5. Kết cấu luận văn
4.2.3. Nhóm giải pháp phòng ngừa rủi ro
a. Nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng
Rủi ro tín dụng thường bắt đầu từ những phân tích và thẩm định tín dụng thiếu chính xác, dẫn đến những quyết định cho vay sai lầm. Đây là bước cực kỳ quan trọng và đảm bảo hạn chế rủi ro tín dụng với hiệu quả cao nhất, ít tổn thất nhất. Quá trình thẩm định cần đáp ứng được yêu cầu về chất lượng phân tích và thời gian ra các quyết định, đảm bảo sự cẩn trọng hợp lý trên cơ sở phân tích lợi nhuận và rủi ro cũng như đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng phục vụ khách hàng.
Để thực hiện tốt yêu cầu này, cần chú trọng đến phân tích định lượng, lượng hóa mức độ rủi ro của khách hàng qua đánh giá các số liệu, đồng thời kết hợp với phân tích định tính (phân tích môi trường vĩ mô, vi mô, môi trường nội bộ của khách hàng, lịch sử quan hệ tín dụng với ngân hàng…) để nhận ra những rủi ro tiềm tàng và khả năng kiểm soát, hạn chế những rủi ro đó của ngân hàng. Thông qua việc sử dụng các mô hình định lượng, mức độ rủi ro sẽ được
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
lượng hóa hợp lý, phản ánh một cách rõ ràng hơn mức độ rủi ro của các khoản vay dự kiến và xây dựng những biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trước khi cấp tín dụng với khách hàng.
Trong từng lần cấp tín dụng chủ yếu tập trung phân tích rủi ro của chính phương án vay đó để giảm bớt thời gian xử lý các giao dịch. Trong phân tích này, cần tập trung đến tính pháp lý của phương án/dự án vay, đến nguồn cung cấp, thị trường và khả năng tiêu thụ…Đồng thời cần đưa ra những rủi ro dự kiến, khả năng kiểm soát của ngân hàng và kịch bản xử lý khi những tình huống xấu xảy ra.
Trong thẩm định các dự án đầu tư, tình trạng nâng giá trị thực tế của dự án để được vay nhiều hơn khá phổ biến. Điều này đã dẫn đến rủi ro bởi vốn tự có tham gia thực sự của khách hàng vay chiếm tỷ lệ thấp dẫn đến tính chịu trách nhiệm của khách hàng không cao, đồng thời khi rủi ro xảy ra thì khả năng thu hồi được nợ đã giảm sút. Để đảm bảo xác định khách quan và chính xác giá trị tài sản bảo đảm, cần thuê một tổ chức định giá hoặc kiểm toán độc lập, có uy tín để thực hiện việc kiểm toán toàn bộ việc thanh quyết toán giá trị công trình và định giá tài sản và giải ngân đối ứng theo tiến độ công trình.
b. Giám sát quản lý chặt chẽ quá trình giải ngân và sau khi cho vay đối với từng khoản vay
Giám sát từng khoản vay một cách thường xuyên nhằm phát hiện những dấu hiệu cảnh báo sớm để có những biện pháp phòng ngừa kịp thời, giúp giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra tại Chi nhánh. Các nội dung chính để thực hiện tốt việc giám sát từng khoản vay là:
+ Bộ phận QHKH tại Chi nhánh thường xuyên thực hiện rà soát danh mục khách hàng do Hội sở chính cảnh báo và phân tích báo cáo tài chính của khách hàng nhằm đánh giá được thực trạng tình hình hoạt động của khách hàng vay vốn.
+ Bộ phận QHKH phối hợp với bộ phận QLRR thường xuyên đi kiểm tra tế khách hàng: Bên cạnh việc phân tích các báo cáo tài chính của khách hàng, bộ phận QHKH cần phải thường xuyên đi thực tế khách hàng, từ đó có thể xác định được sự tồn tại và tình trạng thực tế của khách hàng. Cần nghiêm túc thực hiện kiểm tra trên thực tế, có đánh giá về việc sử dụng vốn, về tài sản bảo đảm của khách
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hàng, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng kịp thời phát hiện những rủi ro và có biện pháp xử lý, tránh tình trạng thực hiện kiểm tra mang tính đối phó, thực hiện trên giấy tờ.
