Tình hình hoạt động của BIDV Phúc Yên

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam - chi nhánh phúc yên (Trang 50)

5. Kết cấu luận văn

3.1.4. Tình hình hoạt động của BIDV Phúc Yên

3.1.4.1. Hoạt động huy động vốn

Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn xét theo kỳ hạn giai đoạn 2009 - 2013 tại BIDV Phúc Yên

Đơn vị: tỷ đồng Năm Tổng giá trị huy động vốn Huy động vốn từ tổ chức Huy động vốn từ cá nhân Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) 2009 957 191,4 20 765,6 80 2010 1.178 306,28 26 871,72 74 2011 1.634 343,14 21 1.290,9 79 2012 2.068 372,24 18 1.695,8 82 2013 2.350 634,5 27 1.715,5 73

(Nguồn:Phòng kế hoạch tổng hợp-BIDV-Phúc Yên)

Bảng số liệu 3.1. cho thấy hoạt động huy động vốn trong các năm tăng ở mức rất cao, năm 2009 huy động vốn chỉ là 957 tỷ đồng đến năm 2010 huy động vốn đạt 1178 tỷ đồng tăng về số tuyệt đối là 221 tỷ đồng so với năm 2009 và về số tương đối tăng 23% so với năm 2009; năm 2011 huy động vốn đạt 1.634 tỷ đồng tăng về số tuyệt đối là 456 tỷ đồng so với năm 2010 và về số tương đối tăng 39% so

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

với năm 2010; năm 2012 huy động vốn đạt 2.068 tỷ đồng tăng về số tuyệt đối là 434 tỷ đồng so với năm 2011 và về số tương đối tăng 27% so với năm 2011; Nguồn vốn huy động tiếp tục tăng trưởng trong năm 2013 nhưng với tốc độ nhỏ hơn đạt 2.350 tỷ đồng tăng 282 tỷ đồng so với thời điểm cuối năm 2012 và về số tương đối là 14%. Nguồn vốn huy động trong các năm đều tăng mạnh là do Chi nhánh đã có chính sách huy động vốn phù hợp. Nhiều chính sách khuyến mại về lãi suất, dự thưởng đối với khách hàng gửi tiền tại Chi nhánh được quan tâm và đặt ra đúng thời điểm. Do ảnh hưởng của tình hình kinh tế năm 2013 nên lượng vốn huy động tăng trưởng với tốc độ nhỏ hơn thời điểm năm 2012. Tuy có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh, nhưng nhờ có chính sách huy động hợp lý, hấp dẫn, thu hút được nhiều khách hàng nên thị phần huy động vốn của Chi nhánh có sự tăng trưởng nhẹ.

Biểu đồ 3.1.: Tình hình huy động vốn xét theo chủ thể khách hàng giai đoạn 2009-2013 tại BIDV Phúc Yên

(Nguồn:Phòng kế hoạch tổng hợp-BIDV-Phúc Yên)

Huy động vốn cá nhân tăng trưởng trong giai đoạn 2009 - 2013. Nếu như năm 2009 huy động vốn cá nhân chỉ đạt 765,6 tỷ đồng thì sang năm 2010 đã tăng thêm 106,12 tỷ đồng đạt 871,72 tỷ đồng, đến năm 2013 nguồn vốn này đã tăng thêm 949,9 tỷ đồng so với năm 2009 đạt 1715,5 tỷ đồng. Nguyên nhân vốn ngắn hạn tăng trưởng cao trong giai đoạn này đặc biệt về số tuyệt đối là do những biến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

động của nền kinh tế bắt đầu từ cuối năm 2010. Thực trạng tăng trưởng kinh tế nóng và lạm phát ở mức cao, đồng thời khó khăn trong thanh khoản xảy ra ở hầu hết các Ngân hàng và BIDV cũng không phải là một ngoại lệ khiến cho các chi nhánh trong hệ thống BIDV phải áp dụng lãi suất ngắn hạn ở mức cao, huy động lãi suất của cá nhân cao hơn tổ chức. Lãi suất ngắn hạn ở mức cao cùng với tâm lý chờ đợi lãi suất thay đổi để tiến hành gửi kỳ hạn mới đã làm cho nguồn vốn huy động được của các cá nhân tăng trưởng mạnh. Thời hạn huy động cũng chủ yếu ở các kỳ hạn ngắn, điều này làm cho việc sử dụng vốn của Chi nhánh gặp nhiều khó khăn và rủi ro cao hơn do nguồn vốn ngắn hạn có mức độ ổn định thấp hơn.

