Thực trạng chế độ tài chính đối với hoạt động nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu Khắc phục những vướng mắc trong chế độ tài chính đối với nghiên cứu khoa học trong các trường hợp trường đại học ở Việt Nam (nghiên cứu trường hợp Học viện Tài chính (Trang 28)

8. Kết cấu của Luận văn

2.2.2. Thực trạng chế độ tài chính đối với hoạt động nghiên cứu khoa học

Năm 2006, Việt Nam chi ngân sách đầu tư cho khoa học và công nghệ là 428 triệu USD, chiếm khoảng 0,17% GDP. Tỉ lệ này cao hơn so với mức độ đầu tư của Indonesia (0,05% GDP) và Philippines (0,12% GDP) nhưng thấp hơn so với Thái Lan (0,3% GDP), Malaysia (0,5% GDP) và Singapore

(2,2% GDP). Đến năm 2012, Việt Nam đã tăng chi lên 653 triệu USD (tương đương 13.000 tỷ VND), chiếm khoảng 0,27% GDP (Nguyễn Văn Tuấn & Phạm Thị Ly, 2011). Ở tầm vĩ mô, nhiều nghiên cứu cho thấy tổng số chi tiêu cho nghiên cứu khoa học và số cán bộ khoa học có tương quan mật thiết với sự tăng trưởng GDP của một quốc gia. Bên cạnh đó, các tổ chức khoa học nổi tiếng trên thế giới hay các học giả thường sử dụng thước đo số ấn phẩm khoa học trên các tập san có bình duyệt (peer reviewed journal) để đánh giá khả năng khoa học của một quốc gia. Tại Việt Nam, do nhiều nguyên nhân khác nhau, nghiên cứu khoa học vẫn chưa tương xứng với sự đầu tư đó . Trong thời gian từ 1996 đến 2005, tổng số bài báo khoa học có địa chỉ từ Việt Nam là 3.456 bài. Trong số này , chỉ có 1.192 bài (34%) xuất phát từ các trường đa ̣i học. Phần còn la ̣i là từ các viê ̣n và trung tâm nghiên cứu . Có thể nói rằng phần lớn nghiên cứu khoa học ở Việt Nam không xuất phát từ trường đại học Đây được xem là điểm yếu của các trường đại học trong việc đóng góp vào sáng tạo tri thức . "Một điều rất nghịch lý ở Việt Nam là các nghiên cứu về khoa học xã hội hiện diện trên các tạp chí trong nước rất nhiều nhưng lại xuất hiện rất ít trên các tạp chí khoa học quốc tế" (Nguyễn Văn Tuấn, Hội thảo Khoa học Quốc tế, 2011). Tại các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, vai trò nghiên cứu của trường đại học là vô cùng quan trọng. Một trường đại học thiếu nghiên cứu hay yếu kém trong nghiên cứu thì khó có thể trở thành một đại học thực thụ hay một trung tâm học thuật quốc tế. Hiện nay, Việt Nam chưa có đại học nào nằm trong danh sách đại học hàng đầu thế giới. Trong khi, riêng khối ASEAN, 11 trường thuộc 5 nước: Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines và Singapore có tên trong danh sách "Top 400". Vậy trường đại học Việt Nam đang gặp phải những khó khăn, trở ngại hay thách thức gì trong nghiên cứu khoa học?.

Theo quyết định 64 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, giảng viên mỗi năm phải đảm bảo 900 giờ giảng dạy, 500 giờ nghiên cứu khoa học; PGS và giảng viên chính là 900 giờ giảng dạy, 600 giờ nghiên cứu khoa học; GS và giảng viên cao cấp là 900 giờ giảng dạy, 700 giờ nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu

khoa học được xem là nhiệm vụ bắt buộc và là một tiêu chí đánh giá lao động của giảng viên. Tuy nhiên, công việc này của giảng viên hiện đang rất ít được chú trọng, chưa thật sự phát triển mạnh mẽ, chưa diễn ra đồng đều và gần như chỉ tập trung vào một số ít giảng viên. Có nhiều lý do để có thể giải thích cho việc này là: kinh phí nghiên cứu khoa học được cấp không theo những tiêu chí rõ ràng minh bạch, năng lực nghiên cứu của giảng viên và nghiên cứu viên còn nhiều hạn chế, lương bổng thấp cũng khiến giảng viên không chú tâm nghiên cứu. Theo báo cáo của 34 trường đại học cho Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong giai đoạn từ 2006 đến 2009, các trường chỉ có 248 đề tài cấp nhà nước; 1.823 đề tài cấp bộ; 5.505 đề tài cấp trường. Nghĩa là trong một năm, trung bình một trường chỉ thực hiện được khoảng 2 đề tài cấp nhà nước, 17 đề tài cấp bộ và 54 đề tài cấp trường. Chỉ xét riêng Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, từ 2008 đến 2012, toàn trường có 92 đề tài cấp bộ, 44 đề tài ký kết địa phương (Tỉnh/ Thành phố) và 107 đề tài cấp trường. Tính trung bình 49 đề tài mỗi năm, tương đương với 10 giảng viên hoàn thành 1 đề tài khoa học hàng năm. "Trong số khoảng 600 giảng viên cơ hữu của trường mỗi năm có khoảng hai phần ba giảng viên tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học và đáp ứng định mức thời gian theo quy định" (Ung Thị Minh Lệ, 2012). Song song đó, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh với thế mạnh của sáu trường đại học thành viên , hai viện và nhiều đơn vị trực thuộc, từ 2007 đến 2012, đã thực hiện 114 đề tài cấp nhà nước, 167 đề tài cấp địa phương và 789 đề tài cấp trường.

Một thực trạng khác dẫn đến những thách thức lớn đối với sự phát triển của khoa học và công nghệ là sự tách rời giữa các trường đại học và các viện nghiên cứu. Hiện nay có đến 71 viện nghiên cứu được phép đào tạo bậc thạc sĩ và cấp bằng tiến sĩ trực thuộc chính phủ và các bộ ngành khác nhau (Đăng Nguyên, 2012) nhưng lại không có dính dáng gì với các trường đại học. Gần đây, nhà nước kêu gọi sự gắn kết hơn nữa giữa các trường đại học và viện nghiên cứu nhưng do chưa có hành lang pháp lý phù hợp cũng như chưa có cơ chế khuyến khích nên việc hợp tác này cũng chỉ mới dừng lại ở việc trao đổi

cán bộ thỉnh giảng. Do đó, tác động của việc thiếu mối gắn kết mạnh mẽ giữa giảng dạy với nghiên cứu dẫn đến kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học của Việt Nam nghèo nàn so với các nước trong vùng.

Một phần của tài liệu Khắc phục những vướng mắc trong chế độ tài chính đối với nghiên cứu khoa học trong các trường hợp trường đại học ở Việt Nam (nghiên cứu trường hợp Học viện Tài chính (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)