Cấu trúc vĩ mơ của từ điển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng từ điển học sinh tiểu học (Trang 60 - 75)

2.2.2.1. Bảng từ

Khi chúng tơi khảo sát bảng từ, cơ cấu bảng từ và cách sắp xếp các mục từ là hai nội dung chính được đề cập.

a. Cơ cấu bảng từ (1) Số lượng mục từ

Các từ điển tiếng Việt dành cho HSTH cĩ số lượng mục từ rất khác nhau: NH (16.000 mục từ), KV (50.000 mục từ), NNY (khoảng 4.500 mục từ), NMH (khoảng 14.000 mục từ). Đặc biệt, cuốn KV, các tác giả của nĩ ghi ở bìa 1 là 150.000 mục từ, nhưng theo sự tính tốn của chúng tơi thì số lượng mục từ chỉ vào khoảng 50.000 (so sánh: cuốn HP và cuốn Petit Larousse

(Tiểu từ điển Larousse): khoảng 39-40.000 mục từ). Trong khi đĩ, các từ điển nước ngồi, số lượng mục từ khác nhau tùy theo lứa tuổi, dành cho lứa tuổi 5- 8 (tương ứng HSTH những lớp đầu cấp), các tác giả thường đưa vào chỉ khoảng 6.000 mục từ; cịn dành cho lứa tuổi 9-12 (cuối cấp Tiểu học), số lượng mục từ vào khoảng 20.000.

Ý tưởng của các tác giả khi biên soạn từ điển ảnh hưởng đến việc lựa chọn các đơn vị đưa vào bảng từ. Vì thế, ở các từ điển, chúng ta nhận thấy sự khác nhau về số lượng, về cơ cấu, về cách sắp xếp các đơn vị mục từ.

Trong cuốn NH, các mục từ được chọn dựa trên các đơn vị từ vựng xuất hiện trong sách giáo khoa tiểu học. Tuy nhiên, vì các tác giả chưa tính đến nguồn ngữ liệu từ các sách, truyện dành cho lứa tuổi HSTH, nên bảng từ cĩ thể vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu tra cứu của trẻ.

Cuốn NNY (khoảng 4.500 mục từ) chỉ đưa vào những từ khĩ xuất hiện trong SGK, nhưng là từ lớp Một đến lớp Tám (hệ sách cũ). Số lượng từ này

63

đối với HSTH theo chúng tơi vừa thừa vừa thiếu. Thiếu vì các tác giả bỏ qua đa số các từ cơ bản, nên đối với HSTH sẽ cĩ những từ các em cần tìm lại khơng cĩ trong từ điển. Thừa vì các tác giả chọn từ đầu mục trong SGK khơng chỉ của cấp Tiểu học (lớp Một đến lớp Năm), mà trong cả các SGK lớp Sáu đến lớp Tám nên sẽ cĩ những từ mà HSTH chưa cần biết đến.

Cịn cuốn KV, bảng từ chừng 50.000 mục (theo tính tốn của chúng tơi) và cuốn NMH với khoảng 14.000 mục từ; tuy nhiên, các tác giả những cuốn này lại khơng đưa ra những cơ sở lí thuyết cần yếu làm chỗ dựa cho số lượng các mục từ đưa vào từ điển nên những con số này khơng đảm bảo được độ tin cậy và rất thiếu sức thuyết phục.

(2) Các đơn vị mục từ

Thơng thường, trong bảng từ, các nhà biên soạn từ điển thu thập các đơn vị ngơn ngữ cĩ tư cách là từ và tương đương với từ. Ngồi ra, họ cũng cĩ thể đưa vào các ngữ cố định, các đơn vị dưới từ cĩ sức sản sinh cao (như các yếu tố Hán-Việt thường dùng để cấu tạo từ như: bất, hĩa, vơ,...). Thế nhưng, trong các từ điển được khảo sát, xuất hiện cả những đơn vị ngơn ngữ như cụm từ tự do, đơn vị ngơn ngữ dưới từ khơng cĩ sức sản sinh cao.

Hầu hết các từ điển ngơn ngữ khơng đưa vào các cụm từ tự do, vì nếu đưa vào thì khơng cĩ khả năng hạn chế số lượng mục từ. Tuy nhiên, trong các từ điển dành cho HSTH mà chúng tơi khảo sát, số lượng những đơn vị từ vựng thuộc loại này cĩ mặt khơng ít. Ví dụ: NH đưa: nắc nỏm khen, nắng chang chang, nén nỗi xúc động, ngày mai đơng xuân, nghìn độ lửa, ngơn ngữ hội họa, nhảy liên liến. Hay KV: vác mặt lên, vạn hĩa cơng ty...

