Tự chủ về tài chính

Một phần của tài liệu Khắc phục những vướng mắc trong chế độ tài chính đối với nghiên cứu khoa học trong các trường hợp trường đại học ở Việt Nam (nghiên cứu trường hợp Học viện Tài chính (Trang 83)

8. Kết cấu của Luận văn

3.3.2.Tự chủ về tài chính

Tự chủ về tài chính là tự chủ về tìm kiếm, khai thác, sử dụng và khai thác những tài sản của nhà trường. Đây là yếu tố hàng đầu để bảo đảm đại học thực hiện sứ mệnh của mình. Khai thác tài chính từ nhiều nguồn: học phí, kinh phí nghiên cứu khoa học từ Nhà nước, từ doanh nghiệp, từ các dịch vụ tư vấn, từ hợp tác quốc tế….

Hiện nay, Học viện Tài chính nằm trong số ít trường có nguồn thu sự nghiệp khá cao. Nguồn thu này đảm bảo được phần lớn các khoản chi thường xuyên của Học viện Tài chính. Tuy nhiên Học viện Tài chính chưa thể và còn rất lâu nữa mới có thể tự chủ toàn bộ tài chính hoặc ít nhất là đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên. Những vấn đề được cho là cần phải quan tâm giải quyết ở nội dung chính là:

Thứ nhất, do bị ràng buộc bởi khung học phí của Chính phủ nên nguồn thu của trường cũng hạn chế. Đặc biệt khung học phí của Chính phủ nên nguồn thu của trường cũng hạn chế. Đặc biệt khung học phí cao học quá thấp nên trường không thể mời có kinh phí mời giảng viên nước ngoài và rất khó khăn khi mời giảng viên giỏi từ các nơi khác.

Thứ hai, do cơ sở vật chất hạn chế nên ngoài hệ đại học chính quy tập trung, các hệ đào tạo khác Học viện Tài chính bược phải triển khai qua mạng lưới các đơn vị liên kết, và một phần học phí đã phải được trả cho những đơn vị này (bình quân là 30%). Như vậy, so với một số trường ở khu trung tâm, Học viện Tài chính đã không tận dụng được cơ sở vật chất tại cơ sở chính để mở các hệ tại chức, liên thông và văn bằng 2… qua đó giảm thiểu chi phí về cơ sở vật chất.

Thứ ba, nguồn thu từ hoạt động chuyển giao công nghệ, dịch vụ khoa học của Học viện Tài chính là không đáng kể (báo cáo tự đánh giá đã chỉ ra). Những chương trình nghiên cứu theo đặt hàng, các dự án tư vấn hỗ trợ các tổ chức doanh nghiệp, xã hội khác chưa được thúc đẩy một cách hệ thống ở Học viện Tài chính.

Thứ tƣ, nguồn thu từ hoạt động hợp tác quốc tế cũng chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong thời gian gần đây. Như nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, Học viện Tài chính đã quá chậm trễ trong việc khai thác nguồn thu tiềm năng này. Nguyên nhân là do thiếu cơ chế khuyến khích, thiếu bộ máy con người thích hợp cho hoạt động này.

Thứ năm, nguồn thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ đào tạo bồi dưỡng, tư vấn chưa được khai thác tập trung hiệu quả. Theo báo cáo của các năm gần đây, bình quân thu ròng từ hoạt động này khoảng trên dưới 500 triệu đồng.

Thứ sáu, các hoạt động dịch vụ trường học, doanh nghiệp tại Học viện Tài chính cũng chưa tạo ra nguồn thu đáng kể. Học viện Tài chính chưa tổ chức được một doanh nghiệp khai thác “thị trường sinh viên tại chỗ” qua nhiều dịch vụ mang tính phục vụ như ăn uống, sách vở tài liệu, học thêm ngoại ngữ, tin học,… Ở nhiều trường (Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học

Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội…) dịch vụ này đã được khai thác chuyên nghiệp, đa dạng và phát huy hiệu quả.

Thứ bảy, hệ thống quản trị tài chính cũng cần hoàn thiện thêm để giúp cho lãnh đạo Học viện Tài chính biết được tính hoạt động nào là hiệu quả, hoạt động nào là thiếu hiệu quả chưa xây dựng được mô hình tài chính để có thể thực hiện được các biện pháp nâng cao hiệu quả.

Một phần của tài liệu Khắc phục những vướng mắc trong chế độ tài chính đối với nghiên cứu khoa học trong các trường hợp trường đại học ở Việt Nam (nghiên cứu trường hợp Học viện Tài chính (Trang 83)