Cùng với công nghiệp thì phát triển thương nghiệp được coi là nội dung trọng tâm của thực nghiệp. Nước Đại Việt ta không thể nào tác khỏi phép tiến hóa tự nhiên mà nấp sau cái thành thủ cựu, cứ khăng khăng coi công thương kỹ nghệ là mạt. Ông nào có nhiệt thành về thời thế bây giờ nên mau mau ra tòng chinh cuộc chiến tranh kin tế trên dải đất Việt Nam này ! Người theo kỹ nghệ, kẻ mở công thương xin chớ có nhăng hai đường ấy”. [76]
Cái tâm lý coi rẻ nghề buôn đó đã khiến người Việt Nam không xây dựng được cho mình một truyền thống tốt đẹp trong việc buôn bán. Chúng ta thiếu một cơ sở đạo lý của nghề buôn, mà thậm chí coi nghề buôn đồng nhất với sự lừa lọc. Đó cũng là biểu hiện của tâm lý tiểu thương, chỉ nghĩ đến việc kiếm lời bằng mánh khóe, thủ đoạn, không có một tầm nhìn xa trong kinh doanh...
Chữ “tín” trong buôn bán
Về nghề buôn, các nhà tư sản thời kỳ này đã biết coi trọng chữ tín và coi “sự thật thà là căn bản của nhà buôn”.[82] Họ cho rằng “Buôn bán cốt nhất phải thật thà ngay thẳng, thì người ta mới tin mà buôn bán mới được bền. Ấy gọi là tín dụng. Người mình thường ham cái cận lợi trước con mắt mà đàng bỏ mất cái tín dụng đối với ngoài; người ta đã không tin, cho nên trong cuộc buôn bán mình phải chịu thua thiệt.” [101].
Trong một bài báo trên Thực nghiệp dân báo đã trích dẫn hai câu chuyện để chứng minh cho sự thiếu trung thực của người Việt khi làm ăn với người nước ngoài.
“Ở Quảng Nam có một thứ chè gọi là chè chín. Mấy năm trước, nhiều nhà buôn Đại Pháp buôn về bán bên Tây. Sau những người đi bán chè trộn một thứ lá cây gì vào trong chè mà bán. Mới đầu thì cũng chạy. Sau người ta biết ra, nên trong khi mua phải thử cẩn thận, thậm chí đổ chè vào nước sôi mà thử, vì thứ lá họ trộn vào đó giống hệt với chè, không thể phân biệt được. Sự gian giối ấy càng ngày càng tiến bộ mãi, đã từng bị pháp luật trừng phạt mà cũng không chừa. Có một người Tây giận quá, chất một đống chè giả trước cửa hàng mình tại Tourane mà đốt ! Mười năm về trước, giá chè 0$40 một kilo, mà bây giờ 0$16 hay 0$18 một kilo.” [105]
Câu chuyện thứ hai
“Ở Hà Nội và Hải Phòng có nhiều nhà buôn ngô, buôn bông bị lỗ, có kẻ phải thất nghiệp. Nguyên tại người nhà quê khi đem bông, đem ngô đi bán, thì sắp nước vào cho nặng cân, đến lúc chở đi dưới tầu lâu ngày, ngô thì nó thối đi, bông thì nó vàng ra, hóa không bán lại được nữa. Buôn mà gặp phải một chuyến hàng như thế, thôi thì phải cạch đến già !.” [105]
Từ những ví dụ trên ký giả bài báo đã đưa ra kết luận: “người mình buôn bán không thật thà, chỉ ham cái lợi nhỏ chẳng là bao nhiêu mà làm hại cho các nhà buôn ngoại quốc; người ta đã mắc hại một lần, sau còn ai dám buôn bán với mình nữa, rút lại chẳng qua mình tự hại lấy mình.”
Quảng cáo trên báo chí
Quảng bá mạnh mẽ các sản phẩm mang thương hiệu Việt là một chiến lược kinh doanh quan trọng :“Sự buôn bán cần nhất cái tên hiệu mình, các hóa vật ở hăng mình, có tiếng đi khắp nơi, xa gần đâu đâu cũng biết, ai ai cũng nhớ. Như thế mới có thể tiêu thụ được nhiều hàng hóa, sự buôn bán mới hòng có cơ chóng hưng thịnh được…Khi chưa có báo chương, mọi việc hành động của tứ dân trong nước cứ hình như ở nơi hắc ám, ở đâu biết đấy thì tài nào
hưng thịnh bằng người. Từ khi có báo chương, tạp chí đến giờ, các nhà buôn ta cũng biết lợi dụng vào sự quảng cáo” [107]
Ngoài ra nhờ có quảng cáo mà “người xứ nọ mới biết mua của người xứ kia, khách nơi này mới biết gửi dùng đồ nơi khác” [52]
Trên các tờ Khai Hóa nhật báo, Thực nghiệp dân báo, Hữu Thanh tạp chí, khối lượng quảng cáo được đăng tải một cách rầm rộ. Từ hiệu mũ Đức Thành đến hiệu in Đông Kinh ấn quán, từ đại lý thuốc lá Đông Pháp thương cục đến hăng tàu sông của Nguyễn Hữu Thu, rồi Quảng Hưng Long, nước mắm Liên Thành...
