Giữa khung cảnh thương trường là chiến trường khốc liệt, vai trò bảo hộ của nhà nước đối với hoạt động công thương nghiệp là vô cùng quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực ngoại thương. Các nhà tư sản Việt Nam thông qua báo chí đã lên tiếng “Chúng tôi mong rằng nhà nước nên đặt ra một bộ thương vụ để mà chủ trương về đường thương giới và bảo trợ cho thương dân, như về hàng hóa thì những gì cần dùng mà nội hóa không có hãy để cho ngoại hóa nhập cảng, còn những gì mà nội hóa có đủ dùng thì không cho ngoại hóa nhập cảng. Thế là bảo vệ lợi quyền cho nông công thương giới mà chính là bảo vệ cho thương giới thời đó” [55]. Đúng là vấn đề bảo vệ quyền lợi cho thương giới nói riêng và cho giới tư sản Việt Nam nói chung còn nằm ở mối quan hệ giữa nhà nước và các nhà công thương lúc bấy giờ.
Trong bài viết “Nên có phòng thương mại ở Bắc Kỳ” các nhà tư sản Việt Nam nêu ra:
“Ở Bắc kỳ, nhất là Hà Nội và Hải Phòng, nghề thương mại đã phát đạt lắm, việc giao dịch với ngoài cũng đã bắt đầu mở mang, như nhà công nghệ,
nhà thầu khoán cũng khá, các cửa hàng buôn cất bán lẻ cũng ngày một nhiều, thật có cái tư cách cái yếu tố đủ làm tài liệu tổ chức riêng một phòng thương mại...Phòng thương mại Tây ở đây chỉ chuyên trông về buôn bán đại đoạn, nên nhà buôn bản xứ ít được nhờ vào đó, tuy cũng có 2 người đại biểu An nam nhưng chẳng qua chỉ để nghe đít – cua cũng ký nhận thực mà thôi” [106]
Đại diện cho một giai tầng trong xã hội, giai cấp tư sản Việt Nam nhìn chung có ý thức khá rõ rang về vị thế của mình trong nền chính trị nước nhà. Họ cảm thấy thực sự bức xúc khi không được hưởng những quyền lợi chính trị mà đáng ra họp phải có trên đất nước mình. Vì vậy mà hoạt động của báo chí kinh kế ngay từ rất sớm đã phản ánh và đáp ứng được phần nào mong mỏi của giới tư sản nước nhà
Qua báo chí, họ yêu cầu được nghỉ ngày chủ nhật và ngày lễ: “Các nhà tòng sự các sở nhà nước, ai cũng có quyền bầu cử, cũng được nghỉ ngơi ngày chủ nhật và ngày lễ mà bọn ta thì không đượng hưởng đủ quyền lợi như thế. Nào có phải tư cách bọn ta kém cỏi các nhà tòng sự ở các sở công thương, đối với quốc gia cũng là một đảng “dân” cả, mà xét ra thì chúng ta chưa có cái quyền gì gọi là quyền của người dân...Nhiều người trong anh em đồng nghiệp ta làm ăn thật là vất vả mà toàn nhiên không có” [62]
Một trong những biểu hiện rõ nét nhất của hoạt động bảo vệ quyền lợi chính trị cho các hội viên hội Bắc Kỳ Công thương đồng nghiệp tiến hành chính là yêu cầu trao quyền bầu cử, đòi thi hành luật lao động cho giới công thương. Họ đã thảo đơn gửi lên chính quyền, chẳng hạn trong buổi gặp mặt với phát bộ nghị viện Pháp ngày 21-2-1923 họ đã “yêu cầu cho bạn đồng nghiệp bản xứ cũng được quyền bầu cử và xin cho luật lao động cũng thi hành trong thuộc địa này” [62].hay khi được yết kiến quan toàn quyền Merlin ngày 22-11-1923 “thỉnh cầu cho thi hành mấy khoản luật để những người tòng sự các sở tư cũng đươc rộng quyền như các quan lại và người tòng sự các sở nhà nước
Trong môi trường thuộc địa, các bạn đồng nghiệp công thương mỗi khi “có yêu cầu điều gì cũng phải đệ lên phòng thương mại”. Họ tìm cách ứng cử và cổ động hết lòng cho các nhà tư sản Việt Nam tham gia : “Nay ông hội trưởng hội ta được trúng bầu làm hội viên trong phòng thương mại há chẳng phải là một sự đại lợi ích cho bạn đồng nghiệp ta sao” và khi đã đứng chân trong tổ chức này, họ đã không ngừng nổ lực bản vệ quyền lợi cho giới mình: “chúng tôi đã hết sức cùng nhau kêu cứu và tranh luận ở chốn hội trường để bênh vưc lợi quyền cho các nhà thương mại bản xứ” [58] Điều quan trọng là những yêu sách đòi hỏi của các nhà tư sản Việt Nam gửi lên chính quyền Pháp đã không chỉ nằm trên giấy tờ mà đã được chấp nhận và thi hành trên thực tế. Trong hội đồng ngày 11-6-1923 ông Nguyễn Huy Hợi đã phải đối yêu cầu của sở hỏa xa và được cả hội đồng chuẩn y và báo chí đồng tình. Hoạt động bảo vệ quyền lợi của những hội viên người Việt trong Phòng thương mại còn được thể hiện ở những việc làm bảo vệ thị phần, nguồn nguyên liệu, nguồn lao động...những lợi thế của hoạt động kinh doanh nước nhà.
Xét riêng trong lính vực thương nghiệp, tư tưởng “trọng nông ức thương” từ lâu đã tạo ra một sự cách biệt giữa thương dân và các tầng lớp khác trong xã hội. Và vấn đề bảo vệ quyền ợi cho thương giới còn nằm ở chỗ nhà nước “muốn chấn hưng thương giới nên ưu đãi thương dân”. Chẳng hạn nhà nước có thể trao cho thương dân những huy hiệu hay danh sắc nào đó để “khi giao thiệp, thương dân với quan giới và giới khác nhất để bình quyền [53]. Những nhận định này cho thấy các nhà tư sản Việt Nam lúc này đã không dừng lại ở ý thức, tư tưởng mà đã đưa ra được những giải pháp thực tiễn để bảo vệ quyền lợi cho mình.
Ở một góc độ nào đó, những hoạt động bảo vệ quyền lợi chính trị cho giải cấp tư sản Việt Nam trên báo chí giai đoạn này chưa đi sâu vạch trần chính sách cai trị của thực dân Pháp; song đây không phải là một điều khó hiểu trong bối cảnh nền chính trị - kinh tế - xã hội thuộc địa lúc bấy giờ. Trên
tất cả, đó chính là những biện hiện rất tích cực, từng bước khẳng định địa vị của giới tư sản Việt Nam trên chính trường đất nước.