Phê phán tư tưởng “trọng quan khinh nghệ”, kêu gọi thực

Một phần của tài liệu Hoạt động kinh tế của giai cấp tư sản Việt Nam đầu thế kỉ XX qua dòng báo chí kinh tế Hà Nội (Trang 40)

GIAI CẤP TƢ SẢN VIỆT NAM

2.1. Hoạt động chấn hƣng về “tƣ duy kinh tế”

2.1.1. Phê phán tư tưởng “trọng quan khinh nghệ”, kêu gọi thực học, thực nghiệp thực nghiệp

Giai cấp tư sản Việt Nam ngay từ khi mới ra đời đã nhận thức được rằng muốn kêu gọi thực nghiệp để phát triển kinh kế thì trước hết phải thấy được những hạn chế của tư tưởng kinh tế truyền thống và tầm quan trọng của thực nghiệp. Và vị vậy, họ coi việc thay đổi tư duy kinh tế cho các giai tầng trong xã hội như là một nhiệm vụ quan trọng của giai cấp mình. Trong đó điển hình nhất là đánh vào tư tưởng “trọng quan, khinh nghệ”

Trong bối cảnh chung của sự chuyển biến xã hội và trong quá trình đổi mới tư duy kinh tế truyền thống “trọng nông” sang tư duy kinh tế hiện đại “trọng thương”, bản thân giới công thương nhận thức khá rõ về thực trạng nền kinh tế Việt Nam đương thời, về nguyên nhân bởi đâu mà “một nước lập quốc rất lâu, khai hóa rất sớm đã hơn bốn nghìn năm ở phương Đông Á, đến bây giờ còn đứng trơ trơ vào cái địa vị bán khai”. [70]

Lần giở lại những trang sử của nước nhà, trong một thời gian dài, tư tưởng trọng quan khinh thương, coi thường thực học và thực nghiệp đã ăn sâu vào trong tâm não người dân. Thời Phong kiến kéo dài nhiều trăm năm ở nước ta, các nhà Nho đều tâm niệm học và thi để làm quan; làm quan là kỳ vọng của người đi học, làm quan là nguồn gốc của sự vinh hiển, giàu sang hết thảy quốc dân cái tâm não đều thâm ấn vào hai chữ “làm quan”, người có tài trí thì không chịu để tâm đến việc khác, chỉ lao đầu vào đường khoa cử, mong dật được cái giải ông nghè, ông cống, để bước tới lên cái địa vị quyền cao

chức trọng mà nghênh ngang ngựa vàng, nhà ngọc cho được thỏa cái chí nguyện bình sinh, đến kẻ tài hèn trí kém cũng có cái mộng tưởng như thế”, mà xét đến cái mục đích cầu quan cũng chỉ vì hai chức danh và lợi “chẳng qua cái mục đích công cộng mà xô nhau đi, đẩy nhau vào đó là chỉ có một cái danh và một cái lợi…Vì cái mục đích công cộng như thế, cho nên ai cũng muốn làm quan, kẻ đã được thì cầu cho bền, kẻ chưa được thì cầu cho được, nên làm quan đã thành là một cái nghề mưu sinh rất tiện tiệp không gì bằng”. Cái học như thế trở thành một phương tiện kiếm ăn, nhiều khi là bất chính “danh lại là hư danh, cốt khoác được cái lốt quan vào mình để hănh diện dậm dọa những kẻ ngu dân; lợi là tư lợi, đã được cái địa vị ấy rồi thì chỉ cốt làm sao cho được vinh thân phì gia là măn nguyện; thậm chí có kẻ vì cái lòng dục vọng quá thịnh, quan lộc không đủ, lại đem hết cái thủ đoạn tham tàn bác tước, móc máy cho được những cái đồng tiền liền khúc ruột của những kẻ cùng đinh hạ bộ mà nhét vào cái túi tham kia cho chặt, cốt no đủ sung sướng lấy mình đã, ngoài ra thì khổ sở lầm than mặc ai” [72]

Thậm chí trong tư tưởng của các nhà Nho xưa cho rằng “Trừ nghề làm quan ra các nghề khác không cần phải học”. Cái óc ham chuộng hư danh mà khinh rẻ thực nghiệp dẫn đến coi thường các nghề nghiệp khác trong xã hội, đặc biệt là thương nghiệp “Nước ta từ xưa kia quen một cái tính khinh nghề buôn bán, các bậc sĩ phu đều bỉ thị mà không bao giờ bàn nói tới, vì vậy mà hết thảy các nhân sĩ trong nước không ai biết cái học sinh kế là cái gì”. [85]

Chính việc coi rẻ nghề buôn nên các hoạt động buôn bán lớn đều ở trong tay người nước ngoài, tiền vàng trong nước đã bị họ rút ruột hết, đó là nguyên nhân cơ bản làm cho nước ta còn lạc hậu, nghèo nàn. Không trọng thực nghiệp, cái lẽ đó được giải thích như sau: “Ở xã hội ta, khi ấy các việc kinh tế chưa được khoáng trương, ngoài ra một đôi khi giao thiệp với người Tàu, còn thì không biết trời bể là đâu cả. Bởi vậy nên đường thông thương gọi

là to tát thì không có, mà thông thương đã không có, thì nền canh nông kỹ nghệ còn thịnh vượng được sao”. [88]

