Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam - chi nhánh phúc yên (Trang 117)

5. Kết cấu luận văn

4.3.2.Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

a. Nâng cao vai trò và hiệu quả của Cơ quan Thanh tra giám sát thuộc NHNN

Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng nhà nước với chức năng thực hiện chức năng thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và giám sát chuyên ngành về ngân hàng trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của NHNN; tham mưu, giúp Thống đốc NHNN quản lý nhà nước đối với các tổ chức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tín dụng, tổ chức tài chính quy mô nhỏ, hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác; thực hiện phòng, chống rửa tiền theo quy định của pháp luật.

Thực tế cho thấy, hiện nay hoạt động thanh tra ngân hàng của bộ máy thanh tra thuộc NHNN Việt Nam chủ yếu là kiểm tra tính tuân thủ pháp luật trong hoạt động ngân hàng và đánh giá về sự an toàn của NHTM. Về đánh giá hệ thống kiểm soát rủi ro của các NHTM, thanh tra ngân hàng chưa thực hiện việc đánh giá rủi ro một cách có hệ thống, chưa có tiêu chí để thực hiện việc đánh giá này và chưa thực sự đánh giá toàn diện, kiến nghị cụ thể về hệ thống kiểm soát rủi ro của các NHTM qua các cuộc thanh tra. Như vậy, để thanh tra ngân hàng thực hiện được vai trò đánh giá hệ thống kiểm soát rủi ro của NHTM, cần phải thực hiện các giải pháp:

Về nội dung hoạt động, chuyển từ chủ yếu là thanh tra tuân thủ sang chủ yếu là giám sát và thanh tra theo rủi ro.

Về phương thức hoạt động, vẫn bao gồm giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ, nhưng giám sát phải là phương thức trọng yếu, bao gồm cả cảnh báo sớm và cảnh báo xa.

Về nhân sự thanh tra, nâng cao chất lượng, trình độ nghiệp vụ của đội ngũ thanh tra ngân hàng. Có thể tiến tới xây dựng hệ thống giám sát từ xa của Thanh tra ngân hàng thông qua mạng thông tin trực tuyến với các NHTM.

Công tác thanh tra hoạt động tín dụng cần thực hiện thường xuyên hơn và nâng cao tình độ đội ngũ thanh tra viên để có khả năng phát hiện kịp thời các sai sót, xu hướng lệch lạc trong phân tích tín dụng…để chỉ đạo và phòng ngừa, chỉnh sửa và khắc phục một cách triệt để. Quá trình thanh tra cần phòng ngừa xu hướng cạnh tranh không lành mạnh, buông lỏng các điều kiện tín dụng dẫn tới nguy cơ rủi ro trong hoạt động tín dụng của không chỉ một ngân hàng mà cả hệ thống.

b. Thiết lập các kênh thông tin đáng tin cậy

Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) là một trong những kênh thông tin giúp đối phó với vấn đề thông tin không cân xứng, tuy nhiên, hiện nay thông tin tín dụng mà trung tâm cung cấp vẫn chưa đáp ứng được cả về mặt số lượng và chất lượng.

Để nâng cao tính hiệu quả và thúc đẩy động lực làm việc, có thể nghiên cứu chuyển đổi Trung tâm này sang hình thức một công ty cổ phần có sự góp vốn của các ngân hàng thương mại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trước mắt, thực hiện hoàn thiện hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng CIC của NHNN, bao gồm: thông tin tín dụng phải bao hàm tất cả các thông tin về tình hình vay vốn của khách hàng tại các TCTD, phải có sự phân tích thông tin tổng hợp về khách hàng để lưu ý các NHTM. Bên cạnh đó, cần quy định chặt chẽ về trách nhiệm của các NHTM đối với chất lượng thông tin cung cấp, thời gian cung cấp và bảo mật thông tin. Củng cố đội ngũ cán bộ, hiện đại hóa và tự động hóa tất cả các công đoạn xử lý nghiệp vụ để tạo ra nhiều sản phẩm thông tin để các NHTM có thể dễ dàng thu thập và khai thác triệt để thông tin.

Tiến tới thành lập tổ chức xếp hạng doanh nghiệp thông qua việc đánh giá tình hình kinh doanh, tài chính của các doanh nghiệp và tính điểm xếp hạng. Như vậy, các NHTM sẽ có cơ sở để đánh giá đúng hơn về các khách hàng doanh nghiệp. Để có thể xếp hạng doanh nghiệp, yêu cầu các doanh nghiệp phải kiểm toán báo cáo tài chính, công khai thông tin với các cơ quan quản lý.

Tạo lập kênh thông tin liên thông giữa các cơ quan chức năng như Thuế, Hải quan, Tòa án, Công an, các ngành …với NHNN để có thể nắm bắt thông tin về các cá nhân, tổ chức. Trên cơ sở đó, NHNN sẽ có các cảnh báo, lưu ý đối với các NHTM qua trung tâm CIC.

c. Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh ngân hàng Cải cách văn bản luật pháp trong hoạt động kinh doanh ngân hàng: Để tránh chồng chéo và tạo thuận lợi cho cán bộ ngân hàng. NHNN cần sớm có văn bản pháp quy mới cho hoạt động kinh doanh ngân hàng trên cơ sở các văn bản hiện có và bổ sung các quy định mới phù hợp với tình hình phát triển hiện nay.

Đưa ra các biện pháp hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng theo hướng cơ bản: Việc quy định bằng văn bản pháp luật về trách nhiệm của Hội đồng Quản trị và Ban điều hành của các NHTM trong việc đảm bảo quản lý rủi ro có tác dụng nâng cao ý thức của họ về việc phải luôn luôn gắn liền mục tiêu phát triển kinh doanh với sự đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng thông qua các chiến lược quản lý rủi ro. NHNN cần có quy định, hướng dẫn rõ ràng về tổ chức bộ máy kiểm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tra, kiểm toán nội bộ trong các NHTM, trách nhiệm của các kiểm toán viên nội bộ. NHNN tiếp tục thực hiện cơ cấu lại hệ thống các NHTM, kiên quyết xử lý các ngân hàng yếu kém, chấn chỉnh hoạt động quản trị, điều hành và kinh doanh của các NHTM. Tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp lý về tổ chức, hoạt động của NHTM và xác định rõ trách nhiệm của Hội đồng quản trị và Ban điều hành NHTM trong việc phải duy trì cơ chế kiểm soát nội bộ hiệu quả.

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam - chi nhánh phúc yên (Trang 117)