Những hạn chế

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam - chi nhánh phúc yên (Trang 90)

5. Kết cấu luận văn

3.3.2. Những hạn chế

a. Hạn chế đối với công tác xây dựng và thực hiện chính sách tín dụng

Để thực hiện cấp tín dụng một cách chủ động, có sự nghiên cứu kỹ càng, lựa chọn những thị trường mục tiêu phù hợp với đặc thù của ngân hàng và ít rủi ro, cần phải xây dựng chiến lược, kế hoạch tín dụng và định hướng thị trường,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

khách hàng mục tiêu. Tuy nhiên hiện nay BIDV Phúc Yên vẫn chưa xây dựng được một chiến lược tín dụng rõ ràng do BIDV Phúc Yên chưa có bộ phân chuyên trách thực hiện nghiên cứu, phân tích và xây dựng định hướng tín dụng, chính sách tín dụng phù hợp với thực tế hoạt động tại chi nhánh. Việc xây dựng định hướng tín dụng tại BIDV Phúc Yên thực hiện một cách tự phát, thực hiện tùy từng thời điểm. Bên cạnh đó, cũng không có bộ phận thường xuyên cập nhật diễn biến thị trường để điều chỉnh định hướng/chuẩn bị số liệu cho kỳ tiếp theo.

Khả năng phân tích ngành nghề yếu kém, bên cạnh đó lại chưa có các bộ chỉ tiêu chuẩn của từng ngành, do đó không đưa ra được định hướng cho hoạt động tín dụng, nhằm hạn chế đầu tư vào những ngành, thành phần kinh tế làm ăn kém hiệu quả.

Tại BIDV Phúc Yên, việc thực hiện tiếp thị bán các sản phẩm ngân hàng cho khách hàng là thuộc trách nhiệm của bộ phận QHKH song công tác triển khai còn rất nhiều tồn tại như sau:

Chính sách tín dụng luôn hướng tới các doanh nghiệp lớn nên đã tự mình xa rời các đối tượng khách hàng còn lại như DNVVN, cá nhân, hộ gia đình. Mặc dù đã có định hướng phát triển đối với loại hình DNVVN, cho vay thể nhân nhưng do chỉ đạo chưa quyết liệt nên tỷ trọng đầu tư tín dụng đối với khu vực này còn thấp. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công tác hạn chế rủi ro.

Hiện nay chính sách cho vay của BIDV Phúc Yên tương đối chặt chẽ nhưng lại chưa có tiêu thức cụ thể để đánh giá và dự đoán về khách hàng; quy định về tài sản đảm bảo và điều kiện vay tín chấp khá nghiêm ngặt... Những điều này có vẻ hạn chế khách hàng và ảnh hưởng đến cơ cấu cấp tín dụng cũng như sự đa dạng về khách hàng của chi nhánh. BIDV Phúc Yên cũng chưa xây dựng chiến lược tiếp cận khách hàng mục tiêu cụ thể mà chỉ thực hiện cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng đối với các khách hàng tự đến đặt quan hệ với chi nhánh nên chưa xây dựng được nền khách hàng truyền thống đa dạng. Chính vì hoạt động kinh doanh của BIDV Phúc Yên còn mang tính thụ động nên khả năng phòng ngừa và hạn chế rủi ro là không cao. Đồng thời đã xảy ra thực tế là một số khách hàng tốt (tình hình tài chính lành mạnh và quan hệ vay trả nợ đúng hạn) đã chấm dứt quan hệ với BIDV Phúc Yên do chính sách tín

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dụng nghiêm ngặt, chất lượng dịch vụ và chất lượng phục vụ khách hàng còn chưa cao; thủ tục rườm rà...

b. Hạn chế đối với công tác tác nghiệp tín dụng

Về xếp hạng tín dụng nội bộ

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là cơ sở để xếp nhóm khách hàng, xác định chính sách trong cấp tín dụng đối với khách hàng (bao gồm chính sách tài sản bảo đảm, chính sách cấp tín dụng đối với khách hàng...).

