Tờ báo kinh tế đầu tiên trong làng báo chí quốc ngữ Việt Nam là tờ
Nông cổ mím đàm ra đời năm 1901 ở Nam Kỳ. Trên măng – xét báo ghi là “ Causeries sur I’ agriculture et le commerce” tức là “Uống trà nói chuyện nông nghiệp và thương mại”. Nổi bật trong nội dung của tờ báo này là mục “Thương cổ luận” giới thiệu kinh nghiệm, cổ vũ đi vào thương trường, canh nông, kỹ nghệ…Mục “Lời rao” chứa đựng nhiều thông tin kinh tế, phác họa sự chuyển biến kinh tế - xã hội xứ Nam Kỳ. Ngoài Nông cổ mím đàm, thời kỳ này ở Nam Kỳ cò có một tờ báo uy tín dưới sự điều khiển của Trần Chánh Chiếu (Gilbert Chiếu) là Lục tỉnh tân văn. Là một tờ báo cổ vũ cho phong trào duy tân, Lục tỉnh tân văn tỏ ra có nhiều kinh nghiệm trong việc cổ vũ chấn hưng dân trí, dân khí, hợp quần kinh doanh chống lại sự độc quyền của tư bản Pháp, sự cạnh tranh của tư sản người Hoa, người Ấn.
Ở Hà Nội, Tờ báo quốc ngữ đầu tiên là “Đăng cổ tùng báo” (Tiền thân là Đại Nam đồng văn nhật báo) được coi là cơ quan ngôn luận của Đông Kinh Nghĩa Thục đã thể hiện nhiều tư tưởng tiến bộ về kinh tế . Đăng cổ tùng báo
quan niệm “làm giàu tức là ái quốc”… Tiền còn trong tay người An Nam th́ sau này c ̣òn có nghề mà làm được , chứ tiền sang tay chú Khách hết cả rồi thì đến nỗi người An Nam chết đói sau chỉ trong kẻ chết đói trước thôi”. Đó chính là tiếng nói bập bẹ đầu tiên của cái gọi là “lòng ái quốc” mà giai cấp tư sản Việt Nam đã phát động trong các phong trào Tẩy chay khách trú sau này.
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp tư sản Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ tăng lên về số lượng và chất lượng, từ một tầng lớp thành một giai cấp, và đặc biệt họ đã bắt đầu có ý thức về quyền lợi giai cấp, nhất là bộ phận tư sản dân tộc. Hầu bao của các nhà tư sản thời kỳ này đã nặng hơn do làm ăn hiệu quả hơn so với giai đoạn trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất mà cái xu hướng thực nghiệp lại đã được ươm mầm từ lâu, đời sống báo chí thì sôi nổi, tạo điều kiện cho các tờ báo kinh tế ra đời nhiều hơn. Và một loạt các tờ báo kinh tế đã ra đời ở Hà Nội trong đó tiêu biểu là Thực nghiệp dân báo, Khai Hóa nhật báo và Hữu Thanh tạo chí.