Trong công nghiệp

Một phần của tài liệu Hoạt động kinh tế của giai cấp tư sản Việt Nam đầu thế kỉ XX qua dòng báo chí kinh tế Hà Nội (Trang 51)

Giai cấp tư sản Việt Nam đã nhận thức rất rõ về vai trò của công nghiệp. Công nghiệp là ngành sản xuất ra khối lượng của cải vật chất rất lớn cho xã hội, là yếu tố quyết định trình độ giàu nghèo của một nước, là thước đo

tài trí của dân : “Dân tộc nào cũng vậy, công nghệ tinh xảo thì nước giàu, công nghệ chiết liệt thì nước nghèo, cứ xem trình độ công nghệ của nước nào tiến hay thoái, đủ lấy đó làm thước đo tài năng của nước đó cao hay thấp, lại lấy đó làm cái cân lường được tài trí cảu dân nước ấy nhiều hay ít”.[85]

Công nghiệp có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác như nông nghiệp, giao thông vận tải, đặc biệt là thương mại “Việc buôn bán là con đường doanh nghiệp rất trọng của quốc dân, mà công nghệ lại là cái cốt yếu của việc buôn bán, công nghệ có phát đạt, buôn bán mới thịnh vượng” [69]

Công nghiệp còn tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở các vùng khác nhau, sản xuất ra những sản phẩm mới dựa trên những công nghệ mới vì thế tạo khả năng mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường lao động, tạo ra nhiều việc làm mới và tăng thu nhập : “những công nghệ mới nước ta do Thương nghiệp bảo tàng viện đã phát minh trong hơn hai mươi năm trời nay để giúp cho những dân nghèo khó, cũng là những đàn bà con trẻ, có cách sinh nhai dễ dàng mà không cần đến tư bản. Những công nghệ này thì toàn dung bằng những vật liệu rất thông thường trong nước, phần nhiều làm bằng tay, chứ không phải dung đến máy móc. Ở nước ta biết bao nhiêu hạt không đủ ruộng cho dân cày cấy để sinh nhai, lại nhiều nơi có lắm đất song vụ chiêm thì không có nước, vụ mùa thì ngập lụt, xưa kia rất là khốn cực, mà từ ngày có những nghề mới thì đường sinh kế được phong túc lắm”.[67]

Công nghiệp muốn phát triển có tính cạnh tranh cao, trước hết các nhà sản xuất phải nắm bắt được thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng trong nước, từ đó lập kế hoạch sản xuất và bán sản phẩm phù hợp và đầu tư thỏa đáng cho việc phát triển kỹ nghệ sản xuất. Các nước trên thế giới đang ganh đua nhau về công nghệ. Công nghệ càng hiện đại thì sản phẩm sản xuất ra vừa nhiều, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, giá rẻ. Nước nào có công nghệ càng cao

thì sản phẩm tiêu thụ càng nhiều, không chỉ thỏa măn nhu cầu tiêu dùng hàng hóa trong nước mà còn lưu thông rộng rãi trên thị trường thế giới “Đời bây giờ là đời công chiến, phàm nghề nghiệp gì cũng phải ganh đua nhau mà làm cho rất khéo, rất đẹp, để rộng đường tiêu thụ mà giữ lấy lợi quyền. Bởi vì hàng hóa có tiêu thụ nhiều thì vừa đủ dùng cho người trong nước, khỏi phải mua đồ ngoại hóa để đến nỗi tiền của lậu chi ra ngoài, lại vừa có thể bán cho người ngoại quốc được nữa. Cho nên công nghệ mà phát đạt thì thật là một cái nguồn lợi làm giàu cho nước vậy” [86]

Không chỉ có vậy, giới tư sản nước ta kêu gọi muốn chấn hưng công nghệ, nhất thiết phải chú trọng đến sự học, tức là cần thiết phải nâng cao dân trí cho các nhà công nghệ bởi “cái điều cốt yếu của nhà làm thợ tức là sự học”. Sự học công nghệ cũng giống như sự học ở các ngành nghề khác, lập trường kỹ nghệ, mở khoa nghệ học, có cách dậy kỹ nghệ, lại phải có chí khí, chịu khó, nhẫn nại “cách học công nghệ cũng không khác gì học các khoa học khác, tất phải có trường học, có lớp dạy, có thầy bảo, chữ nghĩa được tinh thông mới mong hiểu được cách chế tạo thiên kỳ vạn xảo, toán pháp phải sành sỏi mới dự toán được việc xếp đặt lớn nhỏ trọng khinh. Lại phải có chí nhẫn nại, không vì khó hiểu mà nản chí, hết sức nghiên cứu, không vì lao lực mà ngã lòng, đem hết tinh tam nghị lực, học nghề gì cũng phải cho biết thấu đến gốc rễ, mới gọi là học nghề được” [85]