Nhiều nhà tư sản đã sử dụng báo chí để quảng cáo cho thương hiệu của mình. Trình độ và chất lượng dịch vụ quảng cáo trên mặt báo được cải thiện đáng kể. Nhiều tờ báo có các chuyên trang quảng cáo. Ví dụ tờ Khai Hóa nhật báo của Bạch Thái Bưởi có 4 trang thì có tới gần 2 trang quảng cáo. Kỹ thuật và mỹ thuật quảng cáo giống như ở châu Âu, không những bằng lời mà còn bằng hình ảnh.
Trên mỗi kỳ xuất bản, Hữu Thanh tạp chí còn dành nhiều trang quảng cáo cho các hăng buôn trong cả nước, mang lại lợi ích cho bản thân các doanh nghiệp đăng quảng cáo, đồng thời thể hiện tinh thần bảo vệ quyền lợi của giới tư sản nước nhà. Hữu thanh đã trở thành cầu nối giữa các địa phương trên phạm vi cả ba kỳ. “Tạp chí Hữu thanh là cơ quan cổ động riêng về sự buôn bán Nam Bắc. Những nhà kỹ nghệ thương mại nào muốn bán hàng vào Nam Kỳ thì đăng quảng cáo vào báo Hữu Thanh, các nhà buôn bán trong Lục châu muốn buôn hàng Bắc mà có lẽ gì chưa tường, xin cứ việc viết thơ hỏi báo Hữu Thanh” [62]
Bạch Thái Bưởi là một trong những nhà kinh doanh Việt Nam đầu tiên biết khai thác triệt để thế mạnh của thông tin quảng cáo. Tờ Khai Hóa nhật báo do ông sáng lập chỉ có bốn trang nhưng đã giành gần 2 trang cho quảng cáo. Trong gần 2 trang quảng cáo đó, luôn có biển quảng cáo của công ty
Bạch Thái, thậm chí đặt ngay bên cạnh quảng cáo của hăng vận tải đường sông F.Sauvage. Đáng lưu ý là ngoài các tấm biển quảng cáo in thành một mục báo, Bạch Thái Bưởi còn cho đăng các bài thơ quảng cáo. Mỗi lần mở một tuyến đường mới hay có thêm tàu chạy, Khai hóa lại đăng các bài cáo bạch bằng thờ Nôm để diễn giải lịch trình tuyến vận tải đường thủy của mình…Trong điều kiện dân trí thấp, số người biết chữ còn hạn chế thì việc đăng quảng cáo bằng thơ theo thể lục bát, song thất lục bát thực sự là một sáng tạo độc đáo của Bạch Thái Bưởi. Những lời thơ vừa dễ thuộc, lan truyền nhanh sẽ làm cho hành khách biết đến và đi tàu của ông nhiều hơn. Như trường hợp mở tuyến tàu thủy đi chùa Hương, ông cho đăng quảng cáo bài thơ “Trẩy hội chùa Hương”, có những câu:
Sông Phủ Lý gần kề cạnh bến Thuyền hỏa xa vừa đến thời đi Chèo Lan trỏ nẻo Đục Khê
Lại từ Bến Đục đua về Hà Nam [82]
Mở trường thương nghiệp
Mở trường thương nghiệp là một trong những nội dung quan trọng trong cuộc vận động phát triển thương nghiệp của giai cấp tư sản Việt Nam. Sau khi thực dân Pháp mở trường thương nghiệp ở phố Hàng Trống thì số học trò xin vào học chưa được 10 người. Trước kia cũng đã mở ở Sài Gòn nhưng trường mở được 3 tháng nhưng chỉ có 2 người vào học nên phải đóng cửa. Dù đã nhận thức được rằng “nền kinh tế nước nhà đã đến ngày phát đạt, người chuyên môn về mọi đường thương nghiệp sau này là hạng người lớn nhất trong xã hội ta vậy” và “một nghề to tác như thế, có thể duy trì được một nước một dân mà phó thác vào tay bọn đàn bà vô học thì tài chi mà mối lợi quyền chẳng vào tay người ngoài cho được” [103] nhưng các nhà tư sản Việt
Nam vẫn phải thừa nhận rằng “các hạng học sinh trong nước hình như vẫn chỉ khuynh hướng về đường sĩ hoạn”. [116]
Hội chợ thương mại
Hội chợ thương mại cũng là một dịp để quảng cáo tiện lợi cho hàng hóa Việt Nam. Hội chợ là nơi tiêu thụ hàng hóa và thu hút đông đảo các khách hàng. Hội chợ cũng là nơi các doanh nhân trong nước tìm kiếm các đối tác, nguồn hàng và học hỏi kinh nghiệp kinh doanh.