Các đơn vị dưới từ (khơng cĩ sức sản sinh cao) cũng khơng phải hiếm gặp. KV thu thập các yếu tố Hán Việt: nại, nặc, vấn... Trong khi đĩ, trong HP, một cuốn từ điển phổ thơng, các tác giả cũng chỉ lấy đến các yếu tố Hán Việt

64

như: bất, hĩa, ... Ngược lại với tình hình trên, trong NNY lại khơng đưa vào các đơn vị dưới từ. Ngay cả những từ đơn tiết cũng hiếm gặp: trong 3 vần A, N, V, chỉ cĩ một từ đơn tiết là “ách”.

Cĩ thể thấy, về các đơn vị từ vựng trong bảng từ, các nhà biên soạn từ điển dành cho HSTH chưa đưa ra được những tiêu chí hợp lí cĩ tính lí luận để lựa chọn các đơn vị từ vựng cụ thể.

(3) Các lớp từ loại

Kết quả khảo sát theo các lớp từ loại cho thấy nổi lên hai vấn đề sau: sự cĩ mặt của các danh từ riêng và sự khiếm khuyết trong việc thu thập và giải thích các từ hư (tình thái từ và quan hệ từ).

Về danh từ riêng: Cĩ thể nhận thấy rằng hầu hết các từ điển được khảo sát đều khơng đưa danh từ riêng, ngoại trừ cuốn NH cĩ đưa tên đất, tên người xuất hiện trong SGK tiểu học. Việc đưa danh từ riêng vào từ điển ngơn ngữ vẫn là một vấn đề nhiều nhà từ điển học cịn đang trăn trở. Đa số các từ điển ngơn ngữ đều khơng đưa dạng mục từ này vào trong bảng từ vì tính chất bách khoa của nĩ. Nhưng, như phần lí thuyết chúng ta đã đề cập đến, nhiều tác giả cho rằng, đối với HSTH, những đơn vị từ vựng này cũng rất cần phải giải thích. Chúng gĩp phần làm cho trẻ em hiểu rõ hơn về các nội dung được đề cập đến trong chương trình học ở nhà trường. Tuy nhiên, trong cuốn từ điển NH, cách các tác giả xử lí chúng khiến chúng trở nên quá khác biệt so với các mục từ xung quanh về dung lượng, kích cỡ của mục từ. Chẳng hạn, cĩ những mục từ giải thích tên riêng dài đến cả một trang từ điển, trong khi thơng thường, các mục từ khác chỉ chiếm hai đến ba dịng. Điều đĩ khiến cho người sử dụng từ điển tự nhiên chú ý đến những mục từ này nhiều hơn hẳn những mục từ khác, gây một sự sao lãng khơng đáng cĩ khi tra từ. Chúng tơi nghĩ rằng, nếu tách những mục từ này thành một phần riêng thì sẽ tốt hơn cho việc

65

sử dụng từ điển và hình thức cuốn từ điển cĩ lẽ cũng sẽ đẹp mắt hơn. Chúng ta hãy xem một số trang từ điển cĩ chứa danh từ riêng để thấy rõ điều này: trang 19, cĩ mục từ Ác-si-mét; trang 275, cĩ các mục từ: sơng Bạch Đằng, sơng Bến Hải, sơng Đơ-ni-ép, sơng Hồng, sơng Mã, sơng Như Nguyệt.

68

Về quan hệ từ, tình thái từ: cĩ rất ít từ điển dành cho HSTH xử lí các đơn vị từ vựng này hoặc nếu cĩ thì cũng khơng đầy đủ. Chẳng hạn, khi khảo sát các thán từ à, ư, nhỉ thì ba từ điển NNY, NH, NHM khơng cĩ mục từ ư, nhỉ.

Cịn trong KV, cĩ mục từ ư, nhưng được giải thích như sau: (KV) ư 2. Tiếng đặt sau câu để hỏi: Anh ta giàu đến thế ư?

Nếu giải thích như vậy, thì lời giải thích này cĩ thể áp dụng cho khá nhiều từ (như à, hả...) , chứ khơng chỉ riêng từ ư. Trong khi đĩ, mục từ ư trong HP bao gồm ba nghĩa rõ ràng: “biểu thị ý hỏi”, “biểu thị thái độ ngạc nhiên”, “biểu thị thái độ khơng được bằng lịng” như sau:

(HP) ư1 tr. (thường dùng ở cuối câu). 1 Từ biểu thị ý hỏi, tỏ ra cĩ điều

hơi lấy làm lạ hoặc cịn băn khoăn. Mai anh đi thật ư? Chả lẽ chịu bĩ tay ư? 2 Từ biểu thị thái độ ngạc nhiên trước điều mình cĩ phần khơng ngờ tới, nêu ra như muốn hỏi lại người đối thoại hoặc tự hỏi lại mình. Anh đã về đấy ư? Bác ấy mất thật rồi ư? Người ấy mà cũng lừa dối ư?Nghèo đến thế kia ư? 3 (kng.) Từ biểu thị thái độ khơng được bằng lịng, khơng được vừa ý về điều nêu ra dưới dạng như muốn hỏi, để cho người đối thoại tự suy nghĩ lấy. Làm ăn thế ư? Học hành thế ư con?