Đối với các làng quê, các nhà công thương ta hô hào cổ động các làng tổ chức sáng lập những xưởng công nghệ, kêu gọi lập hội “lập hội rồi mượn những người thiện nghề như nghề đan, nghề dệt, nghề chăn tằm, nghề làm len, nghề đan mũ, nghề đúc đồng, nghề thêu...về dạy bảo. Khi hội được thành lập nên giao trách nhiệm cho bọn người có học vấn, có lịch duyệt, có tư bản, đứng quản trị giám sát các công việc làm của tài chính hội; nếu nhờ hương hội đứng bảo hộ trông nom cho cũng được. Muốn chắc chắn hơn thì chi bằng

nhờ ngay các quan thân dân, cứ mỗi tháng mỗi lần về chứng quả kiểm điểm công việc của hội” [64]

Các nhà tư sản Việt Nam cũng thấy được mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ. Công nghệ muốn phát đạt cần chú ý đến khoa học. Nều công thương Việt Nam chỉ có thể phát triển một cách bền vững khi sở hữu trong tay một nền khoa học kỹ thuật vững vàng “Nay muốn cho tiền của được dư dụ, phải làm như thế nào cho công nghệ được thịnh vượng, mà muốn công nghệ được thịnh vượng phải học lấy cách chế tạo bằng cơ khí, máy móc, có làm được đồ khéo, chế được hàng tốt thì mới có thể cạnh tranh với ngoại thương được. Nếu không thì đồ hàng của mình xấu mà muốn buôn tranh với người, khác nào đem cái bát đàn mà bày lẫn với pha lê, ngọc thạch...ai ngờ dại gì lại bỏ của tốt mà chuộng lấy của xấu bao giờ. Đó là vấn đề rất thiết yếu ở trong thực nghiệp giới”. [76]

Sự nghiên cứu khoa học là rất cần thiết nhưng trước tiên ta phải “học lấy những máy móc cần dùng để mà giúp cho sự công nghệ nước nhà thêm phần tinh xảo, khiến cho khí cụ đủ cung cấp cho người trong nước, khỏi cái gì cũng không làm được, thượng vàng hạ cám, nhất thiết là phải đi mua của người, thì tài hóa lậu chi biết bao nhiêu mà kể, đường thực nghiệp còn mong gì chấn hưng, nền kinh tế còn mong gì thịnh vượng được nữa”. [80]. Theo các nhà tư sản Việt Nam thì điều quan trọng trước hết để chấn hưng công nghiệp là ta nên học lấy những phát minh khoa học về máy móc cơ khí của các nước trên thế giới để công nghệ nước nhà vừa cung cấp hầu hết các tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho tất cả các ngành kinh tế vừa tạo ra các sản phẩm tiêu dùng có giá trị, góp phần phát triển nền kinh tế, chấn hưng thực nghiệp và nhất là không để quyền lợi kinh tế lọt vào tay tư bản nước ngoài.

Trong thời gian này, nhiều nhà tư sản Việt Nam đã rất thành công trong những ngành kỹ nghệ tưởng chỉ có người Tây độc chiếm. Ngô Tử Hạ đầu tư vào ngành in và trở thành nhà tư bản in và bất động sản hàng đầu xứ Đông

Dương; Nguyễn Sơn Hà lập hăng sơn chế ra loại sơn Ré sistanco cạnh tranh được với sơn Pháp trên cả các thị trường Lào, Campuchia và Thái Lan. Từ một điền chủ có 18,000 héc-ta ruộng, Trương Văn Bền mở hăng xà bông “Trương Văn Bền và các con”, cho ra đời bánh “xà bông cô Ba”, đánh bại các loại xà bông nhập cảng, thâu tóm thị trường Đông Dương rồi xuất sang Hương Cảng, châu Phi, Tân Đảo...

Chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa

Muốn nền sản xuất trong nước phát triển thì phải coi trọng việc tiêu dùng hàng nội hóa. Thái độ của người tiêu dùng đối với mỗi nhà sản xuất được coi là nhân tố có tính chất sống còn đối với vận mệnh dân tộc: “Muốn chiếm lấy cái địa vị ưu thắng trong đường kinh tế lại cần thiết phải trọng quốc hóa, khinh hàng ngoại mới được. Quốc hóa là đồ dùng trong nước ta tạo ra ta phải trọng; ta phải trọng đồ nội hóa tức là trọng cái vận mạng của nòi giống ta vậy” [81]

Để người tiêu dùng có thái độ tốt với hàng nội hóa thì các nhà công thương phải biết tôn trọng khách hàng và trọng danh dự bản thân. Nếu để mất danh dự bản thân và uy tín với khách hàng tất yếu sẽ dẫn đến sự lụn bại. Chữ tín là cơ sở kết nối bền vững mối quan hệ giữa khách hàng và nhà kinh doanh. Hiểu được điều đó, các nhà tư sản luôn khuyên nhủ nhau: “ta nên lấy tín thực làm đầu” [76]

Tệ sùng bái hàng ngoại thời kỳ này bị phê phán rất mạnh mẽ : “đồng bào ta vẫn không bỏ được tính hiếu dị, coi ngoại hóa như rồng như phượng mà đối với nội hóa hình như có ý lănh đạm, thờ ơ, cái gì cũng thích hàng ngoại hóa. Từ y phục cho chí khí dụng và các thứ khác nhất nhất toàn ngoại hóa cả ! Những thứ người mình không thể chế tạo được đã đành. Đến những cái mà người mình làm ra được không kém gì ngoại hóa mà cũng không thèm dùng ! Kìa như đồ vàng, đồ bạc người mình làm lụng tinh xảo, người ngoại

quốc thường đến mua dùng: sa, lĩnh, xuyến ở La Khê, lụa, lượt, nhiễu ở làng Bộ La; đồ sứ công ty Hợp Lợi có kém gì ngoại hóa mấy nỗi mà cũng chê rẻ, chê ôi”.[98]

Trong bài “Muốn nước giàu thịnh kịp dùng đồ nội hóa” cũng có viết: “Đương kim nước nào giàu, dân nào mạnh cũng toàn nhờ công thương kỹ nghệ...Muốn ganh đua nhau chốn thương trường, bảo tồn vận mệnh thì tức phải nhìn ngay nghề công cổ là cái cơ quan lớn nhất trong đường kinh tế, song muốn chiếm lấy cái địa vị ưu thắng trong đường kinh tế,, lại cần thiết phải trọng quố hóa, khinh ngoại hóa mới được...quốc hóa là đồ dùng trong nước ta chế tạo ra, ta phải trọng; ta trọng đồ nội hóa tức là ta trọng cả giống nòi ta vậy. Chẳng những tiêu dùng trong nước để không mất cái lợi nguyên của mình, ta hãy còn vận xuất giao thông cùng nước người, chiếm lấy mối lợi với người trong thế giới nữa...” [115]

Một trong những biện pháp để chấn hưng nội hóa chính là phát triển công nghệ, bởi lẽ “công nghệ nước ta khoáng trương rộng ra mà chế tạo được nhiều hóa vật để cho trong nước dùng. Các nhà buôn bán cứ chở hóa vật ấy ở xứ này ra xứ khác để bán khắp cả trong nước thì mỗi năm ta đỡ được bao nhiêu tiền đi mua hóa vật ở nước ngoài. Không những thế, công nghệ phát đạt mà mỗi ngày chế thêm nhiều mãi hóa vật ra, thì lại có thể đem bán ra ngoài mà thu lợi về cho trong nước nữa. Thế thì cái số xuất cảng, đồ quốc hóa có thể mỗi ngày một thêm lên mà số nhập cảng ngoại hóa mỗi ngày lại bớt đi, thì sự buôn bán mới gọi là phát đạt mà ganh đua với người được” [99]

Trong phong trào “chấn hưng nội hóa” trên các trang báo luân xuất hiện những khẩu hiệu cổ vũ từ các trang quảng cáo như : “người An Nam nên dùng hàng hóa của An Nam làm, vừa đẹp vừa giúp cho công nghệ An Nam được tấn tới” [44]. Mục quảng cáo của cửa hiện Chân Thụy (Hà Nội) không ít lần hiện diện trên mặt báo, ngay lập tức gây ấn tượng mạnh bởi dòng chữ to

in đậm nổi bật: “Ta nên dùng đồ nội hóa” mỗi này lại khắc sâu thêm vào tâm trí độc giả, đồng thời cũng là khách hàng tiêu dùng trên thị trường.

Một phần của tài liệu Hoạt động kinh tế của giai cấp tư sản Việt Nam đầu thế kỉ XX qua dòng báo chí kinh tế Hà Nội (Trang 51)