6. Bố cục của luận văn
2.1.1. Địa lý tự nhiên
Vị trí địa lý
Tân Thanh là một xã biên giới nằm ở phía Đông Nam của thị trấn Na Sầm thuộc huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Xã có diện tích tự nhiên là 2.725,21 sha và dân số là 4.813 người (số liệu thống kê năm 2010). Tân Thanh hiện có 6 thôn/ bản và 2 khu đó là: Bản Đuốc, Bản Thẩu, Nà Tồng, Nà Ngườm, Nà Han, Nà Lầu, Khu I và Khu II. Địa giới hành chính của xã được xác định như sau:
Phía Đông giáp Trung Quốc
Phía Tây giáp xã Hoàng Việt, huyện Văn Lãng Phía Nam giáp xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng Phía Bắc giáp xã Thanh Long, huyện Văn Lãng
Địa hình
Địa hình của xã Tân Thanh tương đối phức tạp, có độ cao trung bình từ 350 - 450 m, thường bị chia cắt mạnh bởi nhiều dãy núi cao như núi Khau Khú, Khau Phước, Khàu Ngầu, Đình Phù, Lũng Cầu Tiệp, núi Phia... Đặc biệt là các dãy núi đá bao quanh cánh đồng tạo thành các khe và suối nhỏ uốn khúc.
Khí hậu và thủy văn
Khí hậu ở Tân Thanh mang tính chất nhiệt đới gió mùa. Mùa hè mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 10, mùa đông lạnh và hanh khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Trên địa bàn xã có hệ thống sông, suối tương đối nhiều, bao gồm các suối lớn, nhỏ rất phong phú và đa dạng như suối Đăng Puông, Khuổi Sân, Nà Cuối, Bản Đuốc, Khuổi Lầy, Nà Ngòa...Các con suối này đã cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong vùng. Bên cạnh đó là các
đập ngăn nước đã tạo nên các hồ nước rất thuận tiện cho việc tưới tiêu và nuôi trồng thủy sản.
Tài nguyên thiên nhiên
+ Tài nguyên đất:
Nhìn chung, đất đai của xã Tân Thanh tương đối tốt, tầng đất dày, có độ phì cao, thích hợp cho việc trồng nhiều loại cây nông - lâm nghiệp. Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 2.725,21 ha, trong đó:
Đất nông nghiệp là 1.704,61 ha Đất phi nông nghiệp là 86,92 ha Đất chưa sử dụng là 917,30 ha
Đất khu dân cư nông thôn là 17,38 ha
+ Tài nguyên nước:
Nước là nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng, thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường. Nguồn nước trong xã được lấy từ 2 nguồn:
- Nguồn nước mặt: Tân Thanh là xã có nhiều suối chảy qua như suối Lậu Cấy, Bác Chầu, Nà Bàn, Cốc Mặn và một số con suối nhỏ bắt nguồn từ các đỉnh núi cao trong vùng. Hai con sông, suối chính này có nước quanh năm cùng với nguồn nước mưa có trữ lượng trung bình hàng năm từ 1.150 - 1.600 mm đã cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong vùng.
- Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm của xã chủ yếu được lấy từ các mạch nước gần khe suối, tuy nhiên cũng chưa được điều tra, khảo sát cụ thể. Chất lượng các nguồn nước trên địa bàn xã tương đối tốt, chưa bị ô nhiễm.
+ Tài nguyên rừng
Tân Thanh có 1.528,67 ha rừng, tỷ lệ che phủ là 56,20%. Trong đó: Rừng sản xuất là 1.011,77 ha
Rừng phòng hộ là 516, 90 ha
Rừng tự nhiên có diện tích là 1.439,17 ha, chiếm 52,91% tổng diện tích tự nhiên
Rừng trồng có diện tích 2 ha, chiếm 0,07% tổng diện tích tự nhiên Rừng khoanh nuôi phục hồi có diện tích 87,50 ha, chiếm 3,22% tổng diện tích tự nhiên.
+ Tài nguyên khoáng sản
Theo kết quả điều tra, thăm dò của các đoàn khảo sát địa chất cho thấy trên địa bàn xã có mỏ quặng sắt tại thôn Nà Han. Ngoài ra, trên địa bàn xã còn có đá vôi, cát, sỏi...có thể khai thác để sản xuất vật liệu xây dựng.