Hay các quan hệ từ và, bằng, của khơng cĩ mặt trong từ điển NH, NNY, NHM. Chính, cả, ngay, với tư cách là trợ từ nhấn mạnh cũng khơng được xét đến trong các từ điển này. Trong khi đĩ, trong RB, chúng ta thấy mục từ et

(và), même (ngay (cả), ý nhấn mạnh) cũng cĩ mặt và được giải thích như sau: (RB) et conjonction. Et, c’est un mot qui sert à relier deux mots ou deux phrases. Papa et Maman sont venus. Je vais prendre mon bain et après j’irai me coucher. (và liên từ. Và, đĩ là một từ dùng để nối hai từ hoặc hai câu. Bố và Mẹ đã về. Tơi tắm và sau đĩ, tơi đi ngủ).

(RB) même adverbe. 1. L’épicerie est ouverte tous les jours, même le dimanche, elle est ouverte aussi le dimanche. 2. Il pleut, mais Loic joue quand

69

même dehors, il joue dehors bien qu’il pleuve, malgré la pluie. (ngay (cả) trạng từ. 1. Cửa hàng tạp hĩa mở tất cả các ngày, ngay cả ngày chủ nhật, nĩ cũng mở cửa vào ngày chủ nhật. 2. Trời mưa, nhưng Loic vẫn cịn/cứ chơi ở ngồi trời, nĩ chơi ở ngồi trời mặc dầu trời mưa).

Như vậy, về cơ cấu bảng từ, các tác giả mới chỉ chú ý đến các thực từ (danh từ, động từ, tính từ, đại từ), chưa quan tâm nhiều đến các hư từ (quan hệ từ, tình thái từ). Trong thực tế, đây là những từ loại mà trẻ em thường sử dụng và cũng được đưa vào học trong chương trình sách giáo khoa tiểu học [Tiếng Việt 5, tập 1, tr. 109, 121, 131; Tiếng Việt 5, tập 2, tr. 12, 21, 32, 38, 54, 97].

(4) Thuật ngữ, từ cũ, cổ, từ địa phương, từ vay mượn

Như nhiều tác giả đã phân tích, các lớp từ thuật ngữ, từ cũ, cổ, từ địa phương, từ vay mượn đều là những đối tượng cần giải thích cho HSTH. Vấn đề cần quan tâm là trong từ điển giải thích dành cho các em, chúng chỉ cĩ thể được đưa vào ở một chừng mực nhất định nào đĩ và phải cĩ những tiêu chí rõ ràng để giới hạn.

Kết quả khảo sát cho thấy cĩ những cuốn từ điển đưa vào một lượng quá lớn những thuật ngữ, từ cổ, cũ v.v. Đĩ là trường hợp cuốn từ điển KV. Số từ đầu mục của cuốn này vào khoảng 50.000 (theo sự tính tốn của chúng tơi). Đạt đến con số nĩi trên dường như là do việc từ điển này đưa vào một lượng lớn các thuật ngữ, từ cũ, từ cổ, từ địa phương... Ý tưởng biên soạn khơng được các tác giả trình bày một cách tường minh, nhưng ở vần N (93 trang) cĩ 67 thuật ngữ Phật học (được chú phật) và một số lượng đáng kể các thuật ngữ được chú là y, lý, triết... Việc lựa chọn các thuật ngữ này cũng đặt ra một vấn đề vì đĩ là những ngành học rất xa lạ với trẻ em, do vậy hầu như chúng khơng cĩ tác dụng sử dụng đối với trẻ. Cịn về những từ cũ, từ cổ, ở vần A, trong HP, chúng tơi thống kê được 31 từ được chú cũ. Tương ứng với các từ đĩ

70

trong KV là 21 từ. Ngồi ra, trong KV cịn cĩ những từ là từ cũ, từ cổ (khơng được chú) mà trong HP khơng được thu thập.

Tĩm lại, cĩ thể nhận thấy các tác giả của các từ điển tiếng Việt dành cho HSTH chưa cĩ một tiêu chí xác định hợp lí để lựa chọn các đơn vị mục từ. Điều đĩ dẫn đến nhiều điều bất cập: bảng từ khơng cĩ tính hệ thống, các đơn vị được thu thập thiếu hợp lí như: thu thập cả cụm từ tự do, thuật ngữ quá sâu, đơn vị dưới từ khơng cĩ sức sản sinh cao, quá nhiều từ cũ, từ cổ, khơng quan tâm đầy đủ đến một số từ loại như quan hệ từ, tình thái từ....

b. Cách sắp xếp các mục từ

Trong việc sắp xếp các mục từ, người ta thường đề cập đến việc sắp xếp theo trật tự bảng chữ cái và sắp xếp theo thứ tự các dấu thanh.