Đầu thế kỷ XX, những biến đổi mạnh mẽ trong nền kinh tế - xã hội Việt Nam đã tác động đến tư tưởng trong một bộ phận nhân dân, khiến cho dân có xu hướng trọng về thực học và thực nghiệp, đả phá óc quan lại, óc ham làm quan, làm thầy, óc khinh rẻ thực nghiệp mà chính cái óc ham chuộng hư danh đã ngăn cản dân ta hướng về những ngành công, thương, nông nghiệp tức là con đường phú cường của đất nước. Tuy nhiên xu hướng đua nhau đi học làm quan đến đây vẫn còn rất thịnh. Dường như có một sự đấu tranh tư tưởng giữa tư duy thủ cựu và tư duy tiến bộ về việc học hành.

Nếu như ngày xưa đi thi chỉ để làm quan, không làm quan được thì làm thầy. Người đi thi nếu có trượt cũng chỉ “thích làm thầy ký, thích làm việc giấy mực chứ không thích làm thợ, không thích việc chân tay”. Tuy nhiên, theo Khai Hóa nhật báo, cái trọng sự học của ta ngày nay rất khác. Sự học gắn liền với thực nghiệp được coi trọng, học trước là để “khai dân trí”, đồng thời cũng là cách để khuyếch trương kinh tế, góp phần chấn hưng thực nghiệp : “Đương buổi trí não cạnh tranh này, trăm nghìn công việc ở trên đời, việc gì không bởi sự học mà ra, người làm ruộng không học cũng không biết đường mà khoáng trương nông nghiệp, người đi buôn không học cũng không biết cách mà chấn hưng thương giới, người làm thợ không học lấy đâu mà chế tạo được những cơ khí mới lạ, người làm dân không học bởi đâu mà biết được nghĩa vụ người làm dân” [73]

Phẩm làm quan lại không còn là thước đo giá trị trong xã hội mà “làm thợ, làm ruộng, đi buôn đều có thể dựng nên công nghệp lớn, mà hưởng hạnh phúc to” [88]Cách lập thân của dân là vận mạng của nước”[65] cho nên quốc dân ta bây giờ cũng nên coi “cái võng cãi lọng của nghề làm quan chẳng khác gì cái máy móc ở trong xưởng thợ; mà coi các hàng buôn các cửa hiệu lại có phần quý hơn lâu đài dinh thự của các nhà quan”. Việc chấn hưng công

thương nghiệp được coi là mục đích trước mắt, trực tiếp để làm cho nước được cường thịnh, dân được giàu có. Xưa thì đi học để làm quan. Nay thì đi học để kinh doanh; dân lo việc kinh doanh thì nước mới giàu, dân trí mới mau mở mang. “Sự làm giàu là một cái yếu quyết sinh hoạt ở đời này” [65] Câu ấy đã thâu tóm tầm quan trọng của thực học, thực nghiệp đối với sự tiến hóa của xã hội.

Từ chỗ đả phá tư tưởng “trọng quan khinh nghệ”, các nhà tư sản Việt Nam cho rằng cần phải thay đổi tư duy của giới trẻ trước hết thông qua giáo dục. “Trước hết phải làm cho học trò cái khuynh hướng về thực nghiệp. Người mình ngày nay đều chuộng hư danh, hễ cắp sách đi học thì lấy sự thi đỗ, làm quan làm mục đích, cái tư tưởng ấy bây giờ cũng hãy còn ngấm ngầm trong óc bọn thanh niên...” Vì vậy mà ngay từ bậc tiểu học đã phải làm cho bọn học trò có “cái tri thức về đường thực nghiệp”. Ngoài những bài học hàng ngày đã có dạy về toán pháp, cách trí...thầy giáo nên giảng cho học trò biết những cách làm ruộng, nuôi tằm, đánh cá, cho đến cái nghề khác nữa; lại đem mà so sánh cách làm ăn của người những nước văn minh, cho rõ ra điều được thua, lợi hại, để học trò tự sinh ra lòng biết chọn lựa, biết bỏ cũ theo mới...” [114].

Hoạt động tuyên truyền trên báo chí nhằm thay đổi tư duy kinh tế, đặt biệt là phê phán tư tưởng trọng quan, khinh nghệ của giai cấp tư sản Việt Nam là một trong những bước quan trọng đầu tiên trong hoạt động chấn hưng kinh tế. Bên cạnh đó chính là những bài báo phân tích vai trò của nghề buôn trong xã hội đương thời.

Một phần của tài liệu Hoạt động kinh tế của giai cấp tư sản Việt Nam đầu thế kỉ XX qua dòng báo chí kinh tế Hà Nội (Trang 40)