Xây dựng mô hình gợi ý cho biên soạn từ điển giải thích tiếng Việt dành cho học sinh tiểu học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng từ điển học sinh tiểu học (Trang 107)

Việt dành cho học sinh tiểu học

3.2.1. Cấu trúc vĩ mô của từ điển

3.2.1.1. Bảng từ

a. Nguyên tắc xây dựng bảng từ

Một là, đưa vào bảng từ vốn từ vựng cơ bản có sức sản sinh cao (gồm cả hư từ), các từ có tần số sử dụng cao trong chương trình học và giao tiếp hàng ngày của trẻ từ 8 đến 11 tuổi.

Hai là, đưa thêm vào bảng từ: i) các từ ‘quá tải ở mức độ cho phép’ – đó là các từ có tần số sử dụng cao của trẻ từ 12-14 tuổi, ii) đưa thêm một số lượng từ thích hợp các từ cổ, từ địa phương, từ vay mượn, tên riêng… có độ khó vừa phải, mức độ thông dụng cao phù hợp với thế giới quan của trẻ.

Ba là, số lượng mục từ giới hạn khoảng từ 15 đến 20 ngàn từ. b. Cơ cấu bảng từ

Bảng từ của cuốn từ điển này sẽ được xây dựng trên cơ sở ba nguồn ngữ liệu cơ bản. Trước hết, đó là vốn từ vựng trong các sách giáo khoa, sách tham khảo thuộc cấp tiểu học. Thứ hai, đó là vốn từ vựng trong kho tàng truyện cổ tích, trên các báo, trong các tác phẩm văn, thơ (có chọn lọc) dành cho trẻ em ở

110

lứa tuổi này. Và thứ ba, nếu có đủ điều kiện làm được, nguồn ngữ liệu từ ngôn ngữ nói của trẻ.

Với nguồn ngữ liệu như vậy, ngoài vốn từ cơ bản, cơ cấu bảng từ sẽ gồm một số lượng nhất định các thuật ngữ, từ cũ, từ cổ, từ ngữ địa phương, từ mượn, từ mới, khẩu ngữ... Phần các thành ngữ, các danh từ riêng cũng sẽ được thu thập nhưng sẽ được tách thành một phần riêng, nằm trong cấu trúc vĩ mô của từ điển.

c. Cách lập bảng từ

Việc lập bảng từ sẽ được thực hiện dựa trên tính hệ thống của vốn từ vựng. Trong khi nghiên cứu về ngôn ngữ trong sách giáo khoa, tác giả Nguyễn Đức Tồn [21] đề xuất phương pháp lập bảng từ (theo trường nghĩa) nhằm “làm chủ được việc thực hiện kế hoạch phát triển vốn từ ở từng cấp, từng lớp” và “sẽ thấy được trong danh sách từ ấy có bao nhiêu từ cần được giải thích và giải thích như thế nào”. Việc lập bảng từ bằng cách dùng trường nghĩa sẽ cung cấp được các từ cho học sinh một cách có hệ thống. Chúng tôi nghĩ phương pháp này nếu áp dụng vào việc lập bảng từ cho từ điển cũng rất thích hợp.

d. Cách sắp xếp các mục từ: Để thuận tiện cho việc tra cứu, từ điển này cũng sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái chuẩn hiện hành của tiếng Việt. Thứ tự sắp xếp theo dấu thanh cũng tuân theo những kết quả nghiên cứu được trình bày phổ biến trong các sách ngữ âm học.

3.2.1.2. Các phần phụ chú khác

Các phần phụ chú được cấu trúc và xử lí dựa trên cơ sở quán triệt nguyên tắc chung: thực hiện đúng vai trò và chức năng của phần phụ chú trong từ điển dành cho HSTH.

111

Cấu trúc vĩ mô của mô hình từ điển này, ngoài phần bảng từ, sẽ có các phần phụ chú sau:

a.Ở đầu từ điển:

Lời nói đầu: trình bày ý tưởng biên soạn từ điển, mục đích, ý nghĩa, quy mô, đối tượng sử dụng...