Về việc sắp xếp theo trật tự bảng chữ cái, trong các từ điển tiếng Việt, thường tồn tại hai cách sắp xếp: sắp xếp đơn và sắp xếp kép. Trong đĩ, sắp xếp đơn là cách sắp xếp mà các đơn vị của bảng từ được xếp liên tục theo vần a, b, c,…, cịn sắp xếp kép là cách sắp xếp mà đơn vị đầu mục từ là các tiếng với tư cách là từ hoặc là yếu tố đứng đầu để tạo từ, bên dưới là những từ ghép cĩ chứa đơn vị đầu mục từ đĩ.

Các từ điển tiếng Việt dành cho HSTH đều dùng cách sắp xếp đơn. Các đơn vị từ ngữ được xếp theo bảng chữ cái. Sự khác nhau giữa các từ điển là cĩ những cuốn sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái gồm cả những âm kép: CH, GH, GI, KH, NG, NGH, NH, PH, TH, TR. Ví dụ trong vần C, từ điển NH, sau cậy cục là mục từ cha truyền con nối. Cịn trong KV, sau vần C là vần CH; hoặc N, NG, NH cũng được tách thành ba vần khác nhau.

Vấn đề sắp xếp theo dấu thanh, trong các từ điển dành cho HSTH tồn tại hai cách khác nhau. Trong KV, các mục từ được xếp theo trật tự: ngang, sắc, huyền, ngã, hỏi, nặng; NMH: ngang, sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng; cịn trong

71

NNY, NH : ngang, huyền, hỏi, ngã, sắc, nặng. Từ điển học là một ngành gắn bĩ chặt chẽ với ngơn ngữ học. Vì thế, việc thừa hưởng những kết quả nghiên cứu lí thuyết ngơn ngữ trong các lĩnh vực ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp trong quá trình biên soạn từ điển đĩng vai trị rất quan trọng, nhất là trong các loại từ điển ngơn ngữ, đặc biệt là từ điển giải thích. Cách sắp xếp theo dấu thanh:

ngang, huyền, hỏi, ngã, sắc, nặng là theo lưỡng phân (âm vực cao-âm vực thấp) phổ biến trong các tài liệu Ngữ âm học hiện nay.

2.2.2.2. Các phần phụ chú khác

Trong bốn cuốn từ điển dành cho HSTH được khảo sát, chỉ cĩ cuốn NH và NNY cĩ các phần phụ chú khác ngồi bảng từ.

Cuốn NNY, cĩ Lời xuất bản, Lời nĩi đầu cho lần tái bản, Lời dẫn, Hướng dẫn sử dụng. Ở các phần này, các tác giả cung cấp cho người sử dụng các thơng tin về ý đồ biên soạn từ điển, cách sắp xếp, bảng chữ viết tắt, kí hiệu,... để độc giả tiện sử dụng.

Cuốn NH, cĩ phần Hướng dẫn sử dụng từ điển, Bảng âm vị và tên chữ cái tiếng Việt mở rộng. Vấn đề là trong phần Hướng dẫn sử dụng từ điển, các tác giả đưa vào nhiều thơng tin chẳng liên quan gì đến việc sử dụng từ điển như :

Khái quát về ngữ âm, Viết hoa tên riêng trong sách giáo khoa, Quy định về chính tả trong sách giáo khoa, Quy định khác. Các phần này hồn tồn tương đương với phần Bảng âm vị và tên chữ cái tiếng Việt mở rộng, vậy mà chúng lại nằm trong phần Hướng dẫn sử dụng từ điển. Điều này chứng tỏ một cách làm việc thiếu chuyên nghiệp, khơng tham khảo để kế thừa những ưu điểm của các cơng trình cĩ trước. Trong khi đĩ, trong các từ điển nước ngồi, chúng tơi thấy những phần phụ chú được trình bày rất sinh động, đẹp mắt và dễ nắm bắt. Chúng ta hãy xem các phần phụ chú trong từ điển Robert Junior

72

(avant-propos), hướng dẫn sử dụng (comment utiliser Robert Junior), bảng chữ viết tắt (les abréviation du dictionnaire), bảng phiên âm (l’alphabet phonétique),... Cho tới lần in mới đây nhất (2011), cuốn từ điển này cịn cĩ một Tiểu từ điển từ nguyên (Petit dictionnaire d’étymologie), các trang Khám phá lịch sử, địa lí, lịch sử nghệ thuật, ... ở cuối.

77

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng từ điển học sinh tiểu học (Trang 60 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)