Kiến nghị với BIDV

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam - chi nhánh phúc yên (Trang 114)

5. Kết cấu luận văn

4.3.1.Kiến nghị với BIDV

a. Hoàn thiện chính sách tín dụng

Xây dựng cơ chế tín dụng phù hợp.

Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng như các doanh nghiệp khác muốn tồn tại và phát triển cần phải liên tục tìm kiếm thị trường và đẩy mạnh phát triển thị trường mà mình chưa hoạt động hiệu quả. Do vậy khi xây dựng cơ chế, chính sách cần phải có quan điểm kinh doanh và phục vụ rõ ràng không được coi trọng mặt này xem nhẹ mặt kia. Do đó những cán bộ làm cơ chế phải tôn trọng quan điểm này, để khi xác định mục tiêu hay nội dung của chính sách cơ chế phải nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình một cách tốt nhất.

Đối với khách hàng nói chung và nhất là khách hàng tín dụng: cơ chế tín dụng Ngân hàng phải phù hợp với mục đích sử dụng của khách hàng với lãi suất và kỳ hạn hợp lý, thủ tục đơn giản thuận tiện thu hút được nhiều khách hàng nhưng vẫn đảm bảo được lợi ích Ngân hàng.

Đối với hoạt động kinh doanh Ngân hàng: phạm vi, giới hạn tín dụng phải phù hợp với thực lực của bản thân Ngân hàng và đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường với nguyên tắc hiệu quả và an toàn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ngân hàng phải xác định được chiến lược phát triển tín dụng tùy thuộc thị trường mục tiêu, khả năng, thế mạnh của Ngân hàng mình. Từ đó xây dựng chính sách tín dụng khoa học, phù hợp các qui luật kinh tế thị trường, quy trình cụ thể, chi tiết để hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng mình theo hướng tăng trưởng bền vững, phát huy lợi thế so sánh, hiệu quả, ít rủi ro. Đưa ra chính sách cho vay đối với các khách hàng có quan hệ thân tín, quy trình cấp tín dụng thận trọng.

Để đảm bảo đưa hoạt động tín dụng BIDV phát triển theo đúng định hướng, đạt được mục tiêu an toàn, hiệu quả, tăng trưởng bền vững và kiểm soát được rủi ro cũng như tiến dần đến thông lệ quốc tế, chính sách tín dụng của BIDV cần phải hoàn thiện những nội dung cơ bản sau đây:

Cơ chế phân cấp uỷ quyền: Việc phân cấp, uỷ quyền trong phê duyệt tín dụng được thực hiện theo nguyên tắc:

Tuân thủ các quy định của pháp luật và chế độ của Ngân hàng TMCP Đầu tư &Phát triển Việt Nam về hoạt động tín dụng, đảm bảo an toàn, chất lượng và hiệu quả.

Xác định quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm của các cấp điều hành trong hoạt động tín dụng, tuân thủ quy trình xét duyệt tín dụng từ khâu xét duyệt tín dụng đến khâu kiểm soát.

Phù hợp với đặc điểm tổ chức và hoạt động, quy mô, điều kiện, khả năng và đặc điểm từng đơn vị, phù hợp với năng lực của người được phân cấp, uỷ quyền cũng như năng lực kiểm soát rủi ro của đơn vị được phân cấp.

Tăng cường các công cụ hữu hiệu giám sát tình hình thực hiện chính sách tín

dụng tại các chi nhánh thông qua các hình thức như sau: tăng cường kiểm tra, giám

sát, kiểm tra chéo giữa các chi nhánh, ban hành chế tài nghiêm minh, phù hợp đảm bảo các chi nhánh nghiêm túc thực hiện.

b. Hoàn thiện quy trình cấp tín dụng

Quy trình cấp tín dụng hợp lý là một trong những nhân tố quyết định đến chất lượng tín dụng, hạn chế được rủi ro cho Ngân hàng. Để nâng cao hiệu quả, trong thời gian tới BIDV nên hoàn thiện hơn nữa quy trình cho vay theo hướng sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Xây dựng quy trình cấp tín dụng theo từng lĩnh vực, ngành nghề cụ thể, trong đó kết hợp cung cấp sản phẩm dịch vụ - tín dụng trọn gói bao gồm cung ứng tín dụng và các dịch vụ bảo hiểm, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế. BIDV cần xây dựng chính sách định giá tiền vay linh hoạt đảm bảo mức lãi suất cho vay cạnh tranh nhất để thu hút khách hàng kết hợp với chính sách tiền gửi và phí khác một cách hợp lý đảm bảo khai thác doanh nghiệp một cách toàn diện.

Đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu đối với tín dụng doanh nghiệp. Đây là lĩnh vực ngày càng phát triển khi Việt Nam tham gia hội nhập quốc tế, vì vậy, BIDV nên tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu.

Đối với tín dụng cá nhân: tiếp tục hoàn thiện và đánh giá hiệu quả cơ chế cho vay mua nhà ở, cho vay mua ô tô, tín dụng tiêu dùng... Việc mở rộng các sản phẩm phải được triển khai và cụ thể hoá từng bước, gắn liền với kiểm soát, đánh giá tiện ích và chất lượng.

c. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng

Hiện nay, chỉ tiêu và tỷ trọng chỉ tiêu đánh giá khách hàng đối với tất cả doanh nghiệp là như nhau chưa phân biệt theo từng nhóm khách hàng. Để hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ áp dụng hiệu quả đối với tất các doanh nghiệp, cần hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo các hướng sau đây:

Chuẩn hóa chỉ tiêu đối với các nhóm khách hàng: Nhóm khách hàng là các

doanh nghiệp lớn, bao gồm doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi xây dựng bảng điểm cần chú ý các chỉ tiêu tài chính; Lưu chuyển tiền tệ; Quản lý: Kinh nghiệm kinh doanh và kinh nghiệm trong ngành, tính khả thi của phương án kinh doanh; Tình hình nợ vay tại BIDV và các ngân hàng khác, Mức độ giao dịch ...; Các yếu tố bên ngoài: Triển vọng ngành, vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp, hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường.

Nhóm khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ: chú trọng vào chỉ tiêu đánh giá chủ sở hữu của các doanh nghiệp, khả năng quản lý và quá trình quan hệ với ngân hàng lại quan trọng hơn vì các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp này không thực sự đáng tin cậy, không phản ánh thực tế hoạt động của doanh nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhóm khách hàng là cá nhân: cần áp dụng hệ thống xếp hạng đối với khách hàng cá nhân tại BIDV Phúc Yên như đối với Khách hàng Doanh nghiệp để hỗ trợ trong việc xét duyệt cho vay và quản lý rủi ro.

Kiểm soát chặt chẽ thông tin đầu vào của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

Thông tin đầu vào phải là thông tin chuẩn, đáng tin cậy thì kết quả xếp hạng mới chính xác.

d. Tăng cường hiệu quả hoạt động của công ty mua bán nợ và xử lý tài sản tại Ngân hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi Ngân hàng gặp phải những khoản tín dụng nhiều rủi ro kết hợp nhiều lợi nhuận, Ngân hàng có thể hạn chế rủi ro bằng cách chuyển rủi ro cho các chủ thể có khả năng chịu đựng rủi ro (như công ty bảo hiểm) bằng cách mua bảo hiểm, hoặc chung lưng gánh rủi ro, hay bán rủi ro.

Trong hoạt động tín dụng, Ngân hàng có một số khách hàng vay mang nhiều rủi ro, nếu từ chối Ngân hàng sẽ mất khách hàng, vì thế cần thực hiện:

+ Mua bảo hiểm cho vay.

+ Cho vay đồng tài trợ, cho vay hợp vốn.

+ Bán rủi ro: đối với khoản cho vay lớn rủi ro cao Ngân hàng nên bán cho Ngân hàng lớn khác hay Công ty bảo hiểm để hưởng hoa hồng.

e. Về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin

BIDV cần nâng cao hơn nữa chất lượng của các phần mềm sử dụng trong hoạt động ngân hàng, hỗ trợ phần mềm tại các chi nhánh theo hướng đồng bộ, phù hợp với đặc thù của ngân hàng nhằm khai thác tốt nhất dữ liệu trong quá trình tác nghiệp.

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam - chi nhánh phúc yên (Trang 114)