Hướng dẫn sử dụng: trình bày chi tiết nội dung của mỗi bộ phận trong cấu trúc vĩ mô và vi mô của từ điển.

Bảng các chữ viết tắt được sử dụng trong từ điển.

b. Ở phần cuối từ điển:

Phần giải thích các thành ngữ xuất hiện trong ngữ liệu (sách giáo khoa tiểu học, tác phẩm văn học): phần này có thể xen vào giữa từ điển, không nhất thiết ở cuối từ điển.

Phần giải thích các tên riêng.

Phần từ điển từ nguyên dành cho một số từ gốc ngoại (Hán, Pháp, Anh,...).

Phần bảng các đơn vị đo lường, tiền tệ…

Phần bản đồ hành chính, bản đồ địa hình Việt Nam và bản đồ các châu lục trên thế giới.

3.2.2. Cấu trúc vi mô của từ điển

3.2.2.1. Định nghĩa

a. Nguyên tắc định nghĩa: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một là, giải thích nghĩa của từ theo cách nó có thể thay thế cho từ được định nghĩa trong bất kì bối cảnh nào mà nó xuất hiện.

Hai là, có thể sử dụng linh hoạt các phương pháp định nghĩa tùy theo đặc trưng của từ, nhưng các từ thuộc cùng nhóm từ loại được định nghĩa theo cùng một phương thức để đảm bảo tính hệ thống.

112

Ba là, lời giải thích phải sử dụng các từ đơn giản, dễ hiểu hơn từ đang được định nghĩa, đi từ trực cảm đến khách quan, từ cụ thể đến trừu tượng, dễ đến khó, đảm bảo cung cấp thông tin đúng, đủ.

Bốn là, ứng dụng kết hợp mô hình “ví dụ chua nghĩa”- thành tựu của Từ điển học hiện đại thế giới, đồng thời tiếp cận chiến lược định nghĩa theo tư duy của trẻ (so sánh tương tự và miêu tả).

b. Phương pháp định nghĩa:

Như phần trên chúng tôi đã đề cập đến, hiện nay đang tồn tại hai cách định nghĩa dành cho trẻ em thuộc lứa tuổi này. Ở giai đoạn đầu tiểu học, các từ điển ưu tiên sử dụng nhiều các định nghĩa theo kiểu ví dụ chua nghĩa. Giai đoạn sau thì ngược lại. Trong từ điển HJ, các tác giả sử dụng song song cả hai kiểu định nghĩa, với số lượng tương đương.

Trong từ điển này, chúng tôi cũng sẽ áp dụng cả hai cách định nghĩa đích thực và ví dụ chua nghĩa tùy theo từng trường hợp cụ thể. Nhưng chắc chắn là việc giải thích cho trẻ vẫn phải dựa rất nhiều vào ngữ cảnh và ví dụ, cùng với hình minh họa. Có một nguyên tắc khi biên soạn cuốn từ điển này là luôn nhớ đây là một cuốn từ điển dành cho HSTH và cũng luôn lưu ý đến việc từ đang giải thích là một từ cụ thể hay từ trừu tượng.

Ngoài ra, cần tham khảo thêm một số cách mà trẻ em dùng để giải thích từ theo quan điểm của chúng mà tác giả Micaela Rossi đã nghiên cứu: định nghĩa bằng cách miêu tả và so sánh tương tự. Micaela Rossi [39] đã đưa ra các mô hình định nghĩa mà bản thân trẻ hay sử dụng như sau :

Mô hình đồng hóa (modèle assimilation): trẻ em có xu hướng giải thích

từ cần định nghĩa thông qua một từ khác có quy chiếu tương tự với từ được định nghĩa, ví dụ planétarium là “một rạp chiếu phim, nơi người ta đến để xem những ngôi sao” (un cinéma où on va voir les étoiles), hay profession:

113

“đó là trường học của bố (c'est l'école de mon papa)”, thậm chí là những ví dụ đối nghịch như chat: “một con mèo, đó là một con chó không dính vào chúng ta và hơn nữa, rất thích chơi” (Un chat c'est un chien qui ne nous colle pas et en plus qui est très joueur).

