩu của gia đình dù trong tuổi lao động hay ngoài tuổi lao động. Cho nên, những gia đình nào có nhiều nhân lực thì có thể hoàn thành công việc bắt buộc trên đồng ruộng nhanh hơn và tham gia vào các hoạt động khác như làm nương rẫy. Ngược lại, những hộ có ít lao động lại rất khó khăn mới hoàn thành đủ các công việc và nếu không đạt được mức khoán thì bị phạt.

Kể từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12 năm 1986) đến nay, nước ta tiến hành công cuộc Đổi mới chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Đây chính là giai đoạn mà Đảng bộ và nhân dân xã Tân Thanh quán triệt và triển khai đường lối, chính sách Đổi mới được cụ thể hóa trong các văn kiện, nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn, của Đại hội Đảng bộ huyện Văn Lãng và đặc biệt là của Đảng bộ xã Tân Thanh với những mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm là ổn định tình hình kinh tế - xã hội; giải phóng các năng lực sản xuất; khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương; thúc đẩy sản xuất phát triển và từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH.

Những hạn chế mà Chỉ thị 100 bộc lộ đã buộc Nhà nước phải ban hành Nghị quyết 10 vào năm 1988 kéo theo sự giải thể của các hợp tác xã. Người dân tự đảm nhiệm các hoạt động trồng trọt, kể cả cung ứng vật tư lẫn thủy lợi. Đất ruộng vẫn do Nhà nước quản lý, được giao hoặc bán lại cho nông dân dựa trên số nhân khẩu của mỗi hộ. Các hộ gia đình người Tày ở thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh được tự do sử dụng số nông sản thu được theo ý mình và đã trở thành một đơn vị sản xuất độc lập. Nghị quyết 10 đã giúp người dân chủ động, tích cực trong sản xuất dẫn đến thúc đẩy tăng sản lượng lúa nước.

Việc huy động các nguồn lực đầu tư cuả Nhà nước từng bước được đẩy mạnh, cơ sở vật chất kỹ thuật trong nông - lâm nghiệp ngày càng được tăng cường. Vào thời gian này, công trình thủy điện Na Sầm là một trong số ít các công trình thủy điện trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn được khởi công xây dựng. Thay cho nhà máy nhiệt điện có khả năng phục vụ hạn chế, nhà máy thủy điện Na Sầm tuy nhỏ nhưng đã cung cấp điện phục vụ thường xuyên cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của đồng bào các dân tộc ở đây, trong đó có người Tày ở thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh. Phong trào cải tạo đồng ruộng và thâm canh tăng vụ diễn ra trong toàn xã.

Thay đổi cơ cấu cây trồng

Nét nổi bật trong hoạt động trồng trọt của người Tày ở thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh kể từ khi đất nước tiến hành công cuộc Đổi mới đến nay là sự phát triển nhanh chóng, đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, vừa đảm bảo nhu cầu lương thực, vừa tạo ra sản phẩm hàng hóa. Nếu như trước đây, việc cấy lúa hay trồng ngô chỉ tập trung vào 1 giống, năm này cấy lúa gì thì họ chọn những giống tốt nhất để lại cho năm sau cấy nên năng suất thấp, nhiều khi bị thoái hóa, biến đổi gen. Hiện nay, với sự thay đổi tư duy, người Tày ở thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh đã biết ứng dụng các giống lúa và hoa màu mới cho năng suất cao vào canh tác, loại nào phù hợp với chất đất nào thì mới gieo cấy. Bên cạnh kết hợp kỹ thuật canh tác truyền thống như xen canh, luân

canh, gối vụ, dẫn thủy nhập điền...thì những tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp như giống cây trồng, công cụ sản xuất, phân bón vi sinh và hóa học, phương pháp bảo vệ thực vật được tăng cường. Sau khi thực hiện cơ chế Khoán 10, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Văn Lãng là đơn vị trực tiếp chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đến hộ gia đình nông dân thông qua cán bộ khuyến nông cuả huyện. Lúa là cây lương thực được chú trọng trong việc lựa chọn giống của người Tày ở Tân Thanh vì là cây lương thực chính cung cấp chủ yếu nguồn lúa gạo để đảm bảo đời sống hàng ngày. Qua phỏng vấn sâu người Tày ở thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh được biết hiện nay đồng bào chủ yếu trồng giống lúa 108, 203, Khang dân, Bao thai. Từ khoảng đầu những năm 90 đồng bào đã sử dụng các giống lúa lai như LS1, NƯ 838 và giống ngô lai cao sản như NK54, NK 66, NK67... Đất trồng ngô thích hợp với đất cát, xen canh thêm đậu đũa, khoai lang, đỗ xanh, vừng. Ngô được trồng 1 vụ trong năm, từ tháng 2 đến tháng 7 cho thu hoạch. Sản phẩm từ ngô chủ yếu để chăn nuôi, nếu thu được nhiều mới mang đi bán.