Về huy động vốn của tổ chức, xét về tốc độ tăng trưởng tuyệt đối và tương đối vẫn thấp hơn nhiều so với nguồn vốn huy động được từ cá nhân nhưng cũng đạt được những kết quả nhất định. Năm 2009 nguồn vốn này là 191,4 tỷ đồng, năm 2010 tăng thêm 114,88 tỷ đồng đạt 306,28 tỷ đồng với tốc độ tăng tương đối là 60% và tiếp tục tăng thêm 36,86 tỷ đồng (tương ứng 12%) đạt 343,14 tỷ đồng trong năm 2011. Đến năm 2013 tổng nguồn vốn huy động được từ khách hàng là tổ chức là 634,5 tỷ đồng (chiếm 27% trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh.

3.1.4.2. Hoạt động tín dụng

Chi nhánh đã chấp hành nghiêm túc chỉ đạo của NHNN, BIDV Việt Nam về định hướng hoạt động tín dụng trong các năm 2009 đến năm 2013: Kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng trong giới hạn được giao; Thường xuyên thực hiện kiểm tra, đánh giá giá trị tài sản đảm bảo; Rà soát phân loại nợ và trích lập DPRR theo Điều 7 Quyết định 493 của NHNN; Đánh giá xếp loại định hạng tín dụng các doanh nghiệp theo đúng quy định.

Bảng 3.2: Hoạt động tín dụng trong giai đoạn 2009 - 2013 tại BIDV Phúc Yên

Đơn vị: Tỷ đồng Năm Tổng dƣ nợ Ngắn hạn Trung dài hạn Tỷ lệ nợ xấu Trích DPRR Tổng dƣ quỹ DPRR 2009 1.129 644 485 0,70% 30 12,1 2010 1.429 829 600 2,34% 10,7 22,8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2011 1.637 882 755 1,56% 7,1 29,8

2012 1.995 936 1.059 2,28% 18,2 44,1

2013 2.263 928 1.335 3,30% 77,4 77,1

(Nguồn:Phòng kế hoạch tổng hợp-BIDV-Phúc Yên)

Với mục tiêu mở rộng thị phần trên địa bàn ở mọi hoạt động, đáp ứng cao nhất trong khả năng có thể nhu cầu về vốn cho các đối tượng, dư nợ cho vay của Chi nhánh liên tục tăng ở mức cao cả về số tuyệt đối và tương đối. Bảng 3.2.4 và biểu 3.2.4 cho thấy: năm 2009 dư nợ cho vay là 1.129 tỷ đồng, năm 2010 dư nợ cho vay là 1.429 tỷ đồng, năm 2011 dư nợ cho vay là 1.637 tỷ đồng, năm 2012 tăng thêm 358 tỷ đồng đạt 1.995 tỷ đồng, năm 2013 dư nợ tiếp tục tăng thêm 268 tỷ đồng đạt 2.263 tỷ đồng.

Biểu đồ 3.2: Hoạt động tín dụng trong giai đoạn 2009-2013 tại BIDV Phúc Yên

(Nguồn:Phòng kế hoạch tổng hợp-BIDV-Phúc Yên)

Về cơ cấu cho vay theo thời hạn: Cho vay ngắn hạn trong giai đoạn 2009 - 2012 đều tăng qua các năm về số tuyệt đối. Nếu như năm 2009 dư nợ cho vay ngắn hạn là 644 tỷ đồng thì tới năm 2012 đã lên tới 936 tỷ đồng tương ứng tăng 45%, năm 2013 dư nợ cho vay ngắn hạn là 928 tỷ đồng tăng về số tuyệt đối là (-8) tỷ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đồng (tương ứng giảm 1%). Tuy dư nợ cho vay ngắn hạn tăng về số tuyệt đối nhưng tỷ trọng của nó trên tổng dư nợ lại có chiều hướng giảm. Nếu như năm 2009 tỷ trọng loại hình cho vay này trên tổng dư nợ cho vay là 57% thì đến năm 2012 tỷ trọng này giảm xuống còn 47% và năm 2013 chỉ còn là 41%.

