Các chỉ tiêu định tính

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam - chi nhánh phúc yên (Trang 41)

5. Kết cấu luận văn

2.3.2.Các chỉ tiêu định tính

Thứ nhất: Bộ phận chức năng quản trị rủi ro độc lập

Bộ phận quản trị rủi ro độc lập là điều kiện cần để thực hiện các nội dung và quy trình quản trị rủi ro như đã trình bày trên đây một cách khách quan và hiệu quả. Hơn nữa, ngoài khả năng hoạt động độc lập, bộ phận này còn phải bao gồm những cán bộ được đào tạo chuyên sâu, vừa có chuyên môn và kinh nghiệm về rủi ro vừa có khả năng ứng dụng các công cụ toán học, tin học và công nghệ kinh doanh Ngân hàng hiện tại vào việc nhận biết và xác định một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời các loại rủi ro có thể phát sinh, xây dựng các mô hình phân tích và đánh giá chính xác mức độ rủi ro, từ đó đưa ra những khuyến cáo kịp thời cho Ban lãnh đạo Ngân hàng cũng như cảnh báo cho các bộ phận chức năng khác cân nhắc trong việc lựa chọn và thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh cũng như các biện pháp phòng ngừa rủi ro phù hợp.

Tại nhiều NHTM, hoạt động phòng ngừa và hạn chế rủi ro đã được thiết lập song lại do chính những cán bộ tín dụng thực hiện hoặc đặt ở vị trí trực thuộc phòng tín dụng, điều này làm giảm tính khách quan của hoạt động phòng ngừa và hạn chế rủi ro (chẳng hạn việc theo đuổi các mục tiêu về doanh số và lợi nhuận sẽ dẫn đến sự xem nhẹ hoặc bỏ qua dễ dàng các dấu hiệu cảnh báo rủi ro). Hơn nữa, rủi ro xảy ra trong tất cả các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nên phòng ngừa và hạn chế rủi ro là hoạt động cần thiết đối với tất cả các hoạt động kinh doanh trong ngân hàng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chứ không chỉ riêng hoạt động tín dụng. Điều này cho thấy không thể đánh giá một Ngân hàng có năng lực quản trị rủi ro cao khi vắng thiếu bộ phận chuyên trách với chức năng quản trị rủi ro độc lập.

Thứ hai, chiến lược kinh doanh và chọn lựa rủi ro của Ngân hàng

Chiến lược kinh doanh được cụ thể hoá bằng các chính sách, kế hoạch, mục tiêu, định hướng và các văn bản khác có liên quan của Ngân hàng. Thông qua văn bản này, chúng ta có thể đánh giá về tính tích cực chủ động trong việc thực hiện hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và “thái độ” của Ngân hàng đối với rủi ro. Một NHTM với khả năng phòng ngừa và hạn chế rủi ro yếu kém sẽ luôn tập trung vào những hoạt động kinh doanh thông qua các nghiệp vụ và khách hàng mang tính chất “truyền thống an toàn”. Việc lựa chọn hoạt động kinh doanh và khách hàng sẽ theo những nguyên tắc nhất định, do vậy quy mô hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ bọ hạn chế đáng kể, chi phí cho các quỹ dự phòng và dự trữ rất cao với mục tiêu đảm bảo an toàn nhưng lại gây ra lãng phí và kém hiệu quả. Trái lại, Ngân hàng có năng lực phòng ngừa và hạn chế rủi ro tốt sẽ luôn hướng tới những hoạt động kinh doanh đa dạng, sáng tạo, sẵn sàng đáp ứng mọi đối tượng và cung cấp “trọn gói” các sản phẩm, dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng.

