8. Kết cấu của Luận văn
3.1.3. Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý tài chính cho khoa học và công
công nghệ
Cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư với Bộ KH&CN để phân bổ, sử dụng chi đầu tư phát triển cho việc xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, nâng cấp và đầu tư chiều sâu, mua sắm trang thiết bị cho các tổ chức KH&CN. Việc điều tra cơ bản, môi trường là cần thiết, nhưng cũng phải với một tỷ lệ nhất định. Riêng đối với các chương trình Kỹ thuật- Kinh tế, Chương trình Biển Đông hải đảo,... quá xa với mục tiêu đầu tư phát triển các tổ chức KH&CN. Vì thế trong những năm tới, cần phải xem xét lại nội dung chi đầu tư phát triển, có sự điều chỉnh phù hợp, nhằm tăng kinh phí cho sự nghiệp khoa học.
Cần tăng cường trang thiết bị cho công tác thông tin mang tính liên ngành để người nghiên cứu và các cơ quan quản lý bộ, ngành, địa phương tránh sự trùng lắp trong việc giao và đăng ký nhiệm vụ nghiên cứu.
- Tăng cường đầu tư tài chính từ NSNN cho lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, trong đó, cần chú ý đúng mức đến nghiên cứu cơ bản của lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn.
Trong điều kiện chuyển sang kinh tế thị trường, việc nghiên cứu cơ bản trong khoa học kinh tế nói riêng, nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn nói chung có nghĩa cực kỳ quan trọng. Đầu tư đúng mức cho lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn, kinh tế và luật sẽ cung cấp cho Đảng và Nhà nước ta những luận cứ khoa học để đổi mới chủ trương, chính sách và xây dựng và quản lý xã hội, hệ thống chính sách kinh tế, luật pháp phù hợp với nền kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế thành công. Nền kinh tế nước ta
chỉ có thể tiến nhanh, bắt kịp được với các nền kinh tế của khu vực và thế giới, một khi đất nước có một chiến lược, các chính sách phát triển kinh tế - xã hội đúng đắn. [3]
Thứ hai, đối với nguồn tài chính từ NSNN cho hoạt động KH&CN trong các trường đại học
Trên cơ sở định hướng chung về sử dụng nguồn tài chính từ NSNN cho khoa học và công nghệ của cả nước như trên, việc hoàn thiện phương hướng sử dụng nguồn tài chính cho khoa học của các trường đại học cần đảm bảo những yêu cầu sau:
- Tăng tỷ lệ nguồn tài chính từ NSNN sử dụng cho đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư chiều sâu và các chương trình mục tiêu, đặc biệt là hoàn thiện mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo tiên tiến, đào tạo nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao, đào tạo sau đại học theo hướng hội nhập với lĩnh vực đào tạo quốc tế của các trường đại học.
- Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ trong việc sử dụng các nguồn tài chính cho KH&CN với nguồn tài cho đào tạo này nhằm gắn kết giữa nghiên cứu khoa học và đào tạo nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao.[3]
- Căn cứ vào số lượng các nhà khoa học và nhiệm vụ phát triển trong các trường đại học để phân bổ tài chính từ NSNN cho hoạt động nghiên cứu.