Mô hình hậu quả (modèle conséquence): trẻ em định nghĩa từ thông qua

hậu quả có thể xảy ra. Ví dụ peur: pleurer (sợ: khóc).

Mô hình ví dụ (modèle exemple): trẻ em đưa ra một ví dụ cụ thể của lớp

các vật quy chiếu mà từ được định nghĩa quy chiếu đến. Ví dụ: livre: c’est Cendrillon. (sách: đó là cuốn Cô bé Lọ Lem).

Mô hình mở rộng (modèle expansion): trẻ em thêm vào định nghĩa đầu

tiên của nó trên cơ sở một hoặc nhiều lời bình luận không đóng góp một chút nào về việc miêu tả ngữ nghĩa, nhưng chúng có thể truyền tải những “tư tưởng nhận thức” khác về khái niệm được gợi ra, ví dụ cigarette: “Une cigarette c'est un truc long d'environ 4 centimètres, qui ruine la santé et qui est rempli de tabac. On l'aspire par une des extrémités et ça remplit les poumons de goudron. Ignoble”). (xì-gà: một điếu xì-gà, đó là một hình trụ dài khoảng 4cm, là cái tàn phá sức khỏe và chứa đầy thuốc lá. Người ta hút nó bằng một trong các đầu và việc đó làm cho phổi đầy hắc ín. Thấp kém.).

Mô hình chức năng (modèle fonctionnel): trẻ em giải thích từ cần định

nghĩa thông qua chức năng, cách sử dụng của nó, thể hiện trong các ngữ đoạn kiểu như dùng để (sert à...), cái đó nhằm (c’est pour...); ví dụ chemise: “c'est pour mettre les papas dedans”.

Mô hình định vị (modèle locatif): từ được định nghĩa thông qua vị trí

của nó trong không gian, ví dụ chameau: “ça se promène dans le pays des Arabes” (lạc đà: nó đi lại trong các nước Ả rập).

Mô hình cảnh huống (modèle situation): cũng định nghĩa bằng miêu tả,

114

tạp (như các động từ và các tính từ), khái niệm được gợi ra qua một loạt “nét vẽ động”, gồm các hoạt động tiêu biểu thông thường mà khái niệm đang đề cập đến gợi lên, được dẫn vào qua “đó là khi…”; ví dụ anniversaire: “on invite un ami, on fait un gâteau, on met des bougies dessus et on les souffle, on donne des cadeaux, on chante et on danse” (sinh nhật: người ta mời bạn, người ta làm bánh ga tô, người ta cắm nến ở bên trên và người ta thổi nến, người ta tặng quà, người ta hát và nhảy).

Mô hình siêu khái quát (modèle surgénéralisation): hình thức này chỉ

ra theo thói quen sự xuất hiện của cách tổ chức theo phạm trù đầu tiên ở cấp độ tri nhận; ví dụ aigle: "c'est un animal, un oiseau" (đại bàng: “đó là một con vật, một con chim), định nghĩa từ thông qua việc bao nó trong một phạm trù mà không làm sáng tỏ các nét khu biệt của nó.

Mô hình trùng ngôn (modèle tautologie): trẻ em giải thích từ thông qua

từ như trong trường hợp: “une agrafe c'est dans une agrafeuse pour agrafer” (DTP). (???) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như trên chúng tôi đã đề cập, việc nghiên cứu cách định nghĩa của trẻ em của Micaela Rossi cho thấy có những nét nghĩa mà từ điển dành cho trẻ em do người lớn biên soạn bỏ qua, nhưng đối với trẻ em, đó lại là nét nghĩa quan trọng nhất. Đó là việc khi yêu cầu trẻ định nghĩa từ ami, trẻ đã ý niệm hóa khái niệm này gồm ba nét cơ bản: chơi (jouer), yêu quý (aimer), và tin cậy

(faire confiance). Tác giả nhận thấy chỉ có nét nghĩa thứ hai được kể đến trong hầu hết các cuốn từ điển, nét thứ ba chỉ được kể đến trong Larousse Super Major. Nét đầu tiên, mặc dầu thường xuất hiện nhất trong phát ngôn định nghĩa tự nhiên (énoncé définitoire naturel) của trẻ, lại hoàn toàn bị các cuốn từ điển bỏ qua.

