và kêu gọi tinh thần đoàn kết trong giới công thƣơng.
Trong số các hoạt động của giới tư sản Việt Nam đầu thế kỷ XX, hoạt động lập các hội công thương có thể coi là một trong những hiện tượng có phạm vi ảnh hưởng rộng lớn và để lại dấu ấn sâu đậm nhất trong đời sống kinh tế xã hội đương thời.
Đầu thế kỷ XX, trong bối cảnh cao trào yêu nước mới do các nhà Nho cấp tiến như Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh lănh đạo, đã xuất hiện một cuộc vận động duy tân tự cường mạnh mẽ. Nhiều nhà Nho yêu nước đã hăng hái đứng ra lập các hăng buôn, vừa tìm cách gây quỹ cho phong trào yêu nước, vừa giương ngọn cờ, nêu gương đồng bào đi theo con đường thực nghiệp để tự cường. Đó là các hăng buôn Quảng Hợp Ích (Hà Nội), hăng dệt chiếu Nam Phong (Thái Bình), Triêu Dương thương quán (Vinh), Công ty nước mắm Liên Thành (Phan Thiết), Nam Đồng Hương (Sài Gòn) và Minh Tân công nghệ xã (Cần Thơ) do các nhà Nho cấp tiến lănh đạo như Nghiêm Xuân Quảng, Ngô Đức Kế, Đặng Nghiêm Cẩn, Trần Chánh Chiếu…
Lớp nhà Nho yêu nước đó thực ra chưa phải là những nhà kinh doanh thực sự. Họ mới chỉ là những người tập kinh doanh, khởi nghiệp vì động cơ yêu nước là chính. Động cơ kiếm lợi tuy có thực, nhưng chắc chắn không phải động cơ chính.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đội ngũ các nhà hoạt động trong các lĩnh vực công thương ở các đô thị trong cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng đã khá đông đảo, nhận thức về thực trạng kinh tế xã hội của họ khá rõ nét, nhu cầu bảo vệ quyền lợi, ý thức về giai cấp bắt đầu nảy sinh. Đây chính là tiền đề tư tưởng để các hội đoàn của giới tư sản Việt Nam ra đời.
Việc thành lập các hội công thương sẽ mang lại cho tư sản Việt Nam nhiều lợi ích. Theo Đoàn Đình Nguyên, ông vua thầu khoán Bắc Kỳ, thì ông thành lập hội thầu khoán ái hữu là bênh vực quyền lợi lẫn cho nhau trên trường thương mại. Ngoài ra khi thành lập Trung Kỳ công thương gia hội, Bùi Huy Tín cũng đã tâm niệm: “Kiếm cho các hội viên những dịp giao tiếp với nhau đề bàn bạc về việc công thương, gây tình liên lạc giúp đỡ nhau trong đường công thương; mở mang cho dân An Nam lòng ưu chuộng thương mại kỹ nghệ; giúp sức cho việc mở mang nền kinh tế nước nhà, lập nên một cơ quan thực tế để với hội viên bày tỏ ý kiến và thông tin túc có quan hệ đến
kinh tế bản xứ, cùng yêu cầu các nhà đương chức thi hành những phương pháp giúp ích cho việc mở mang nền công thương trong xứ; bênh vực quyền lợi chung của các hội viên”.
Ngoài ra, việc thành lập hội là biện pháp để tăng năng lực cạnh tranh trên thương trường, để đoạt lại các quyền lợi kinh tế từ tay tư sản nước ngoài: “Tôi muốn đem cái hiệu tôi mà lập ra một hội trách nhiệm tập cổ công ty mà tôi xin đứng chủ nhiệm....Như thế chẳng bao lâu sẽ có nhiều người biết làm mọi nghề trong hội thời có thể đoạt lại lợi quyền ở tay người Nhật Bản về được” [49]
Hội còn có vai trò giúp các doanh nhân Viêt Nam tập trung được những nguồn vốn lớn từ các hội viên để tiến tới làm ăn lớn : “Ví bằng ta biết trọng các nghĩa hợp quần, góp nhỏ lại thành to, mười nhà buôn nhỏ hợp nhau lại thành một nhà buôn lớn, như thế mới có thể giữ được cái giá mua giá bán, giữ được thanh thế một nhà đại thương, không thể ai chen cạnh được mà lấn mất quyền lợi” [61]
Đầu thập niên 20 của thế kỷ XIX, ở Việt Nam đã có rất nhiều các hội đoàn khác nhau: “Cứ xem hiện tình trong nước ta bây giờ, kể cũng nhiều thứ hội lắm rồi: nào hội in sách, nào hội in báo, nào hội chuyên chủ đàng thương mại, nào hội khoáng trương bề công nghệ, này là hội ở trí đức cho ta, này là hội xem sách báo cho rộng, hội thì lấy cái thế lực bênh vực lợi quyền làm tôn chỉ, hội thì lấy dây liên lạc chắp nối tình hữu ái là chủ nghĩa. Thôi thì không biết bao nhiêu là hội nữa...” [93]
Nghiên cứu hội công thương thời kỳ này không thể bỏ qua Hội Bắc Kỳ công thương đồng nghiệp. Thông qua cơ quan ngôn luận của nó là “Hữu thanh tạp chí”, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về quá trình hình thành, phát triển và hoạt động cơ bản của hội đoàn được coi là lớn nhất ở Đông Dương thời kỳ này.