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp vẫn còn một số hạn chế, đó là:

Bộ chỉ tiêu đánh giá hiện được áp dụng chung cho mọi đối tượng khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng là chưa phù hợp. Các chỉ tiêu về quy mô vốn, quy mô tài sản, doanh thu, lao động, … áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp (DNNN, DNNVV) sẽ phản ánh không chính xác thực trạng doanh nghiệp. Ngân hàng chưa có mức chuẩn chung về tình hình tài chính, tốc độ tăng trưởng, khả năng sinh lời… riêng cho từng ngành nên việc áp dụng cùng một chỉ tiêu chung cho các ngành khác nhau cũng dẫn đến việc chấm điểm có thể chưa phản ánh đúng thực trạng doanh nghiệp.

Bộ chỉ tiêu chấm điểm khách hàng có nhiều chỉ tiêu được đánh giá phụ thuộc vào cảm tính của cán bộ tín dụng và không đưa ra thước đo cụ thể để chấm điểm. Nhiều trường hợp cán bộ tín dụng điều chính theo suy nghĩ chủ quan các chỉ tiêu này để tránh việc chuyển nhóm khách hàng dẫn đến các việc thực hiện chấm điểm sẽ không chính xác.

Về quy định phân cấp xác định giới hạn tín dụng/cấp tín dụng

Xác định giới hạn tín dụng là bước vô cùng quan trọng trong quản lý rủi ro tín dụng. Trong hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp, nói chung có 2 cấp độ rủi ro chính: rủi ro tổng thể của khách hàng và rủi ro của bản thân các giao dịch. Xác định giới hạn tín dụng nhằm xác định rủi ro tổng thể (được hiểu là doanh nghiệp thua lỗ, mất khả năng trả nợ). Trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện rất nhiều giao dịch. Rủi ro của một giao dịch không nhất thiết dẫn đến rủi ro hệ thống, nhưng nếu xảy ra rủi ro hệ thống thì mọi giao dịch sẽ chịu rủi ro.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Do đó xác định giới hạn tín dụng cần được một bộ phận độc lập và chuyên môn hóa thực hiện để đảm bảo tính khách quan và hướng đến các chuẩn mực quốc tế như nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu đã đề ra. Vì vậy sự phân cấp trong xác định giới hạn tín dụng chưa đảm bảo được yêu cầu này.

Về quy trình tín dụng

Việc áp dụng Quy trình 379 đối với các khách hàng bán buôn và Quy trình 4599 đối với khách hàng bán lẻ là sự ứng dụng quy trình cấp tín dụng của hệ thố ng ngân hàng B I D V , đã đem lại một số thay đổi tích cực như tăng cường khả năng kiểm soát tính tuân thủ các quyết định cấp tín dụng thông qua bộ phận QHKH, nâng cao tính khách quan trong hoạt động cấp tín dụng. Tuy nhiên cũng tồn tại những hạn chế:

Mục đích nâng cao tính khách quan, phản biện tín dụng bằng cách phân tách Phòng tín dụng thành Phòng QHKH, Phòng QTTD và Phòng Quản lý rủi ro tại Chi nhánh chỉ đạt về hình thức, nặng về thủ tục giấy tờ chứ chưa đáp ứng được yêu cầu về bản chất. Xét về mặt cơ cấu tổ chức bộ máy, mặc dù Phòng QLRR có ý kiến độc lập trong cấp tín dụng nhưng vẫn thuộc sự quản lý của Ban Giám đốc, vẫn chịu sự điều hành và hưởng các lợi ích từ hoạt động của Chi nhánh, do đó không thể đảm bảo thẩm quyền và sự khách quan về các phân tích, nhận định về các khoản vay. Trên thực tế để giải quyết nhanh các yêu cầu của khách hàng trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, Phòng QHKH tiến hành thẩm định song song cùng với Phòng QLRR, đồng thời cũng có lúc phải tiếp xúc với khách hàng để thu nhận thông tin, do đó các thông tin do Phòng QHKH cung cấp không còn nhiều ý nghĩa, mô hình bị phá vỡ vì tính khách quan không đạt được.