Để đánh giá năng lực phòng ngừa và hạn chế rủi ro theo tiêu thức này, chúng ta cần xem xét đến nội dung và tính đa dạng của chiến lược kinh doanh và quan điểm của Ngân hàng đối với rủi ro như: “Sợ hãi né tránh”, “chủ động chấp nhận”, hay các quan điểm khác.v.v. Ngoài ra, một chiến lược kinh doanh và phòng ngừa hạn chế rủi ro tốt không chỉ dừng lại ở nội dung mà còn khả năng thực hiện, có nghĩa là tất cả cán bộ công nhân viên của Ngân hàng cần phải thấm nhuần về quan điểm và cùng chung ý chí đối với phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Cách tốt nhất để đánh giá việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro theo chỉ tiêu này cũng là thiết lập bảng câu hỏi và chấm điểm.

Thứ ba, khả năng thực hiện các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro

Phòng ngừa và hạn chế rủi ro sẽ hướng tới hạn chế tổn thất ở một mức độ nhất định nhỏ hơn thu nhập kỳ vọng hay khả năng chịu đựng của Ngân hàng. Điều có thể thấy rõ ràng là việc nhận biết và xác định, phân tích và đánh giá chính xác về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phạm vi và mức độ rủi ro của bộ phận quản trị rủi ro nói trên chỉ thực sự có ý nghĩa khi NHTM có đủ khả năng tiến hành những biện pháp để quản lý và kiểm soát rủi ro. Mỗi loại rủi ro cần có những biện pháp và nghiệp vụ phòng ngừa hạn chế riêng, do vậy để đánh giá Phòng ngừa và hạn chế rủi ro theo chỉ tiêu này cần phải thông qua các biện pháp nghiệp vụ mà Ngân hàng đã áp dụng để kiểm soát rủi ro trên từng mặt hoạt động kinh doanh tức là phải bao gồm: các biện pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp. Cụ thể, khả năng thực hiện các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro được thể hiện thông qua các chỉ tiêu bao gồm:

- Khả năng thực hiện các nghiệp vụ phái sinh để triệt tiêu rủi ro thị trường, hoán đổi các hợp đồng tín dụng.

- Khả năng kiểm soát và thực hiện chuyển đổi kỳ hạn của các khoản mục nguồn vốn và tài sản, trên cơ sở đó xác định chính xác cầu thanh khoản của khách hàng và khả năng thanh toán của Ngân hàng.

- Khả năng quản trị, điều hành và vận hành tác nghiệp của Ngân hàng, tính hợp lý trong bố trí lao động, chế độ đãi ngộ, môi trường làm việc cũng như quy trình luân chuyển chứng từ, thủ tục hành chính để hạn chế rủi ro tác nghiệp.

Kết luận chƣơng 2

Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn đi liền với rủi ro, việc không chấp nhận rủi ro là không phù hợp . Chủ động chấp nhận và kiểm soát rủi ro ở mức độ nhất định trong mối quan hệ với thu nhập, phân tích rủi ro và thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro dựa trên nguyên tắc đánh đổi rủi ro với thu nhập là mối quan tâm của Ngân hàng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÕNG NGỪA

VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH PHÚC YÊN 3.1. Tình hình kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc và hoạt động của BIDV Phúc Yên

3.1.1. Khái quát tình hình kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

- Về điều kiện tự nhiên: Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc Vùng Kinh tế Trọng điểm Bắc Bộ có vị trí địa lý thuận lợi; phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Tuyên Quang, Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông và phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội. Tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh Phúc là Thành phố Vĩnh Yên, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 25km, cảng Hải Phòng khoảng 150km và cảng nước sâu Cái Lân khoảng 170km. Tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính bao gồm: Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, các huyện: Bình Xuyên, Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc. Diện tích: 1.236,5 km² , theo điều tra dân số năm 2010 là 1.008,3 nghìn người, mật độ dân số 816 người/km2.

- Điều kiện kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc:

Xúc tiến đầu tư theo hướng có trọng tâm, trọng điểm; quan tâm đến xúc tiến đầu tư tại chỗ, xác định đây là vấn đề cực kỳ quan trọng, nhằm tạo niềm tin, sự yên tâm của các nhà đầu tư hiện tại và tương lai. Đồng thời, tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư trong cũng

40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản; tham gia chuỗi các sự kiện diễn đàn trong và ngoài nước nhằm quảng bá môi trường đầu tư của tỉnh với các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Mỹ, EU.