Năm 1920, một nhà tư sản ở Hà Nội nêu ra ý tưởng lập một hội đoàn trong số những bạn bè thân thiết để cùng giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau : “do ý kiến của ông Nguyễn Huy Hợi bắt đầu cổ động trong vòng các anh em đồng sự ở Hà Nội, khi đầu ông cũng tưởng cốt để gây lấy một cái hội đảng của lũ anh em ở gần hòng khi thăm nom, bênh vực nhau cho tỏ được cái nghĩa vụ của người trong xã hội mà thôi [47]. Ý tưởng của ông chủ nhiệm công ty xe tay lớn nhất Hà Nội ấy đã ngay lập tức nhận được sự cổ vũ, động tình của các bạn bè không chỉ giới hạn trong phạm vi của các anh em đồng sự “ở gần”.
Ngày 17/10/1920, Hội Bắc kỳ công thương đồng nghiệp chính thức họp đại hội đồng thành lập tại hội quán hội Trí Tri, phố Hàng Quạt, Hà Nội.
Hội quán của hội chánh Hà Nội đặt tại số nhà 58 phố Hàng Bông, sau này là 18 phố Mã Vỹ (nay là phố Hàng Nón) và 59 phố Hàng Gai, Hà Nội.
Về mục đích thành lập hội, điều lệ Hội Bắc ký công thương đồng nghiệp ngay từ khi mới ra đời ghi rõ: Hội được lập ra “để gây cái tình hữu ái, cái nghĩa đồng bào trong bạn đồng nghiệp, để thông tin cho các bạn đồng nghiệp biết những sự ích lợi có can thiệp đến việc mình làm, để giúp sự ích cho hội viên và tìm cách làm cho cảnh ngộ các hội viên được thêm khoái lạc, để đỡ đần hội viên hoặc gia quyến hội viên trong khi biến cố, để trông nom tang lễ cho các hội viên khi xẩy tới” [54]. Mối tương thân tương trợ, tình anh em đồng nghiệp chính là tôn chỉ hoạt động của hội, luôn đi liền với mọi việc làm của ban trị sự cũng như hội viên trong hội. Trong bản điều lệ chỉnh sửa của 20 năm sau, điểm đầu tiên trong mục đích của hội này vẫn là : “để gây tình bằng hữu, nghĩa tương thân của bạn đồng nghiệp” [50]. Các nhà sáng lập hội nhận thức khá rõ ngay từ đầu về mục đích của hội đoàn mình, họ không lập hội theo một trào lưu, mà thực sự muốn xây dựng một mối liên kết bền chặt giữa cá thành viên trong xã hội, trước hết là lực lượng các nhà lănh đạo trong lĩnh vực công thương: “Đương buổi nước ta lập hội, nghĩa hợp quần mới phôi thai, dây liên lạc chưa bền chắc, mục đích của bọn ta không những
là chủ mưu lập hội nọ, hội kia, nhưng cốt nhất là phải giữa, đừng có phân ra bè này, đảng nọ” [46]. Lấy tình hữu ái làm chủ nghĩa của hội, các nhà sáng lập hội đang hướng tới việc thỏa măn một trong những nhu cầu bức thiết nhất của các nhà công thương Việt Nam trong bối cảnh kinh tế xã hội thuộc địa đương thời.
Trong quan niệm của các nhà tư sản đương thời, tình hữu ái là “lúc nào cũng phải có lòng yêu mến mật thiết với nhau, giúp đỡ nhau những việc thiết thực ích lợi, không nên lấy sự sang hèn mà coi cách biệt nhau, không nên lấy sự giàu nghèo mà coi lănh đạm nhau, nhất là thấy nhau gặp cơn hoạn nạn, khó khăn thì đem lòng sốt sắng ra giúp đỡ bênh vực... [45].
