Nguyên lí biên soạn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng từ điển học sinh tiểu học (Trang 105 - 107)

Nền tảng lí luận quan trọng nhất của Từ điển học là quan điểm “Từ điển học hệ thống”. Ở Việt Nam, quan điểm này đã được thể hiện cụ thể trong quá

108

trình biên soạn cuốn Từ điển tiếng Việt, Hồng Phê chủ biên. Tuy nhiên, phải đến khi loạt bài viết của tác giả Lý Tồn Thắng “Từ điển học hệ thống: một thành tựu của ngơn ngữ học Nga và Xơ viết” [15, 16, 17, 18], quan điểm này mới được giới thiệu một cách cơ bản. Theo đĩ, các nguyên lí của từ điển học hệ thống gồm: nguyên lí về tính hệ thống của vốn từ vựng, nguyên lí về tính tích hợp của các miêu tả ngơn ngữ học.

Nguyên lí về tính hệ thống của vốn từ vựng dựa trên cơ sở lí thuyết: Tập hợp các ý nghĩa từ vựng trong một ngơn ngữ được tổ chức một cách hệ thống. Như vậy, về nguyên tắc, các mục từ thuộc cùng một kiểu loại phải cĩ một khuơn mẫu giải thích/định nghĩa thống nhất, chứa đựng những thơng tin cùng một kiểu về ý nghĩa, các thuộc tính ngữ pháp, khả năng kết hợp…

Nguyên lí về tính tích hợp trong các miêu tả ngơn ngữ học được L.V. Serba [dẫn theo 16] phát biểu: “Từ điển và ngữ pháp được biên soạn tốt phải bao quát được mọi tri thức về ngơn ngữ đã cho. Chúng ta, tất nhiên, cịn xa mới đến được cái lí tưởng này; nhưng tơi cho rằng ưu điểm của các cuốn từ điển và ngữ pháp phải được đo bằng khả năng nhờ dùng chúng mà ta tạo lập được bất kì câu đúng ngữ pháp nào trong tất cả mọi trường hợp của cuộc sống và hồn tồn hiểu được khi nĩi bằng ngơn ngữ đĩ”. Điều đĩ cĩ nghĩa là việc miêu tả ngơn ngữ học gồm hai thành tố quan trọng nhất là từ điển và ngữ pháp (ngữ pháp ở đây gồm tất cả các quy tắc của ngơn ngữ, trong đĩ cĩ cả các quy tắc ngữ nghĩa). Theo nguyên lí này, nhà từ điển học khi biên soạn một từ nào, cần phải nắm được tất cả các quy tắc ngữ pháp liên quan đến từ đĩ và đưa chúng vào trong mục từ.

Như vậy, nguyên lí về tính hệ thống của vốn từ vựng và nguyên lí về tính tích hợp của các miêu tả ngơn ngữ học sẽ xuyên suốt và thường trực trong mọi cơng đoạn của quá trình biên soạn từ điển. Mơ hình gợi ý của cuốn từ điển mà chúng tơi xây dựng cũng tuân theo những nguyên lí cơ bản đĩ.

109

Bên cạnh hai nguyên lí cơ bản đã nêu ở trên, khi biên soạn từ điển, cần quan tâm đến một số các nguyên tắc mà chúng tơi đã đề cập rải rác trong hai chương đầu. Hệ thống các nguyên tắc này được chỉnh lí và đưa vào phần đầu hoặc phần cuối của các phần thích hợp trong cấu trúc vĩ mơ, vi mơ của phác thảo mơ hình một cách ngắn gọn..

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng từ điển học sinh tiểu học (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)