Theo mẫu ví dụ này, chúng tôi cũng đã yêu cầu 240 trẻ em tại một trường tiểu học định nghĩa từ “bạn”, kết quả thu được các nét nghĩa cơ bản như sau:

115

thân/gần gũi (102/240, tức 43%), chia sẻ (102/240, tức 43%), giúp đỡ

(96/240, tức 40%), học cùng (39/240, tức 16%), tốt (39/240, tức 16%), chơi cùng (33/240, tức 14%), ngoài ra còn có những nét nghĩa khác nữa như tin cậy, cùng tuổi… Như vậy, chúng ta có thể thấy các nét nghĩa chủ yếu của từ “bạn” được các em đưa ra là: đó là người thân với mình, có thể chia sẻ buồn vui, và luôn sẵn sàng giúp đỡ mình.

Trong khi đó, trong các từ điển tiếng Việt dành cho học sinh lứa tuổi này, từ “bạn” được định nghĩa như sau:

(NMH) bạn Người cùng ăn học, giao thiệp với mình (bạn học, bạn hàng). (KV) bạn dt. (ht. hữu: hữu nghị) (bạn cùng làm việc thì là liêu: đồng liêu). Người thân thiết với mình tuy không phải trong vòng bà con: Giàu nhờ bạn, sang nhờ vợ (T.ngữ).// Nước bạn: nước thân với nước mình.

Hai từ điển NNY và NH không có mục từ bạn.

Định nghĩa của MNH chỉ đề cập được một nét nghĩa không quan trọng (cùng học) đối với nhận thức của trẻ em về từ bạn. Còn trong KV, các tác giả chỉ nói được một trong ba nét nghĩa quan trọng đối với trẻ là thân. Trong các cách định nghĩa về từ bạn của trẻ em mà chúng tôi khảo sát được, chúng tôi nhận thấy nét nghĩa chia sẻ cũng rất hay được các em nhắc đến. Con số thống kê cho thấy, nét nghĩa này nhiều bằng nét nghĩa thân.

Đề cập đến những điều này, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng: việc định nghĩa cho trẻ em, ngoài yêu cầu chính xác, rõ ràng, cần phải tính đến yếu tố tâm lí, phải đặt mình vào vị trí của người sử dụng với nhãn quan và tư duy của trẻ nhỏ, chứ không phải từ góc độ của người lớn. Yếu tố hiểu biết về tâm lí lứa tuổi sẽ là cái làm nên nét khác biệt chủ yếu của loại từ điển giải thích này so với các loại từ điển dành cho những đối tượng khác.

Muốn đạt được điều đó, lí tưởng nhất là chúng ta có được một cơ sở dữ liệu về những lời định nghĩa của trẻ em để tham khảo khi biên soạn từ điển

116

dành cho trẻ. Trên trang http://www.netpublic.fr của Pháp, từ tháng 9 năm 2010 đã tiến hành thực hiện một dự án biên soạn Từ điển của học sinh

(Dictionnaire des écoliers) do Bộ giáo dục quốc gia Pháp là cơ quan chủ quản. Cho tới nay, từ điển này đã có 17.000 định nghĩa, kết quả làm việc của học sinh thuộc hàng chục lớp của các trường mẫu giáo và tiểu học, dưới sự chỉ dẫn của giáo viên. Dự án có mong muốn là “đặt việc dạy từ vựng và công nghệ thông tin-truyền thông vào trung tâm của việc dạy và học”. Ngoài ra, một cuốn từ điển như thế này còn có tác dụng “khám phá người sử dụng” (chính là các tác giả - học sinh) rất hiệu quả.