Sắn: thích hợp với đất đồi, được trồng từ tháng 2, đến tháng 9, 10 mới cho thu hoạch. Trước đây là giống sắn củ đỏ nhưng hiện nay đồng bào dùng giống sắn cao sản ở miền Nam (từ Đaklak gửi ra qua bến xe). Ưu điểm của giống sắn này là củ chắc hơn, ra củ nhiều hơn, phơi không héo như giống sắn truyền thống. Sắn trồng chủ yếu cũng để chăn nuôi (trộn gạo, sát, nghiền ra đun nấu chín cho lợn ăn), một phần để bán với giá 6.000/kg vào thời điểm năm 2011.

Bảng 3.1: BẢNG GIÁ GIỐNG VỤ XUÂN NĂM 2012

STT Loại giống Đơn giá

(nghìn đồng/kg) Ghi chú

1 Lúa lai LS1 90.000

2 Lúa lai NƯ 838 68.000 3 Lúa lai BIO 404 96.000 4 Lúa lai PHB 71 96.000

5 Lúa thuần DV 108 17.000 Bình ổn giá 6 Lúa thuần Khang dân 18 17.000 Bình ổn giá 7 Ngô lai NK 54 95.000

8 Ngô lai NK 66 93.000 9 Ngô lai NK 67 98.000

10 Ngô lai AG 59 66.000 Bình ổn giá 11 Ngô lai C 919 78.000 Bình ổn giá 12 Ngô lai DK 9901 90.000 13 Ngô lai DK 9955 90.000 14 Ngô lai B 9698 82.000 15 Ngô lai B21 94.000 16 Ngô lai DK 6919 78.000 17 Ngô lai DK 8868 95.000 18 Ngô lai NK 6326 96.000 19 Ngô lai LCH9 80.000 20 Ngô lai CP 888 72.000 21 Ngô lai CP 999 78.000 22 Ngô lai CP 989 68.000 23 Ngô lai A 88 88.000 24 Ngô lai CP 3Q 72.000 25 Ngô lai CP 333 88.000

Các loại cây lương thực, cây ăn quả, rau đậu thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày được phát triển theo hướng thâm canh trên cơ sở tăng cường đầu tư và những nỗ lực bước đầu về đổi mới công nghệ - kỹ thuật.

Bảng 3.2: Diện tích và Năng suất cây trồng thôn Bản Thẩu năm 2011

Cây trồng Diện tích Năng suất

Lúa 12 ha 4,5 tấn/ha

Ngô 4,5 ha 5 tấn/ha

(Nguồn: Tài liệu điền dã tháng 2/2012)

Bảng 3.3.: Cây ăn quả chính trên địa bàn thôn Bản Thẩu năm 2011

STT Cây ăn quả Số lƣợng

1 Mận 400 cây

2 Hồng 300 cây

3 Na 200 cây

(Nguồn: Tài liệu điền dã tháng 2/2012)

Cơ giới hóa trong sản xuất

Một trong những chiếc chìa khóa để giảm sức lao động, tăng nhanh vòng quay của đất, tạo ra năng suất cao là đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. Được sự định hướng của cán bộ huyện và xã, người Tày ở thôn Bản Thẩu đã bắt đầu thấy được lợi ích của việc dùng máy cày, kết hợp với các công cụ khác tạo ra năng suất cao. Hầu hết các gia đình trong thôn bản hiện nay đã có máy cày, máy tuốt lúa, một số hộ do điều kiện còn khó khăn nên đã chung vốn với 2 - 3 nhà. Máy cày được mua ở các đại lý của Lạng Sơn, có những hộ gửi mua tận miền Nam hay tỉnh Thái Nguyên. Do mật độ dân số ngày càng cao gây sức ép đối với vấn đề ruộng đất nên việc sử dụng phân bón hóa học, phân đạm, NPK ngày càng được chú trọng đối với người Tày ở thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh.

Một phần của tài liệu Biến đổi sinh kế của người Tày ở biên giới tỉnh Lạng Sơn từ đổi mới (1986) đến nay (nghiên cứu trường hợp thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng sơn (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)