Đây chính là dịp để gắn kết, thúc đẩy mối giao lưu hợp tác giữa các nhà công thương trong nước:
“Hội chợ khiến các nhà tri thức tư bản trong ba kỳ mỗi năm được gặp nhau một lần, cùng nhau đề huề trong mối quyền lợi” [57]
Qua hội chợ, những nhà sản xuất sẽ biết được chất lượng hàng hóa của mình so với những sản phẩn cùng loại khác mà biết đường cải tiến công nghệ, cùng nhau cạnh tranh.
“Phàm công việc ở đời có tranh khôn thì mới chóng tấn tới. Cuộc đấu xảo chính là một cái trường cho hết thảy các nhà công thương nghiệp trong nước ai cũng vào đó mà lấy óc khôn tranh nhau xem ai hơn ai kém. Lấy tài tình xem ai dở, ai hay” [64]
Qua hội chợ chất lượng hàng hóa sẽ được cải thiện đáng kể : “Cái mục đích của hội đồng hội chợ sở dĩ muốn cho người ngoại quốc đến dự cuộc không những cốt để rộng đường mậu dịch mà còn khuyến khích cho người mình được trông rộng, nhìn xa, biết đường mà chấn hưng lấy cái nền thực nghiệp của mình để cạnh tranh với người ta trong trường sinh hoạt, cho thoát khỏi cái vòng kém thua” [71]
Hội chợ ở Hà Nội được tổ chức tương đối đều đặn hàng năm từ khi thành lập (năm 1918) đến năm 1941. Đó là một hình thức thương mại mới được người Pháp đưa vào thuộc địa, dần dần trở thành một nhu cầu trong hoạt
động kinh doanh của thương nhân Việt Nam thời kỳ này. “Hội chợ là nơi công quán, bày biện các thứ hàng hóa, các đồ công nghệ và sản vật, cốt để cho các nhà buôn ta có chỗ mà phô trương cái nghề tinh xảo của mình; có chỗ mà so sánh các hàng hóa và các đồ công nghệ của mình với hàng hóa và đồ công nghệ của các nước” [63]. Hội chợ thực sự là cách để các nhà công thương giới thiệu hàng hóa đến mọi người ở các địa phương khác “Đến như chỗ hội chợ, thì biết bao nhiêu người ở phương xa, xứ lạ đến xem đến mua, hàng hóa la liệt, giá cả minh bạch, ai không phải chú mục đến, như thế tưởng không còn có cách quảng cáo nào tiện lợi cho bằng” [63]
Bên cạnh các hội chợ được tổ chức trong nước, nhiều nhà tư sản Việt Nam đã mạnh dạn đem hàng của mình đi tham dự các hội chợ thương mại quốc tế, đặc biệt là các kỳ hội chợ ở Marseille (Pháp). Việc tham dự các hội chợ quốc tế là cơ hội tốt để các nhà công thương Việt Nam hội nhập với thị trường quốc tế, quảng bá các sản phẩm của mình ra nước ngoài và học hỏi thêm kinh nghiệm kinh doanh: “Hỡi các nhà doanh nghiệp nước ta ơi, nay đã được bước chân đến chỗ đại thị trường của thế giới, phải đem con mắt tinh mà xem xét tình hình buôn bán ở ngoại quốc, lấy cái óc khôn mà suy tính những đường kinh tế hiện tại của nước nhà để đến khi về, biết đường mà chấn hưng thực nghiệp, bảo thủ lợi quyền thì tiền đồ thương giới của ta thực có hy vọng lớn ở đó” [68]
Tiểu kết
Phong trào chấn hưng thực nghiệp xuất phát từ những trí thức cấp tiến đầu thế kỷ XX đã đạt đến đỉnh cao chỉ sau hơn một thập niên sau đó khi giai cấp tư sản Việt Nam đã công khai tất cả những tư tưởng, lý luận và sách vở của họ thành hiện thực. Thông qua công cụ tuyên truyền báo chí, các nhà tư sản Việt Nam đã thổi một luồng gió lạ vào xã hội thuần nông, vào tinh thần nhược tiểu của đại bộ phận dân chúng. Đồng thời thông qua những việc làm
cụ thể, họ đã thể hiện một khát vọng cải cách mạnh mẽ nhằm đưa nền kinh tế Việt Nam ngày càng giàu mạnh, sánh ngang với các cường quốc trên thế giới.
