Khái niệm và đặc điểm của ví dụ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng từ điển học sinh tiểu học (Trang 30 - 35)

Cũng như bảng từ và định nghĩa, các ví dụ trong từ điển giải thích dành cho học sinh tiểu học, bên cạnh những đặc điểm của riêng mình, chúng cũng phải đáp ứng những tiêu chí của từ điển giải thích nĩi chung. Vì thế, trong phần này, trước khi tìm hiểu về ví dụ dành cho trẻ em, chúng tơi điểm qua một số đặc điểm cơ bản của ví dụ trong từ điển ngơn ngữ.

1.1.4.1. Khái niệm

“Ví dụ” (example): “Một từ hay một câu được dùng trong cơng trình tra cứu để minh họa cho một dạng thức hoặc nghĩa riêng biệt trong một ngữ cảnh rộng, như trong câu. Các ví dụ cũng cĩ thể dựa trên cơ sở một sự hiển nhiên khách quan (chẳng hạn từ tài liệu trính dẫn hoặc khối liệu) hoặc được sáng tạo bởi người biên soạn (ví dụ của người biên soạn)” [28].

1.1.4.2. Một số đặc điểm của ví dụ

a. Vai trị

Các nhà nghiên cứu hầu hết đều cho rằng ví dụ cĩ hai vai trị chủ yếu. Thứ nhất là vai trị làm sáng tỏ định nghĩa. Vai trị thứ hai của ví dụ là tạo sinh. Khi tra một đơn vị ngơn ngữ trong từ điển, người học khơng chỉ muốn

33

biết nghĩa của nĩ mà cịn muốn biết cách sử dụng các từ đĩ trong thực tế giao tiếp, và muốn làm được điều đĩ, họ thường tìm thơng tin này trong các ví dụ.

b. Tiêu chí của một ví dụ tốt

(i) Tính tự nhiên và điển hình: “đối với tất cả trừ những yếu tố hiếm nhất, kho ngữ liệu lớn sẽ chỉ ra các ngữ cảnh, các mẫu cú pháp, các kết hợp, và các ngữ với các từ loại khác nhau mà ở đĩ một từ được thấy xuất hiện thường xuyên nhất, và tất cả những cái đĩ thể hiện hình thức điển hình của hành vi ngơn ngữ” [41; tr. 459].

(ii) Tính cung cấp thơng tin: “Một ví dụ cĩ tính thơng tin là ví dụ bổ sung cho định nghĩa và giúp người đọc hiểu định nghĩa tốt hơn…” [41; tr. 460]. Những ví dụ khơng mang thơng tin phù hợp với lời định nghĩa hay thơng tin trong ví dụ khơng đủ phản ánh hết được những ý mà định nghĩa nêu ra thường làm giảm độ tin cậy của cuốn từ điển chứa nĩ.

(iii) Dễ hiểu: “…một định nghĩa cĩ thể chính xác và cĩ thể truyền đạt được đầy đủ thơng tin nhưng lại khơng dễ hiểu đối với đối tượng sử dụng mà từ điển muốn nhắm tới thì vẫn là một định nghĩa thất bại. Và đĩ cũng chính là nguyên tắc đối với ví dụ” [41; tr. 461].

1.1.4.3. Ví dụ trong từ điển dành cho trẻ em

a. Tiêu chí:

Bên cạnh những đặc tính chung của ví dụ trong từ điển ngơn ngữ, trong từ điển dành cho trẻ em, các ví dụ lại mang những nét đặc trưng riêng. Một số tác giả [32] đưa ra những tiêu chí như sau:

(1) ngữ cảnh hạn chế (context constraints)

(2) trẻ em cĩ thể hiểu được (comprehensible to children)

34

(4) phù hợp về mặt tri giác (sense-appropriate)

(5) cĩ thơng tin về nghĩa từ (informative about word meaning) (6) câu văn thơng dụng (ordinary prose)

(7) điển hình về cách dùng và tình huống (typical of usage and situation) (8) phong phú và khơng rườm rà (varied and not redundant)

Như vậy, ngồi tính cĩ thơng tin, điển hình, ngắn gọn, dễ hiểu, ví dụ dành cho trẻ em cịn cần thêm yêu cầu: đúng và hồn hảo về mặt ngữ pháp, phù hợp về mặt tri giác, câu văn thơng dụng, phong phú và khơng rườm rà. Những yêu cầu này đáp ứng sự tương thích về mặt tâm lí lứa tuổi đối với việc dùng từ điển và đáp ứng nhu cầu học tiếng của trẻ.

b. Ví dụ chua nghĩa

Bên cạnh cách đưa ví dụ truyền thống, trong các cuốn từ điển dành cho trẻ em từ những năm 70-80 thế kỉ trước, nổi lên một xu hướng mới, đĩ là việc sử dụng cách đưa ví dụ chua nghĩa. Cách làm này được xem là “cắt đứt với định nghĩa truyền thống, được cho là quá tối nghĩa và quá trừu tượng, để đưa cho người sử dụng một hình ảnh của từ ở trong ngữ cảnh” [30].

Ví dụ chua nghĩa thể hiện trước hết ở một câu ví dụ, câu này chỉ ra cái được định nghĩa trong một tình huống, trong diễn ngơn, và được theo sau bởi một lời giải thích, mà nội dung nhằm đưa vào hình ảnh tồn bộ của tín hiệu được đưa ra qua ví dụ.