2012

và vượt kế hoạch đề ra , đã thu hút 42 dự án, trong đó gồm 21 dự án FDI, với

tổng vốn đăng ký 314,8 triệu USD tăng 3,5 lần về số dự án và 206% về số vốn đăng ký so với năm 2012, đạt 157% kế hoạch; và 21 dự án DDI với 6.247 tỷ đồng vốn đăng ký, bằng 95% về số dự án và tăng 3,34 lần về vốn đăng ký so với năm 2012, đạt 416% kế hoạch đề ra. Luỹ kế đến hết năm 2013 toàn tỉnh có 675 dự án còn hiệu lực, gồm 137 dự án FDI với tổng vốn đầu tư là 2.767,6 triệu USD và 538 dự án DDI

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

với tổng vốn đầu tư 31.727 tỷ đồng. + Giá trị kinh tế: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc những năm gần đây đều ổn định và phát triển, mức tăng trưởng kinh tế hàng năm của Vĩnh Phúc thuộc loại tương đối cao 14,7% cao hơn mức tăng trưởng chung của cả nước (cả nước 7,5%). Khu vực kinh tế nhà nước chiếm 10,4%; khu vực kinh tế ngoài Nhà nước chiếm 37%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 52,6%; cơ cấu kinh tế: ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ chiếm gần 70%, nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 30%. Lao động trong ngành nông nghiệp chiếm 66%, lao động trong ngành công nghiệp -xây dụng chiếm 19%

Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1.031 triệu USD, tăng 54,88% so với năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 920 triệu USD, tăng 62,98 %; khu vực kinh tế trong nước 111 triệu USD, tăng 9,66% so với năm 2012. Hàng xuất khẩu trong năm chủ yếu là các mặt hàng: dệt may 203 triệu USD, tăng 7,78%; hàng điện tử 314,3 triệu USD, tăng 2,62 lần; chè 42 triệu USD, tăng 8,45%; giày dép các loại 16,5 triệu USD, giảm 1,27%; mặt hàng xe máy xuất khẩu đạt 358,5 ngàn chiếc, giá trị đạt 259,5 triệu USD, tăng 48,76% về lượng và tăng 38,0% về giá trị; phụ tùng ô tô xuất khẩu đạt 3.826,8 ngàn bộ, giá trị đạt 38,3 triệu USD, tăng 5,10% về lượng và giảm 11,22% về giá trị so với năm 2012.

Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2013 đạt 1.715,4 triệu USD, tăng 0,15% so với năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 162,5 triệu USD, giảm 4,12%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 1.552,9 triệu USD, tăng 0,62%. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị hàng nhập khẩu. Cơ cấu giá trị hàng nhập khẩu có sự thay đổi đáng kể, các nhóm hàng nhập khẩu có giá trị tăng cao so năm trước đáng chú ý là: hàng điện tử tăng 2,14 lần; vải may mặc tăng 1,3 lần; sắt thép tăng 66,75%; Các nhóm hàng nhập khẩu có giá trị giảm so năm trước đáng chú ý: nguyên phụ liệu sản xuất thuốc tân

- Thuận lợi: Thị xã Phúc Yên là địa bàn kinh tế trọng điểm của tỉnh Vĩnh Phúc, tập trung nhiều doanh nghiệp lớn trên địa bàn như Công ty Toyota, Hon da Việt Nam… có trình độ dân trí khá cao, hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy và đường sắt thuận lợi, cơ sở hạ tầng được đầu tư tương đối hoàn chỉnh, vì thế mà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thị xã Phúc Yên có được những lợi thế vị trí địa lý, phát triển kinh tế. Môi trường đầu tư được cải thiện tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển một cách bình đẳng, thu hút được nhiều nguồn lực nhất là nguồn lực của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và tư nhân cho phát triển kinh tế tạo đà cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc cho những năm tiếp theo.

