Vai trò của từ điển trong giáo dục ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng từ điển học sinh tiểu học (Trang 53)

Ngoài những cơ sở thực tiễn về chính sách giáo dục và tâm lí lứa tuổi, vai trò của từ điển trong giáo dục ngôn ngữ là không thể phủ nhận được. Tác giả Dương Kỳ Đức viết: “Khi nói về công dụng của từ điển trong lịch sử loài

56

người, cần phải nhấn mạnh chức năng giáo dục ngôn ngữ của nó: từ điển giúp con người học ngoại ngữ và học tiếng mẹ đẻ” [4; tr. 30].

Ông cho biết ở Trung Quốc, bộ Nhĩ nhã (thế kỉ 2 TCN) là kết quả của nhu cầu giải nghĩa chữ và giải thích các kinh sách giúp cho việc học và thi cử. Ở nhiều nước khác, những cuốn từ điển đầu tiên sinh ra cũng nhằm phục vụ cho việc dạy và học tiếng. Còn ở Việt Nam, Từ điển Việt-Bồ-La (xb. 1651), được coi là một trong những cuốn từ điển đầu tiên của tiếng Việt, cũng nhằm “giúp ích cho những người làm công tác Tông đồ…. Hầu họ hiểu biết phương ngữ xa lạ của người An Nam”, “còn có ích lợi hơn nữa cho chính người An Nam, để học có thể học cả tiếng Bồ Đào lẫn tiếng Latin” (“Cùng độc giả”).

Cho đến ngày nay, chức năng giáo dục ngôn ngữ của từ điển ngày càng phát triển. Nó đã dẫn đến sự ra đời của một phân ngành từ điển học độc lập, từ điển học giáo khoa. Xét về đối tượng sử dụng - học sinh, cũng tạo nên một tiêu chí phân loại từ điển: người ta sử dụng thuật ngữ từ điển học sinh để chỉ những cuốn từ điển dành cho đối tượng này, với những đặc trưng riêng của nó, phân biệt với các loại từ điển dành cho các đối tượng sử dụng khác.

1.3. Tiểu kết

Trong Chương 1, chúng tôi đã điểm qua một số cơ sở lí luận của việc biên soạn từ điển giải thích dành cho HSTH và đề cập về chính sách giáo dục, tâm lí lứa tuổi và vấn đề thụ đắc ngôn ngữ của học sinh tiểu học.

Về cơ sở lí luận, ở những nước có truyền thống từ điển học trên thế giới đã đạt được một số thành tựu nhất định. Khái niệm từ điển giải thích dành cho HSTH được thể hiện bằng những đơn vị từ vựng khác nhau và chưa có sự thống nhất. Trong tiếng Anh nó được thể hiện bằng cụm từ primary dictionary, school dictionary, nhưng trong tiếng Pháp, người ta sử dụng phổ biến hơn dictionnaire des enfant, dictionnaire junior, dictionnaire

57

benjamin,…Những thuật ngữ này có những nội hàm khác nhau về đối tượng sử dụng.

Về các đơn vị từ vựng được định nghĩa, có những ý kiến cho rằng đơn vị từ vựng nào được định nghĩa không quan trọng bằng cách định nghĩa và cách đưa ví dụ trong từ điển dành cho trẻ em. Thông thường, trong các từ điển dành cho trẻ em ở lứa tuổi tiểu học, số lượng từ đầu mục được đưa vào là khoảng 20.000 từ. Chúng là những từ ngữ trong chương trình sách giáo khoa, trong các tác phẩm văn học và trong giao tiếp hàng ngày của trẻ. Về các thành phần trong cấu trúc vi mô thì ví dụ chua nghĩa được cho là phù hợp với trẻ em ở những lớp đầu bậc tiểu học, còn định nghĩa đích thực được cho rằng chỉ thích hợp cho trẻ em ở độ tuổi nhất định (9-12 tuổi) và phải tính đến các yếu tố tâm lí, nhận thức của trẻ. Cần quan tâm đến cách trẻ em định nghĩa để có cách thức định nghĩa phù hợp với sự tri nhận của trẻ, tránh việc áp đặt những cách định nghĩa của người lớn cho trẻ.

Hình minh họa được đánh giá rất cao trong các từ điển dành cho trẻ em ở lứa tuổi này. Bên cạnh chức năng làm sáng tỏ định nghĩa như trong các từ điển dành cho người lớn, hình minh họa trong các từ điển dành cho trẻ em có những đặc trưng riêng, phù hợp với tâm lí nhận thức của lứa tuổi. Ngoài ra, tính truyền tải văn hóa, tính giáo dục của các hình minh họa cũng cần được quan tâm.

Những điều khoản trong Luật giáo dục khuyến khích các cấp, các ngành chung tay nghiên cứu, góp sức vào sự nghiệp giáo dục. Không chỉ trong luật, chương trình giáo dục tiểu học cũng thể hiện rõ yêu cầu về bộ sách công cụ như các loại từ điển, sổ tay dành cho học sinh tiểu học. Về mặt tâm lí lứa tuổi, trẻ em ở giai đoạn tiểu học đã phát triển nhận thức đến một mức nhất định, có khả năng và có nhu cầu sử dụng từ điển giải thích để thỏa mãn sự mong muốn hiểu biết về thế giới ngôn từ và về thế giới xung quanh.

58

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng từ điển học sinh tiểu học (Trang 53)