Mô hình tổ chức mới được bố trí theo hướng kiểm soát chặt chẽ rủi ro song lại làm tăng thời gian tác nghiệp do tất cả các khâu của quá trình tác nghiệp đều có 02 bộ phận chuyên môn thực hiện nhằm kiểm soát chéo lẫn nhau gây ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng và cơ hội kinh doanh của khách hàng.

Chưa phân định rõ trách nhiệm pháp lý của các Phòng tham gia trong hoạt động cấp tín dụng mà trong điều kiện vấn đề hình sự hóa các quan hệ kinh tế vẫn còn tồn tại đã dẫn đến tâm lý e ngại của các cán bộ có liên quan. Phòng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

QHKH chỉ đưa ra các đề xuất về cấp tín dụng còn Phòng QLRR thẩm định và phải có ý kiến đồng ý hay khôn g đồng ý về khoản vay. Tuy nhiên Phòng QLRR thường không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, một công việc rất quan trọng khi thẩm định tín dụng, trong khi khả năng thu thập thông tin rất khó khăn; lượng thông tin do Phòng QLRR - đơn vị tham mưu cấp tín dụng thu thập được phần lớn chỉ thông qua các phương tiện đại chúng - vốn có độ trễ rất lớn so với thực tế.

Cơ chế thông tin giữa các Phòng trong hoạt động cấp tín dụng chưa đảm bảo tính liên tục và toàn diện chưa có chế tài xử phạt trong cơ chế chia sẻ thông tin giữa các bộ phận QHKH, QTTD và QLRR và không phân định rõ trách nhiệm nên khả năng phòng ngừa và hạn chế rủi ro không cao.

Sự tuân thủ quy trình tín dụng của BIDV Phúc Yên có những thời điểm chưa nghiêm và thiếu thận trọng. Nhiều khoản tín dụng bị phê duyệt một cách vội vàng, chạy theo yêu cầu của khách hàng và được chỉ định của cấp phê duyệt từ trên xuống mà thiếu đi sự phân tích, thẩm định tín dụng của cán bộ quản lý khoản vay. Việc cấp tín dụng mang tính cảm tính, không dựa vào quá trình thu thập thông tin, phân tích và xử lý thiếu thận trọng và chính xác. Chi nhánh thực hiện đầu tư tín dụng ngoài địa bàn hoạt động của Chi nhánh nên việc kiểm tra tình hình kinh doanh, năng lực tài chính, tính trung thực trong sử dụng vốn vay và kiểm soát nguồn tiền của khách hàng không đảm bảo tính chính xác và kịp thời. Các vấn đề nêu trên làm khả năng phòng ngừa và hạn chế rủi ro của BIDV Phúc Yên còn hạn chế.

Về chất lƣợng phân tích tín dụng, giám sát khách hàng

Cán bộ các phòng chức năng có liên quan phần lớn mới ra trường chưa có kinh nghiệm nên chất lượng phân tích tín dụng, dự báo rủi ro, đề xuất các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro còn rất yếu.

Việc giám sát; kiểm tra khách hàng và khoản vay đôi khi chỉ mang tính hình thức. Một số khoản cho vay đối với khách hàng ngoài địa bàn còn chưa kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay kịp thời. Bên cạnh đó kỹ năng quản lý khách hàng, nguồn trả nợ, phát hiện những dấu hiệu bất thường trong hoạt động kinh doanh, để

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đề xuất giải pháp xử lý nhằm hạn chế tối đa rủi ro xảy ra bộ phận QHKH còn rất hạn chế.

c. Hạn chế đối với công tác giám sát

Chức năng giám sát được giao cho Phòng QLRR song với khối lượng công việc rất lớn: Quản lý tín dụng, Quản lý Rủi ro thị trường và tác nghiệp, tác nghiệp tín dụng, Quản lý hệ thống chất lượng, Kiểm tra nội bộ, thực hiện kiểm tra phòng chống tham nhũng, xử lý nợ xấu phát sinh, quản lý chung mọi hoạt động của BIDV Phúc Yên với đội ngũ cán bộ tương đối mỏng nên ảnh hưởng lớn đến chất lượng

công tác giám sát và phòng ngừa hạn chế rủi ro.

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam - chi nhánh phúc yên (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)