+ Theo dõi chặt chẽ các nguồn tiền của khách hàng trên cơ sở xây dựng cơ chế tra soát đối với từng loại vay: các khoản vay xây dựng cơ bản cần kiểm tra tiến độ công trình, xác nhận của chủ đầu tư về công nợ và cam kết chuyển toàn bộ nguồn tiền thanh toán về tài khoản của khách hàng mở tại chi nhánh; các khoản vay thương mại cần kiểm tra tồn kho, công nợ hàng tháng và kiểm tra việc sử dụng các nguồn thu của khách hàng, quy định nguồn tiền hàng từ phương án vay phải trả nợ ngay sau khi thu được tiền, cho dù khoản vay chưa đến hạn. Kiểm tra chặt chẽ nguồn tiền từ phương án kinh doanh sẽ giúp chi nhánh kịp thời thu nợ đến hạn.
+ Khi khoản nợ được xác định là nợ xấu, bộ phận QLRR đầu mối và phối hợp bộ phận QHKH phải phân tích chi tiết thực trạng khả năng suy giảm tài chính, doanh thu giảm, hàng tồn kho gia tăng của khách hàng cũng như thực trạng tài sản đảm bảo nợ vay, tìm ra nguyên nhân dẫn đến khả năng phát sinh nợ xấu, khả năng phát mại tài sản đảm bảo để có thể thu nợ được bao nhiêu, tìm hiểu rõ đạo đức và gia cảnh của con nợ... Từ đó, đề xuất và thực hiện phương án giải quyết cho từng đối tượng cụ thể.
c. Giám sát tổng thể danh mục tín dụng
Cảnh báo danh mục tín dụng là quá trình phân tích, đánh giá thông tin và dự báo sự tác động của các nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến danh mục tín dụng của ngân hàng nhằm cảnh báo các lĩnh vực, ngành nghề chịu rủi ro xảy ra trong tương lai. Dự báo, cảnh báo danh mục tín dụng có vấn đề được thực hiện qua các bước sau:
+ Trên cơ sở phân loại nhóm nợ theo danh mục tín dụng ngành nghề, bộ phận quản lý danh mục tín dụng kết hợp với phân tích, đánh giá tác động các yếu tố vĩ mô, chính sách định hướng của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để cảnh báo ngành nghề chịu tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến danh mục tín dụng, khả năng phát sinh nợ xấu trong tương lai.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Bộ phận QHKH thực hiện rà soát từng khoản vay của khách hàng theo danh mục tín dụng cảnh báo để xây dựng các định hướng biện pháp phòng ngừa, hạn chế phát sinh nợ xấu.
Trên cơ sở cảnh báo danh mục tín dụng, thực hiện giám sát tổng thể danh mục tín dụng, mục tiêu nhằm phát hiện tập trung tín dụng, đánh giá chất lượng của danh mục tín dụng. Trên cơ sở định hướng của BDIV, BIDV Phúc Yên cần phải tiến hành phân tích tổng thể danh mục tín dụng một cách định kỳ, thường xuyên để có thể đưa ra những biện pháp kịp thời tránh cho ngân hàng phải gánh chịu những biến động bất lợi trong hoạt động tín dụng.
d. Sử dụng các công cụ bảo hiểm và bảo đảm tiền vay
Rủi ro tín dụng xuất phát từ nhiều nguyên nhân rất đa dạng mà đôi khi những rủi ro đó ngân hàng không thể lường trước được. Vì vậy sử dụng các công cụ bảo hiểm và áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay để hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra là cực kỳ quan trọng. Một số giải pháp cần thực hiện:
Yêu cầu khách hàng vay phải mua bảo hiểm trong quá trình xây dựng và bảo hiểm công trình (đối với các dự án đầu tư), bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm xe (đối với cho vay cá nhân)… Trên thực tế thời gian qua, nhờ sử dụng yêu cầu này mà những tổn thất vốn vay do tai nạn giao thông gây ra đã được Công ty bảo hiểm thanh toán, giảm thiểu đáng kể những tổn thất.
Hoàn thiện về mặt pháp lý của tài sản đảm bảo tiền vay để thuận lợi trong xử lý tài sản bảo đảm nguồn thu nợ thứ hai khi rủi ro tín dụng xảy ra đặc biệt là đối với nhà xưởng, công trình trên đất (nhà xưởng, công trình xây dựng trên đất thế chấp tại Chi nhánh chưa có giấy tờ về sở hữu tài sản). Do đó hồ sơ bảo đảm tiền vay khôn g đầy đủ, gây khó khăn cho quá trình xử lý tài sản thu hồi nợ. Để giảm những rủi ro về mặt pháp lý, cần thỏa thuận việc hoàn thiện về thủ tục đăng ký sở hữu tài sản sau khi dự án hoàn thành là một điều kiện tín dụng, đồng thời thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, liên tục rà soát hồ sơ pháp lý và thực trạng của tài sản bảo đảm.