Thực tế, hoạt động chấn hưng thực nghiệp của giai cấp tư sản Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, đặc biệt là trên lĩnh vực công thương khi tinh thần trọng thương đã thấm sâu vào đông đảo các tầng lớp xã hội, xuất hiện nhiều nhà công thương nổi danh, được nhiều người kính trọng, ngưỡng mộ như Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Sơn Hà, Nguyễn Hữu Thu, Trương Văn Bền...
Tuy nhiên do thế lực kinh tế còn non yếu lại chịu sự cạnh tranh, chèn ép của tư sản nước ngoài nên để giữ vững được địa vị kinh tế, giai cấp tư sản Việt Nam đã phải tìm cách để bảo vệ quyền lợi cho mình. Và báo chí một lần nữa lại thể hiện một vai trò tích cực.
CHƢƠNG 3
DÒNG BÁO CHÍ KINH TẾ HÀ NỘI TRONG VIỆC BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA GIỚI TƢ SẢN VIỆT NAM
Về vai trò của dòng báo kinh tế Hà Nội trong việc bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản Việt Nam chúng tôi lựa chọn ba nội dung chính để đi sâu phân tích: trong cuộc cạnh tranh với tư sản Hoa kiều; trên lĩnh vực chính trị, văn hóa; trong việc vận động thành lập các hội buôn và cổ vũ tinh thần đoàn kết trong giới công thương.
3.1. Dòng báo kinh tế Hà Nội trong cuộc cạnh tranh giữa tƣ sản Việt Nam với tƣ sản Hoa kiều
Đối với tư sản Việt Nam, cạnh tranh chính là biện pháp hữu hiệu bảo vệ không gian sinh tồn. Cạnh tranh kinh tế được coi là khâu đột phá và cạnh tranh trí não được xem là nhân tố quyết định thành công.
Giai cấp tư sản Việt Nam ngay từ khi mới ra đời đã phải đương đầu với cuộc cạnh tranh không cân sức với tư sản Pháp và tư sản Hoa kiều. Với chính sách bảo hộ của chính quyền thuộc địa và nước Pháp, thị trường Đông Dương trở thành thị trường độc quyền của tư bản Pháp, cho dù tư bản Hoa Kiều lấn lướt ở thời kỳ đầu, nhưng về sau không thể cạnh tranh nổi với tư bản Pháp. Tư sản Việt Nam đã phải than thở rằng:“Đời bây giờ nghề làm ăn chật hẹp, mà người ngoại quốc đến nước ta ngày càng đông, hễ nghề của mình hơi thấy sa sút mà họ thừa cơ nắm lấy” [117] Để có được chỗ đứng trên thương trường, trong hai đối thủ, tư sản Việt Nam đã chọn tư sản Hoa Kiều trong cuộc đấu tranh để giành lại thị phần. Thông qua báo chí, chúng ta sẽ có được cái nhìn toàn diện hơn về cuộc tranh thương này.
Thiết lập với người bản xứ một sợi dây buôn bán bền chặt thành truyền thống doanh thương từ rất lâu đời, cộng đồng Hoa kiều ở Việt Nam bành trướng ngày một lớn. Cho đến đầu thế kỷ XX, thế lực Khách trú “ở nơi nào cũng giữ phần lợi lớn” [96], về thị phần và các hoạt động thương mại: “không có hang hóa nào là khỏi tay họ buôn bán cả. Đi đến đây ta cũng thấy họ, từ nơi thành thị đô hội cho đến nơi hang cùng, nào là của hàng to, nào là cửa hàng nhỏ chỗ nào cũng có...” [115]. Để tạo ra sức cạnh tranh tại nơi đất khách quê người, những người Hoa kiều cũng lập ra các hội đoàn thương mại giữa các nhà buôn bán, kinh doanh trong nhiều ngành nghề khác nhau, chẳng hạn như hội thương gia Hoa kiều Nam kỳ (thành lập năm 1900), Tổng hội thương mại Hoa kiều Việt Nam (thành lập năm 1904)...hay một loạt các Hội ngân hàng, Hội vận tải, Hội buôn bán tạp phẩm, Hội kinh doanh lúa gạo, Hội xuất nhập khẩu...Đặc biệt họ cũng xuất bản Nam kỳ hoa kiều nhật báo để cổ động, bênh vực cho cả cộng đồng hơn 20 vạn người này.
Phong trào “Tẩy chay khách trú” diễn ra năm 1919, khởi đầu ở Nam Kỳ sau lan toả khắp cả nước, từ Hải Phòng, Hà Nội đến nhiều tỉnh lỵ như Nam Định, Phủ Lý, Thái Bình...Nhiều hoạt động biểu tình, rải truyền đơn diễn ra rất tự do ngoài đường phố. Những người tham gia phần đông là học sinh những trường Cao đẳng, con cháu những gia đình tư sản lớn nhỏ, một số viên chức. Họ đưa ra những khẩu hiệu “Người Việt Nam dùng hàng Việt