Các chỉ tiêu nghiên cứu phản ánh kết quả công tác phòng ngừa và hạn chế

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam - chi nhánh phúc yên (Trang 35)

5. Kết cấu luận văn

2.3.Các chỉ tiêu nghiên cứu phản ánh kết quả công tác phòng ngừa và hạn chế

rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thƣơng mại

Thực tế cho thấy những Ngân hàng nào càng có khả năng chủ động chấp nhận rủi ro, đo lường và phân tích chính xác mức độ rủi ro thì càng có thể chủ động trong việc đưa ra các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro, tăng cường khả năng tiếp cận và cung ứng dịch vụ tới khách hàng, tăng khả năng và hiệu quả sử dụng vốn, hướng tới sự phát triển bền vững.

* Các chỉ tiêu, tiêu chí phản ánh rủi ro của ngân hàng thương mại 2.3.1. Các chỉ tiêu định lượng

a. Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả được mà khách hàng không trả được khi đã đến hạn thỏa thuận ghi trên hợp đồng tín dụng. Khi một món

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nợ không trả được vào kỳ hạn nợ, toàn bộ nợ gốc còn lại của hợp đồng sẽ được chuyển thành nợ quá hạn.

Tỷ lệ nợ quá hạn được tính trên cơ sở dư nợ quá hạn chia cho tổng dư nợ tín dụng tại Ngân hàng thương mại.

Để đảm bảo quản lý chặt chẽ, các khoản nợ quá hạn thường được được phân loại theo thời gian và được phân chia theo thời hạn:

- Nhóm 2: Nợ quá hạn dưới 90 ngày - Nợ cần chú ý.

- Nhóm 3: Nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày - Nợ dưới tiêu chuẩn. - Nhóm 4: Nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày - Nợ nghi ngờ. - Nhóm 5: Nợ quá hạn trên 361 ngày - Nợ có khả năng mất vốn.

Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng càng lớn. Theo đó khả năng thanh toán của khách hàng giảm. Điều này ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Ngân hàng do ngân hàng phải tăng thêm chi phí giám sát, đôn đốc thu nợ. Ngược lại, tỷ lệ này thấp cho thấy chất lượng tín dụng cao, khả năng quản lý của Ngân hàng với các khoản vay tốt.

b. Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu

Nợ xấu là các khoản nợ có xác xuất xảy ra rủi ro cao và cần thiết phải có sự quản lý đặc biệt nhằm hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra.

Tỷ lệ nợ xấu được xác định dựa trên số dư nợ xấu tính trên tổng dư nợ. Nợ xấu bao gồm các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5. So với nợ quá hạn, cho thấy nợ xấu có quy mô nhỏ hơn. Tuy nhiên, để xác định rõ hơn về mức độ rủi ro thì nợ xấu thể hiện rõ hơn. Nếu nợ xấu càng lớn và đặc biệt rơi vào nhóm càng cao thì tỷ lệ trích lập dự phòng càng lớn, như chúng ta biết trích lập dự phòng được tính vào chi phí điều này có nghĩa: lợi nhuận giảm, mức độ rủi ro của khoản mục cho vay cao,... Tuy nhiên, để đánh giá rủi ro của một TCTD này so với toàn ngành, hoặc so một TCTD khác thì người ta dùng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ. Thông qua tỷ lệ này cho biết nợ xấu chiếm bao nhiêu phần trăm so với tổng dư nợ. Thực tế tỷ lệ này chiếm khoảng 2- 5%, một tỷ lệ chấp nhận được. tại Việt Nam căn cứ quyết định số 13/2008/QĐ-NHNN ngày 29/4/2008 về mở chi nhánh tại các Ngân hàng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thương mại có quy định về một trong các điều kiện để các Ngân hàng thương mại được mở chi nhánh đó là nợ xấu không được vượt quá 3% tổng dư nợ.