Nguyên nhân chính dẫn đến những biến động của dư nợ cho vay ngắn hạn trong giai đoạn này là do ảnh hưởng của tình hình kinh tế trong nước nói chung và tình hình kinh tế trên địa bàn tỉnh nói riêng. Lạm phát gia tăng cùng với khó khăn của nền kinh tế đã ảnh hưởng tới hoạt động của nhiều doanh nghiệp, thu nhập của người lao động cũng bị ảnh hưởng. Điều này đã làm cho nhiều tổ chức, cá nhân gặp khó khăn trong thanh toán, nhu cầu vốn ngắn hạn cũng vì vậy mà tăng lên. Tuy nhiên, do lãi suất có nhiều biến động đặc biệt là lãi suất ngắn hạn bắt đầu từ thời điểm cuối năm 2012 đã làm ảnh hưởng đến tốc độ gia tăng nhu cầu vốn ngắn hạn. Kết quả là tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ giảm.

Dư nợ cho vay trung, dài hạn có tốc độ tăng trưởng rất lớn cả về số tương đối và số tuyệt đối trong giai đoạn 2011 - 2013. Dư nợ cho vay từ 755 tỷ đồng chiếm 46% trên tổng dư nợ cho vay năm 2011 tăng lên 1.059 tỷ năm 2012 (tăng 304 tỷ đồng tương ứng 40,3%) chiếm 53% tổng dư nợ cho vay và năm 2013 tiếp tục tăng 276 tỷ đồng (tương ứng với 26%). Nguyên nhân chính của những biến động này là do nhu cầu sản xuất kinh doanh và các dự án trung, dài hạn trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng. Tuy nhiên, việc nâng cao tỷ trọng cho vay trung, dài hạn trên tổng dư nợ cũng làm cho Chi nhánh phải đối mặt với mức rủi ro cao hơn so với việc đáp ứng các nhu cầu vay ngắn hạn.

Ngân hàng kiểm soát khá tốt chất lượng tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu nằm trong giới hạn cho phép, trong các năm từ năm 2009 đến 2013 luôn duy trì tỷ lệ nợ xấu hoàn thành vượt chỉ tiêu do BIDV trung ương giao. Tỷ trọng dư nợ có TSBĐ/Tổng dư nợ cũng ở mức an toàn. Tuy vậy trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế, năm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2013 nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xây lắp, vật liệu xây dựng đã có biểu hiện gặp khó khăn trong thanh toán khối lượng hoàn thành, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, hàng tồn kho tăng cao tác động mạnh tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

3.1.4.3. Các hoạt động khác

Bảng 3.3: Các hoạt động khác trong giai đoạn 2011 - 2013 tại BIDV Phúc Yên

Đơn vị: triệu USD

Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Thực hiện Thực hiện So với 2011 Thực hiện So với 2012

Số thẻ ATM luỹ kế phát hành (chiếc) 10.717 20.743 +10.026 24.190 +.3447

Số dư bảo lãnh (tỷVNĐ) 200 125,7 -74,3 361 +235,3

Doanh số mua ngoại tệ 52,3 52,2 -0,1 60,8 +8,6

Doanh số bán ngoại tệ 52,4 52,1 -0,3 60,7 +8,6

Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu 66,7 65,9 -0,8 96,7 +30,8

Chi trả kiều hối 3,5 6,4 +2,9 9 +2,6

(Nguồn:Phòng kế hoạch tổng hợp-BIDV-Phúc Yên)