Alise Lehmann viết: “Việc thẩm nhận nghĩa của một từ được thực hiện thơng qua những con đường khác nhau và bổ sung cho nhau…nhưng ngữ cảnh (contexte) là chủ yếu đến nỗi mà thường là khơng thể chỉ ra nghĩa của một từ (ví dụ như comprendre (hiểu), appréhender (nắm bắt), réfléchire (phản ánh), tour (vịng) khi nĩ khơng cĩ mặt trong một ngữ cảnh. Đĩ là lí do vì sao người ta đã cho là ưu việt hơn, về mặt giáo học pháp, khi đặt một từ trong một

35

câu ngắn trước khi giải thích nghĩa của chúng; nĩi chung, một câu là đủ rõ ràng để khi đọc nĩ, việc diễn giải từ được tiến hành tốt, nếu khơng phải là được thực hiện hồn tồn. Những việc giải thích cho rõ được đưa ra tiếp theo cĩ vẻ như là những lời giải thích, những lời bình luận liên quan đến cách dùng của từ trong ví dụ, hơn là giống như những lời định nghĩa rất khái quát, những thứ áp đặt cho trẻ em một sự cố gắng trừu tượng thường là quá khĩ đối với lứa tuổi chúng” [30; tr. 64].

c. Nguồn của ví dụ

Thơng thường, trong các từ điển dành cho trẻ em, các ví dụ được lấy dựa vào chương trình sách giáo khoa trong nhà trường, các tác phẩm văn học dành cho trẻ em và trong giao tiếp hàng ngày của trẻ. Ngồi ra, các tác giả cịn khai thác nhiều nguồn ví dụ một cách rất sáng tạo nhằm tạo sức hấp dẫn các độc giả nhỏ tuổi của mình.

Các nhà biên soạn cuốn Petit Robert des enfants sáng tạo ra một loại ví dụ mới, được trang bị “một ngữ cảnh sử dụng”. Cách làm này địi hỏi nhà biên soạn từ điển phải “ba trong một”: vừa là nhà biên soạn, vừa là nhà sư phạm và vừa là nhà văn. Các ví dụ được gắn với một thế giới tự sự xác định trong cuốn từ điển, trẻ em thuộc về một ngơi trường của một thành phố tưởng tượng. Các ví dụ xây dựng nên một câu chuyện thơng qua các đoạn nhỏ, câu chuyện này ẩn trong văn bản của từ điển và trẻ em được mời vào khám phá sâu theo mức độ đọc của chúng. Từ điển vì thế trở thành một đối tượng văn bản dùng để chơi. Hình thức đưa ví dụ như trên cĩ một lợi ích kép. Trên bình diện giáo dục, ví dụ hướng đến một ngữ cảnh mang tính tình huống (câu chuyện được kể trong tồn bộ văn bản các ví dụ) làm dễ dàng hơn việc hiểu lời định nghĩa nhờ nơi thả neo phát ngơn được xác định rõ (thời gian, địa điểm, nhân vật). Trên bình diện tâm lí và tri nhận, khi tái thiết mối quan hệ giữa từ và thế giới

36

xung quanh thơng qua trung gian một thế giới tưởng tượng mà trẻ em biết rõ, ví dụ giả làm nên những điều kiện làm sáng tỏ nghĩa gần với một diễn ngơn cĩ thật. Loại ví dụ đặc biệt này của Petit Robert des enfants cịn khám phá, một cách hiệu quả, tiến trình phức tạp của khả năng hiểu bằng cách trộn lẫn nhiều cấp độ (ngơn ngữ học, ngữ dụng học, tri nhận).

Các tác giả khác như Julia Antypa, Angeliki Efthymiou, Maria Mitsiaki [29] khi biên soạn cuốn từ điển tiếng Hy Lạp, cũng quan niệm rằng ví dụ chỉ được sử dụng khi cĩ giá trị giải thích, và như vậy, trong các mục từ chỉ cây cối và động vật, thường sẽ khơng cĩ ví dụ. Tiếp đến, các tác giả này chọn cách đưa các nhân vật trong ví dụ cĩ nguồn gốc từ thế giới các câu chuyện cổ và quen thuộc với trẻ em. Họ cho rằng, với cách lựa chọn này, họ đã nhấn mạnh một trong các chức năng của từ điển là đi kèm theo việc đọc. Mà trẻ em thoạt đầu thường đọc các câu chuyện cổ tích. Và khi nguồn gốc các ví dụ là một câu chuyện cổ, trẻ em sẽ biết rất rõ người ta đang nĩi về cái gì và hiểu rõ câu chuyện. Ví dụ:

[tiếng Hy Lạp] (“Le prince était ébahi par la beauté de Cendrillon” =

Hồng tử kinh ngạc bởi sắc đẹp của Lọ Lem).

[tiếng Hy Lạp] (“Le Chaperon Rouge a beaucoup erré dans la forêt

jusque à ce qu'elle arrive chez sa grand-mère” = Cơ bé Chồng khăn đỏ đã đi

lang thang trong rừng rất lâu cho tới khi đến nhà bà ngoại”).

Chúng ta cĩ thể thấy, trong lĩnh vực ví dụ trong từ điển dành cho trẻ em, các nhà nghiên cứu và thực hành từ điển đã đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, đĩ là tình hình ở một số nước trên thế giới. Cịn ở Việt Nam, vấn đề này hầu như cịn để ngỏ.

37

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng từ điển học sinh tiểu học (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)