Dựa vào chỉ tiêu nợ xấu, chúng ta có thể đánh giá rủi ro theo từng tiêu thức cụ thể: nợ xấu theo thời hạn cho vay, nợ xấu theo mục đích cho vay, nợ xấu theo thành phần kinh tế…Từ đó, chúng ta có thể xác định được nguyên nhân và đưa ra giải pháp hữu hiệu để giải quyết.

Nhóm 3: Nợ dƣới tiêu chuẩn

Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2;

Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;

Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3.

Nhóm 4: Nợ nghi ngờ

Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4.

Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn

Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu;

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

Các khoản nợ khoanh, nợ chời xử lý; Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Cũng theo quyết định 493, có 02 phương thức phân chia nhóm nợ tại các Ngân hàng thương mại, cụ thể như sau:

Phân chia theo tuổi nợ: Theo đó nợ quá hạn với thời hạn càng dài thì nhóm nợ càng cao.

Phân chia theo kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ tại các Ngân hàng thương mại, theo đó định kỳ cán bộ tín dụng căn cứ tình hình tài chính và phi tài chính của khách hàng có dư nợ tại Ngân hàng thương mại để thực hiện chấm điểm và phân loại nợ, xếp nhóm đối với khách hàng.

c. Cơ cấu danh mục tín dụng

Cơ cấu danh mục tín dụng là tỷ trọng dư nợ cho vay tính theo từng ngành nghề so với tổng dư nợ.

Các ngân hàng thương mại quản lý danh mục tín dụng của mình, xác định nợ theo các ngành kinh tế, qua đó có biện pháp mở rộng/thu hẹp cấp tín dụng theo ngành kinh tế. Trường hợp dư nợ đối với một ngành kinh tế đang trong giai đoạn khủng hoảng (ví dụ như ngành xây lắp, ngành kinh doanh bất động sản, ngành thép) tại một ngân hàng thương mại chiếm tỷ trọng lớn thì đồng nghĩa với ngân hàng đó đang đứng trước nguy cơ rủi ro cao. Ngân hàng thương mại phải tìm biện pháp quản lý chặt chẽ nhằm hạn chế tối đa rủi ro xảy ra.

d. Tỷ trọng cấp tín dụng cho 01 khách hàng lớn nhất

Tỷ trọng cấp tín dụng cho 01 khách hàng lớn nhất chính là tỷ lệ giữa dư nợ/dư cấp tín dụng của 01 khách hàng lớn nhất trên vốn tự có/tổng dư nợ tại một ngân hàng thương mại.

Các ngân hàng luôn quản lý dư nợ cho vay theo hướng phân tán rủi ro, hạn chế tối đa dư nợ cho vay, dư bảo lãnh tập trung tại một hoặc một số ít các khách hàng nhằm hạn chế sự phụ thuộc quá lớn vào một khách hàng, khi khách hàng xảy ra rủi ro ngân hàng rất khó có khả năng chống đỡ.

Một số quy định tại Việt Nam:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tổng dư nợ cho vay và số dư cáp bảo lãnh của 01 khách hàng <=25% vốn tự có của Tổ chức tín dụng.

e. Tỷ lệ dư nợ có tài sản bảo đảm.

Tỷ lệ dư nợ có tài sản bảo đảm được tính bằng tổng dư nợ có tài sản bảo đảm trên tổng dư nợ của Ngân hàng thương mại.

Tài sản bảo đảm là công cụ quan trọng, là giải pháp cuối cùng để các ngân hàng thương mại hạn chế những thiệt hại khi rủi ro xảy ra. Do đó, để đảm bảo nâng cao tính an toàn khi cấp tín dụng, các ngân hàng thương mại thường tìm cách bổ sung tối đa tài sản bảo đảm. Đây chính là thước đo đánh giá khả năng xử lý của ngân hàng thương mại khi xảy ra rủi ro tín dụng.

f. chỉ tiêu về mức dự phòng rủi ro và tổn thất rủi ro thực tế.