Nhận định rằng “nước ta đang vào buổi giao thời, xã hội chuyên chú vào đường tài lợi cạnh tranh, cạnh tranh đã kịch liệt, cái tình hữu ái trong xã hội vì thế sao khỏi qua một bước suy vi” [51], các nhà tư sản gây dựng hội Bắc kỳ công thương đồng nghiệp thành một chỗ dựa để lấy tình hữu ái. Hiểu rõ sức mạnh của tình hữu ái : “vô luận vào thời nào, lòng hữu ái đã họp tập biết bao nhiêu hạng người, khi làm cho kỹ nghệ được mở mang, khi làm cho thương trường được phát đạt, khi làm cho phe đảng được thịnh vượng, khi làm cho quốc gia được vẻ vang...” [50] thành viên Hội Bắc Kỳ công thương đồng nghiệp cùng hợp nhau lại vun đắp cho tình hữu ái trong cộng đồng người Việt được thêm bền chặt. Và khi đã đứng trong cùng một hàng ngũ, các thành viên trong hội cùng theo cái mục đích ấy mà hoạt động, để cùng bênh vực nhau, giúp đỡ nhau trong buôn bán kinh doanh: “Bản hội lập nên lấy tình hữu ái làm chủ nghĩa, anh em trong bạn công thương cùng họp nhau lại làm thành một đoàn thể lấy tình tương thân tương ái mà đối với nhau, chúng tôi cùng vì quyền lợi chúng tôi ở buổi đời cạnh tranh này mà phải tương hợp với nhau để cùng nương tựa. [56]. Với mục đích cao cả ấy, Hội Bắc Kỳ công thương đồng nghiệp không ngừng phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu,
ngày càng hoàn thiện hơn về tổ chức với những hoạt động vô cùng đa dạng trong nhiều lĩnh vực.
Sau một thời gian hoạt động, Hội đã phát triển vượt ra ngoài giới hạn hành chính Bắc Kỳ, có các chi hội khắp cả ba miền đất nước. Ngoài hội chánh Hà Nội, Hội có các chi hội tiêu biểu ở Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Tourane, Sài Gòn, Lộc Ninh và nhanh chóng trở thành “đoàn thể lớn nhất toàn cõi Đông Dương”.
Trong mỗi kỳ xuất bản, Hữu thanh tạp chí luôn dành mười trang cuối cùng cho chuyên mục “công việc của hội Bắc kỳ công thương đồng nghiệp” đăng tải những tin tức của hội, tập hợp tất cả các công việc của hội, đâu lừ nơi học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau giữa các hội viên. “Nay đã có báo Hữu thanh làm cơ quan cho hội, thời hễ bất thường hội có tin tức gì, hoặc giao thiệp gì với người ngoài, đối đãi với chính phủ, hoặc việc của các hội viên đối với hội hay việc hội viên đối với công ích, nhất nhất đầu cho đăng vào mục Công việc hội Bắc kỳ công thương đồng nghiệp” [56]
Báo chí kinh tế còn là cầu nối kêu gọi sự hợp tác trong sản xuất kinh doanh nhằm giành lại thị phần và bảo vệ quyền lợi cho các nhà tư sản Việt Nam như trường hợp cụ thể của Trần Quang Huy và Nguyễn Tiến Ân.
Kinh doanh mặt hàng mà đa số thị phần trên thương trường thuộc về người Hoa, hăng chè của Trần Quang Huy đã liên kết cũng hăng sơn Hiệp Ích của Nguyễn Tiến Ân tạo nên lợi thế cạnh tranh tương đối cho sản phẩm của mình, thúc đẩy hoạt động kinh doanh buôn bán của hai bên ngày một mở mang. Sản phẩm chè “Tiên Long Đông Pháp tự nhiên hương” có chất lượng cao, lại được hội Hiệp ích sơn bao và vẽ hoa, theo kiểu Nhật Bản cho được xinh đẹp” [53] nên có bao bì đẹp hơn, giá thành lại rẻ hơn so với chè Tàu, đưa hàng nội địa nên ngang tầm, thậm chí trên tầm với hàng hóa của tư sản nước ngoài.
Trong suốt quá trình tồn tại của mình, Hội Bắc Kỳ công thương đồng nghiệp đã tiến hành nhiều hoạt động trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa cho các thành viên trong hội đoàn. Ở mỗi hoạt động, Hội Bắc Kỳ công thương đồng nghiệp lại đứng ở những vị trí khác nhau. Khi là cơ quan tổ chức các hoạt động cho cả nghìn người, lúc lại là đại diện của toàn bộ giới công thương trước các cơ quan đoàn thể nhà nước và đôi khi trở thành sợi dây trung gian nối kết các cá nhân trong hội đoàn. Dù ở tư cách nào, Hội Bắc Kỳ công thương đồng nghiệp cũng thể hiện vai trò là một đoàn thể lớn, chăm lo cho đời sống vật chất, tinh thần, bảo trợ cho các quyền lợi của các hội viên...