Trong quá trình định nghĩa, việc xây dựng các mẫu định nghĩa là bắt buộc và có vai trò quan trọng. Trên cơ sở cách phân loại vốn từ vựng thành các lớp từ danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ, tình thái từ như tác giả Đinh Văn Đức đã đưa ra (xem phần khảo sát 2.3.1. Định nghĩa), trước khi biên soạn, cần phải xây dựng các mẫu định nghĩa cho từng lớp từ nhỏ nằm trong các từ loại. Từ đó, hình thành nên một cách định nghĩa thống nhất cho những từ có những đặc tính giống nhau, tạo nên tính nhất quán trong việc thể hiện lời định nghĩa và tạo nên tính hệ thống cho từ điển.

Ví dụ, đối với lớp danh từ, tác giả chia thành các tiểu loại như sau: danh từ

cụ thể trừu tượng

người động/thực vật đồ vật chất liệu phạm trù ý nghĩa thực thể

hóa

tổng hợp

bác sĩ mèo/chuối bàn gỗ mục đích đề nghị bạn bè

Như vậy, tối thiểu chúng ta cần có 7 mẫu định nghĩa danh từ. Và tùy từng trường hợp mà chúng ta áp dụng cách định nghĩa truyền thống hay định nghĩa

117

theo kiểu ví dụ chua nghĩa. Theo các từ điển nước ngoài, đối với các từ có ý nghĩa cụ thể, người ta có thể áp dụng cách định nghĩa truyền thống, kèm theo hình minh họa. Còn đối với các từ có ý nghĩa trừu tượng, lời định nghĩa thường phức tạp hơn, nên người ta lẩn tránh nó bằng cách dùng kiểu ví dụ chua nghĩa. Chẳng hạn, đối với từ nhóm danh từ trừu tượng chỉ những khái niệm có tính chất phạm trù như: mục đích, điều kiện, ưu điểm, nhiệm vụ, khả năng, v.v...chúng ta có thể định nghĩa như sau:

từ đầu mục d. câu ví dụ, phần lời giải nghĩa.

mục đích d. Từ nhỏ, Hồng Sơn đã muốn trở thành một cầu thủ bóng đá, anh đã đạt được mục đích của mình, anh đã thành công trong việc làm điều mà anh muốn làm.

điều kiện d. Con sẽ được chơi games trên máy tính với điều kiện làm xong mọi bài tập, cái cần phải có, cần phải làm để có thể làm một việc khác.

khả năng d. Mai là một cô bé rất có khả năng văn chương, cô ấy viết văn rất hay, cái khiến cô ấy có thể làm tốt một việc gì đó.

3.2.2.2. Ví dụ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. Nguyên tắc đưa ví dụ:

Một là, các ví dụ được chọn và đưa vào từ điển phải điển hình, tự nhiên, ngắn gọn và dễ hiểu, chuẩn mực về ngôn từ và ngữ pháp, phong phú và sinh động về nội dung ý tưởng, có tính thông tin, có tác dụng làm sáng tỏ định nghĩa và mỗi một ví dụ có khả năng minh họa cho một cách sử dụng của từ đó.

Hai là, vận dụng kết hợp mô hình ‘ví dụ chua nghĩa’ với cách đưa ví dụ truyền thống tùy theo mức độ khó của từ, phù hợp với lứa tuổi.

Ba là, nguồn trích dẫn các ví dụ cần ưu tiên lấy từ các nguồn sau: i) sách giáo khoa (chủ yếu cho lứa tuổi 7-11, bổ sung thêm cho lứa tuổi từ 12 đến

118

14); ii) văn học thiếu nhi; iii) thu thập nguồn tư liệu trong giao tiếp của trẻ. Cần nêu rõ nguồn trích dẫn của ví dụ.

Bốn là, trình tự đưa ví dụ: từ đơn giản đến phức tạp, từ đơn vị ngữ, cụm từ cố định đến câu, từ dễ đến khó.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng từ điển học sinh tiểu học (Trang 107)