Số tiền dự phòng rủi ro cụ thể như sau:

R = max {0, (A-C)} x r

Trong đó: R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích A: giá trị khoản nợ

C: giá trị tài sản bảo đảm (nhân với tỷ lệ phần trăm do Quyết Định 493 quy định đối với từng loại tài sản bảo đảm)

r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể

Số tiền dự phòng cụ thể không chỉ phụ thuộc vào giá trị khoản nợ và tỷ lệ trích lập dự phòng, mà còn phụ thuộc vào giá trị tài sản bảo đảm. Nếu giá trị tài sản bảo đảm sau khi được tính theo tỷ lệ phần trăm lớn hơn giá trị khoản nợ, thì số tiền dự phòng cũng bằng không có nghĩa là tổ chức tín dụng trên thực tế không phải lập dự phòng cho khoản nợ đó (Theo Quyết định 493 và quyết định số 18/QĐ-NHNN sửa đổi, bổ sung các quy định về quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng).

Tỷ lệ nợ xấu = Nợ quá hạn >90 ngày + nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ/ Tổng dư nợ. (tỷ lệ này càng thấp phản ảnh chất lượng tín dụng của Ngân hàng tốt)

Rủi ro đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng theo xác suất nhất định có nghĩa là một biến cố không chắc chắn, để đảm bảo khả năng chấp nhận rủi ro các Ngân hàng phải trích lập quỹ dự phòng rủi ro căn cứ vào sự xác định và đo lường

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

mức độ rủi ro và thường được so sánh với dư nợ cho vay hay tổng sử dụng vốn. Quy mô và tỷ trọng của quỹ dự phòng càng lớn khả năng chịu chấp nhận rủi ro của Ngân hàng được đánh giá là cao, song nếu dự phòng quá lớn sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn và phản ánh chiến lượng kinh doanh “chạy theo rủi ro của Ngân hàng”. Các NHTM trên thế giới xác định quỹ dự phòng trên cơ sở xác suất xảy ra rủi ro của mỗi khoản mục tài sản cụ thể trong tổng tài sản có nguy cơ rủi ro.

- Cơ cấu thời hạn và cơ cấu danh mục tài sản: Với một NHTM, cơ cấu sử dụng vốn phần lớn sẽ là ngắn hạn, tỷ lệ sử dụng vốn trung và dài hạn không nên vượt quá mức 30 -35% và việc duy trì tỷ lệ này cần căn cứ vào cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về cơ cấu danh mục tài sản của Ngân hàng cũng cần phải đảm bảo mức độ đa dạng hoá nhất định. Tỷ trọng cho vay của các Ngân hàng không quá 30% trên tổng tài sản sinh lời vì cho vay là hoạt động rất rủi ro và sự tập trung quá mức sẽ rất nguy hiểm cho hoạt động của Ngân hàng. Sử dụng vốn của NHTM cần phải phân bổ cả cho các hoạt động đầu tư (20 -25%), các hoạt động kinh doanh tiền tệ (20 - 25%) và cung cấp dịch vụ tiện ích và chăm sóc khách hàng. Những hoạt động này không chỉ phản ánh sự đa dạng hoá, giảm thiểu rủi ro mà còn giúp Ngân hàng thâm nhập, tiếp cận sâu rộng với khách hàng và nền kinh tế.

- Cơ cấu thời hạn và cơ cấu khoản mục nguồn vốn: Cơ cấu thời hạn nguồn vốn là nhân tố cơ bản quyết định cơ cấu thời hạn sử dụng vốn, đồng thời cho biết về tính ổn định của nguồn vốn. Kết hợp nghiên cứu cơ cấu thời hạn, lập bảng kê theo dõi thời hạn của các khoản mục nguồn vốn với khả năng tham gia vào các hoạt động trên thị trường tiền tệ cho phép đánh giá việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro thanh khoản của một Ngân hàng.

Tương tự như cơ cấu tài sản, sự đa dạng các khoản mục nguồn vốn phản ánh khả năng và hiệu quả huy động vốn, đặc biệt là các hình thức huy động vốn qua thị trường; vừa chủ động kịp thời mà chi phí vốn lại thấp.