Hoạt động phát hành thẻ

Số thẻ phát hành trong giai đoạn này tăng rất lớn. Năm 2011 số thẻ luỹ kế phát hành chỉ dừng lại ở 10.717 chiếc, năm 2012 phát hành thêm 10.026 chiếc nâng số thẻ luỹ kế phát hành lên 20.743 chiếc. Số thẻ phát hành năm 2013 còn tăng thêm 3.447 chiếc làm cho số thẻ luỹ kế phát hành đến thời điểm này là 24.190 chiếc. Nguyên nhân chính làm số lượng thẻ phát hành trong giai đoạn này tăng mạnh là do hệ thống thanh toán thẻ trên địa bàn tỉnh đã được đầu tư và phát triển rất lớn. Năm 2011 đưa vào vận hành thêm 3 máy ATM. Năm 2012 triển khai 13 đại lý chấp nhận thẻ thanh toán, đưa vào lắp đặt và vận hành thêm 5 máy ATM. Tính đến cuối năm 2013, trên địa bàn tỉnh đã có tất cả 21 đơn vị chấp nhận thẻ thanh toán và 11 máy ATM đang hoạt động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hoạt động mua bán ngoại tệ

Doanh số mua bán ngoại tệ của Chi nhánh giảm nhẹ trong năm 2012 nhưng lại tăng khá mạnh trong năm 2013. Năm 2011 doanh số mua ngoại tệ là 52,3 triệu USD và doanh số bán ngoại tệ là 52,4 triệu USD. Đến năm 2012 doanh số mua ngoại tệ đã giảm xuống 52,2 triệu USD và doanh số bán ngoại tệ xuống 52,1 triệu USD. Nhưng năm 2013 doanh số mua ngoại tệ tăng lên mức 60,8 triệu USD và doanh số bán ngoại tệ lên 60,7 triệu USD. Nguyên nhân của những biến động này là do hoạt động xuất nhập khẩu của một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới năm 2012. Bước sang năm 2013, nền kinh tế bắt đầu có những dấu hiệu phục hồi và khởi sắc trở lại, các doanh nghiệp làm ăn dần bình ổn và phát triển, hoạt động xuất nhập khẩu lại diễn ra nhộn nhịp và sôi động hơn trước. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của chi nhánh giảm trong các năm từ 66,7 triệu USD năm 2011 xuống còn 65,9 triệu USD năm 2012 (giảm 1,2%) và tăng mạnh 46,7% lên 96,7 triệu USD trong năm 2013.

Hoạt động chi trả kiều hối

Năm 2011 doanh số đạt 3,5 triệu USD, năm 2012 đạt 6,4 triệu USD tăng 82,8% so với năm 2011, theo đà tăng trưởng đó, năm 2013 doanh số tăng 40,6% so với năm 2012 và lên mức 9 triệu USD. Đây là kết quả của việc phối hợp với quỹ tín dụng nhân dân mở đại lý chi trả kiều hối cho doanh nghiệp, cá nhân.

3.1.4.4. Kết quả kinh doanh của Chi nhánh

Bảng 3.4: Kết quả kinh doanh giai đoạn 2011-2013 của BIDV Phúc Yên

Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Thực hiện Thực hiện So với 2011 Thực hiện So với 2012

Chênh lệch thu chi 51,9 60,2 8,3 83 22,8

Trích DPRR 7,1 18,2 11,1 77,4 59,2

Lợi nhuận trước thuế 44,8 42 -2,8 5,6 -36,4

(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp-BIDV-Phúc Yên)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chênh lệch thu chi từ 51,9 tỷ đồng năm 2011 tăng lên 60,2 năm 2012 và đạt 83 tỷ đồng năm 2013. Tuy nhiên do phải trích dự phòng rủi ro nên lợi nhuận trước thuế từ 44,8 tỷ đồng năm 2011 giảm xuống 42 tỷ đồng năm 2012 và đạt 5,6 tỷ đồng trong năm 2013.

Năm 2013 chênh lệch thu chi tăng ở mức rất cao so với năm 2011 là do công tác thu hồi nợ gốc, lãi đạt kết quả cao. Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013, Chi nhánh đã tiến hành thu hồi được 10.2 tỷ đồng dư nợ hạch toán ngoại bảng bao gồm cả gốc và lãi.

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam - chi nhánh phúc yên (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)