Khai Hóa nhật báo

Một phần của tài liệu Hoạt động kinh tế của giai cấp tư sản Việt Nam đầu thế kỉ XX qua dòng báo chí kinh tế Hà Nội (Trang 36)

Sau khi Thực nghiệp dân báo ra đời được một năm, ở Hà Nội xuất hiện tờ nhật báo kinh tế thứ hai là Khai Hóa nhật báo. Khai Hóa nhật báo ra số đầu tiên vào ngày 15-7-1921. Sáng lập tờ báo là nhà tư sản nổi tiếng Bạch Thái Bưởi. Chủ bút đầu tiên của Khai hóa là Lê Văn Phúc, sau đó lần lượt là Đỗ Thận, Lê Sĩ Tố và Lê Xuân Hựu.

Toàn soạn Khai Hóa nhật báo nằm ở 82 phố Hàng Gai, Hà Nội. Báo được in tại nhà in Đông kinh ấn quán. Báo Khai Hóa tồn tồn tại trong 7 năm. Số cuối cùng 1713 ra ngày 10-9-1927.

Về nội dung, Khai Hóa nhật báo gồm 4 trang, trang đầu thường đăng các bài luận thuyết, văn vần, văn xuôi, có mục doanh hải tùng đàm, các bài dư luận; trang hai là mục thời sự, tiểu thuyết; hai trang sau dành trọn để đăng quảng cáo. Các mục trên trang quảng cáo rất đa dạng, từ hàng tiêu dùng, sách báo, vận tải, thuốc, rao hàng, đăng việc riêng…cho đến xổ số.

Sự ra đời của Khai Hóa nhật báo được đón nhật nhiệt liệt “từ nay trong báo giới lại có thêm được một bạn đồng nghiệp, những nhà thương mại lại được thêm một mối giao hàng, những nhà văn sĩ lại thêm được một trường ngôn luận, những hội lớn bé lại thêm được một cái cơ quan cho việc cổ động phổ thông, văn hóa trong xã hội nước nhà cũng vì có thêm được một tờ báo mà mau tiến bộ được ít nhiều nữa” [78]

Khai Hóa nhật báo ra đời với mục đích giúp “đồng bào tự khai hóa cho nhau, dạy bảo lẫn nhau, khuyên nhủ lẫn nhau, kiềm chế lẫn nhau, duy trì cái phong hóa cũ, giữ cho nó biến cải một cách điều hòa phải lẽ, dung hợp các

văn hóa cũ với văn minh mới, giúp vào sự truyền bá và sự tiến hóa của quốc văn, cùng là mở mang các con đường thực nghiệp…” [77]

Một phần của tài liệu Hoạt động kinh tế của giai cấp tư sản Việt Nam đầu thế kỉ XX qua dòng báo chí kinh tế Hà Nội (Trang 36)