- Cơ cấu của hoạt động Ngân hàng bán buôn: Hoạt động Ngân hàng bán buôn giao dịch giữa các NHTM, các tổ chức tài chính khác kể cả Ngân hàng Trung ương với nhau. Hoạt động Ngân hàng bán buôn phản ánh khả năng hoán đổi tài sản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cho nhau giữa các NHTM không chỉ đảm bảo thu nhập mà còn đảm bảo khả năng kiểm soát về phạm vi và mức độ rủi ro của mọi Ngân hàng qua đó góp phần đảm bảo sự an toàn hiệu quả của cả hệ thống.

Các Ngân hàng không bao giờ huy động sẵn một lượng tiền đủ lớn để chờ đợi khách hàng đến vay, ngược lại sau khi cho vay cũng sẽ không cho thụ động trông chờ khả năng thu nợ duy nhất từ khách hàng, kể cả việc phong tỏa tài sản bảo đảm hay khởi kiện khách hàng. Trái lại, tham gia các hoạt động buôn bán và kết hợp giữa các hoạt động buôn bán và bán lẻ, các Ngân hàng sẽ luôn giao dịch mua bán hay hoán đổi tài sản, nguồn vốn với nhau thông qua thị trường liên ngân hàng để vừa có chi phí thấp, tổn thất rủi ro thấp tức là khả năng phòng ngừa và hạn chế rủi ro tốt.

2.3.2. Các chỉ tiêu định tính

Thứ nhất: Bộ phận chức năng quản trị rủi ro độc lập

Bộ phận quản trị rủi ro độc lập là điều kiện cần để thực hiện các nội dung và quy trình quản trị rủi ro như đã trình bày trên đây một cách khách quan và hiệu quả. Hơn nữa, ngoài khả năng hoạt động độc lập, bộ phận này còn phải bao gồm những cán bộ được đào tạo chuyên sâu, vừa có chuyên môn và kinh nghiệm về rủi ro vừa có khả năng ứng dụng các công cụ toán học, tin học và công nghệ kinh doanh Ngân hàng hiện tại vào việc nhận biết và xác định một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời các loại rủi ro có thể phát sinh, xây dựng các mô hình phân tích và đánh giá chính xác mức độ rủi ro, từ đó đưa ra những khuyến cáo kịp thời cho Ban lãnh đạo Ngân hàng cũng như cảnh báo cho các bộ phận chức năng khác cân nhắc trong việc lựa chọn và thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh cũng như các biện pháp phòng ngừa rủi ro phù hợp.

Tại nhiều NHTM, hoạt động phòng ngừa và hạn chế rủi ro đã được thiết lập song lại do chính những cán bộ tín dụng thực hiện hoặc đặt ở vị trí trực thuộc phòng tín dụng, điều này làm giảm tính khách quan của hoạt động phòng ngừa và hạn chế rủi ro (chẳng hạn việc theo đuổi các mục tiêu về doanh số và lợi nhuận sẽ dẫn đến sự xem nhẹ hoặc bỏ qua dễ dàng các dấu hiệu cảnh báo rủi ro). Hơn nữa, rủi ro xảy ra trong tất cả các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nên phòng ngừa và hạn chế rủi ro là hoạt động cần thiết đối với tất cả các hoạt động kinh doanh trong ngân hàng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chứ không chỉ riêng hoạt động tín dụng. Điều này cho thấy không thể đánh giá một Ngân hàng có năng lực quản trị rủi ro cao khi vắng thiếu bộ phận chuyên trách với chức năng quản trị rủi ro độc lập.

Thứ hai, chiến lược kinh doanh và chọn lựa rủi ro của Ngân hàng

Chiến lược kinh doanh được cụ thể hoá bằng các chính sách, kế hoạch, mục tiêu, định hướng và các văn bản khác có liên quan của Ngân hàng. Thông qua văn bản này, chúng ta có thể đánh giá về tính tích cực chủ động trong việc thực hiện hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và “thái độ” của Ngân hàng đối với rủi ro. Một NHTM với khả năng phòng ngừa và hạn chế rủi ro yếu kém sẽ luôn tập trung

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam - chi nhánh phúc yên (Trang 35)