8. Kết cấu của Luận văn
3.3.3. Tự chủ về nhân lựckhoa học và công nghệ
Đồng thời với tự chủ học thuật và tự chủ tài chính là tự chủ về tổ chức và cán bộ. Về bộ máy, Học viện Tài chính được tổ chức theo mô hình Học viện do Bộ Tài chính quy định. Đây là mô hình thích hợp với tự chủ nếu được nghiên cứu phân cấp mạnh hơn nữa. [6]
Về nhân lực, chỉ tiêu tuyển dụng vẫn do Bộ Tài chính phê duyệt trên cơ sở đề án của Học viện Tài chính. Việc lập kế hoạch nhân sự, tuyển dụng, đào tạo, sử dụng, quản lý đều do Học viện Tài chính được quyền quyết định. Ngoại trừ cấp lãnh đạo Học viện do Bộ Tài chính quản lý.
Như vậy, tự chủ về tổ chức cán bộ đã được Học viện Tài chính thực hiện tốt và đã thể hiện rõ “sự tự chịu trách nhiệm” mặc dù về bề ngoài nhiều ý kiến cho rằng Học viện Tài chính đã chịu sự lệ thuộc nhiều vào Bộ Tài chính. Vấn đề còn lại để thành công hơn trong việc tự chủ tổ chức cán bộ là cấu trúc bộ lại bộ máy để làm thế nào có thể phân cấp tối đa, hiệu quả cho các đơn vị trong Học viện Tài chính. [7]
Để chứng minh nhận định này, tác giả Luận văn đã tiến hành phỏng vấn một nhà quản lý khoa học và công nghệ.
Câu hỏi: Thưa Cô, xin Cô cho biết những khó khăn, vướng mắc làm hạn chế chất lượng nghiên cứu khoa học và để khắc phục những khó khăn đó, theo Cô cần có những giải pháp gì?
Trả lời: những khó khăn, vướng mắc làm hạn chế chất lượng nghiên cứu khoa học thì có từ nhiều nguyên nhân, nhưng theo tôi nguyên nhân lớn nhất là con người, nói theo ngôn ngữ chuyên ngành là nhân lực KH&CN, thiếu nhân lực KH&CN hoặc nhân
lực KH&CN yếu về chuyên môn thì tất nhiên không thể đòi hỏi chất lượng nghiên cứu đạt tầm khoa học đích thực chứ không thể nói tầm quốc tế nọ kia. Theo tôi, để khắc phục vấn đề này, trước hết trường đại học (mà cấp bộ môn là cơ sở) phải có quyền tự quyết về nhân lực, bộ môn không phải chịu bất kỳ sức ép nào trong việc tuyển người, bộ môn có quyền đề xuất việc sa thải nhân công, tránh tình trạng đã tuyển thì xấu, tốt vẫn cứ phải dùng như hiện nay.
(Nữ, 57 tuổi, giảng viên)