- Khó khăn: Địa bàn Thị xã Phúc Yên nhỏ hẹp tập trung nhiều ngân hàng và

các tổ chức tín dụng gây nên sự cạnh tranh rất khốc liệt. Chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế so với yêu cầu phát triển, thời tiết trong năm diễn biến phức tạp gây ra nhiều khó khăn cho sản xuất kinh doanh.

3.1.2. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Phúc Yên Phúc Yên

Được sự chấp nhận của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại văn bản số 1555/QĐ-NHNN ngày 04/08/2006, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã chính thức khai trương hoạt động chi nhánh cấp 1 Ngân hàng Đầu tư và phát triển Phúc Yên từ ngày 01 tháng 9 năm 2006 theo quyết định số 223/QĐ- HĐQT ngày 14/8/2006. Chi nhánh Phúc Yên có tiền thân là chi nhánh cấp 2 trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Vĩnh Phúc.Chi nhánh đặt trụ sở đặt tại Đường Hùng Vương, Phường Hùng Vương, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước về việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong những năm qua Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phúc Yên đã có rất nhiều đóng góp cho sự phát triển chung của toàn xã hội. Trong những năm đầu thành lập, Chi nhánh mặc dù gặp không ít những khó khăn, nhưng vẫn đạt được những bước tiến quan trọng. Trong thời gian tới, Chi nhánh vẫn không ngừng đổi mới và phục vụ ngày càng tốt hơn cho sự nghiệp phát triển và hội nhập kinh tế.

Trải qua hơn 08 năm hoạt động, Chi nhánh BIDV Phúc Yên đã khẳng định được vị thế và vai trò quan trọng của mình đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh. Phạm vi hoạt động của Chi nhánh ngày càng được mở rộng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Chi nhánh BIDV Phúc Yên luôn thực hiện phương châm lấy an toàn, hiệu quả trong kinh doanh, đáp ứng nhu cầu cao nhất của khách hàng về những sản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phẩm dịch vụ của Ngân hàng với chất lượng tốt nhất, chi phí thấp nhất, hoạt động theo đúng chủ trương đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và theo đúng chỉ đạo của BIDV Việt Nam nhằm đảm bảo cho sự phát triển vững chắc của Chi nhánh.

Với cố gắng và nỗ lực vươn lên không ngừng trong những năm qua, sự đóng góp của Chi nhánh BIDV Phúc Yên đã được ghi nhận và trao tặng nhiều bằng khen của ngành Ngân hàng và của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, đóng góp không nhỏ vào danh hiệu " Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới" của BIDV Việt Nam

* Chức năng và nhiệm vụ:

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Phúc Yên là một trong những Ngân hàng thương mại quốc doanh lớn trên địa bàn hoạt động trong lĩnh vực đầu tư phát triển, có nhiệm vụ:

-Huy động các nguồn vốn nhàn rỗi từ các thành phần kinh tế, các TCTD, tổ

chức phi chính phủ, dân cư, doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ để tiến hành cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với mọi tổ chức, mọi thành phần kinh tế và dân cư.

-Thực hiện các dịch vụ Ngân hàng và phi Ngân hàng.

-Làm đại lý, Ngân hàng phục vụ cho đầu tư phát triển từ các nguồn của Chính

phủ, các tổ chức kinh tế tài chính, tiền tệ, các tổ chức xã hội trong và ngoài nước.

* Lĩnh vực hoạt động cơ bản: Ba lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của

BIDV là huy động vốn, dịch vụ tín dụng và dịch vụ Ngân hàng. Ngoài ra, các lĩnh vực kinh doanh khác của BIDV là các hoạt động chứng khoán, bảo hiểm, đầu tư tài chính, cho thuê tài chính.

Huy động vốn:

- Nhận tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kì hạn, không kì hạn của tất cả các tổ chức, dân cư trong tỉnh bằng VND và ngoại tệ.

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam - chi nhánh phúc yên (Trang 41)