Trong buổi giao thời của lịch sử, hoạt động của hội Bắc Kỳ công thương đồng nghiệp nói riêng và các hội công thương nói chung có ý nghĩa hết sức to lớn, khẳng định vị thế ngày càng quan trọng của giới tư sản trên nền kinh tế và trên chính trường đất nước, có ảnh hưởng nhất định đến những bước đi của giai cấp tư sản nói và cả nền kinh tế Việt Nam trong các giai đoạn tiếp theo.
Tiểu kết
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, khi thế lực kinh tế đã có phần phát triển, các nhà tư sản Việt Nam mới xác định rõ tầm quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi đối với sự tồn tại và phát triển của giới mình, dù không giống nhau về địa vị, trình độ, kinh nghiệm, vốn liếng hay lĩnh vực kinh doanh. Họ chỉ ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng yếu kém của nền kinh tế nước nhà : “Hoặc kẻ làm mà không đủ trí thức, hoặc kẻ có trí thức mà tư bản không đầy, hoặc có trí thức, có tư bản mà vì không có ai giùm giúp dắt díu, không có ai bên vực cái quyền lợi, một mình chèo chống giữa cái bể nông công thương cạnh tranh rất kịch liệt ấy cũng phải đến thất bại luôn…”[53]
Trong môi trường giao tranh khốc liệt, khi thực lực còn non yếu, nhu cầu phát triển luôn thôi thúc giới công thương bảo vệ quyền lợi cho mình.
Việc quy tụ sức mạnh trong cùng một đoàn thể và xuất bản cơ quan ngôn luận chính là một phương thức bảo vệ quyền lợi tối ưu hơn cả.
Là diễn đàn tụ họp của giới công thương, dòng báo chí kinh tế Hà Nội điển hình là Thực nghiệp dân báo, Khai hóa nhật báo và Hữu Thanh tạp chí đã đăng tải những tư tưởng, quan điểm bảo vệ quyền lợi của giới tư sản nước nhà. Khi bảo vệ quyền lợi chống lại giới tư sản ngoại bang, các nhà tư sản Việt Nam cũng đồng thời thể hiện tinh thần đoàn kết trên thương trường, ý thức dân tộc trong kinh doanh.
KẾT LUẬN
1. Dòng báo kinh tế Hà Nội với những đại diện tiêu biểu là Thực nghiệp dân báo, Khai hóa nhật báo và Hữu thanh tạp chí nằm trong một bức tranh khá sống động thuộc một dòng chảy khác của báo giới nước ta những năm đầu thế kỷ XX. Cái dòng chảy ấy thuộc hệ thống báo chí công khai, tự do, thiết nghĩ cũng phải được đặt vào bức tranh hoành tráng chung của lịch sử báo chí nước nhà. Trong dòng báo chí công khai chúng ta bắt gặp những tờ báo, những nhà báo mà trong một thời gian dài vẫn chưa được đánh giá một cách công bằng giữa “công” và “tội”. Tiêu biểu phải kể đến Trương Vĩnh Ký và Gia Định báo, Nguyễn Văn Vĩnh và Đông Dương tạp chí, Phạm Quỳnh và Nam phong tạp chí...Trong ý nghĩa này, báo chí trước cách mạng tháng Tám năm 1945 chính là một kho sử liệu quý giá mà nếu được khi thác đúng hướng và đúng mức thì chắc chắn sẽ góp phần tạo ra một luồng sinh khí mới trong xu hướng đổi mới của nền sử học hiện đại Việt Nam.
Nhận định về giới tư sản Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX thông qua nguồn tư liệu báo chí, hai nhà nghiên cứu Minh Tranh và Nguyễn Kiến Giang đã viết: “Nếu theo dõi báo chí công khai lúc bấy giờ thì những năm từ 1920 đến 1925 hình như là những năm hoàng kim của một thời đại mới, thời đại mà giai cấp tư sản Việt Nam dưới sự dìu dắt giúp đỡ của chế độ bảo hộ của nước Đại Pháp đã tiến từ những sông ngòi ra những đại dương mênh mông”[36; tr 60]. Quả thực đây là một khoảng thời gian để lại những dấu ấn rất riêng trong lịch sử nước nhà. Một mặt, bối cảnh của nền kinh tế - xã hội ở thuộc địa mang trong mình nhiều điều kiện thuận lợi mới cho sự lớn mạnh của giới tư sản. Mặt khác, môi trường tù túng của chế độ thực