Phân bổ kinh phí sựnghiệp khoa học

Một phần của tài liệu Khắc phục những vướng mắc trong chế độ tài chính đối với nghiên cứu khoa học trong các trường hợp trường đại học ở Việt Nam (nghiên cứu trường hợp Học viện Tài chính (Trang 62)

8. Kết cấu của Luận văn

3.1.2. Phân bổ kinh phí sựnghiệp khoa học

Theo đó chúng tôi cho rằng:

- Phân bổ kinh phí sự nghiệp khoa học vừa đảm bảo tạo ra sản phẩm nghiên cứu phục vụ cho sự phát triển kinh tế- xã hội, vừa phải chú ý tới mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực KH&CN; Vừa đáp ứng nhu cầu phát triển chung của đất nước, vừa đáp ứng nhu cầu phát triển KH&CN của các ngành, các địa phương. Chú ý ưu tiên tăng tỷ trọng kinh phí sự nghiệp để giải quyết những nhiệm vụ nhà nước có tầm quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội chung. Tăng cường đầu tư cho các cơ sở nghiên cứu có đội ngũ khoa học, nhất là đội ngũ đầu ngành lớn. Nói cách khác, cần cấp kinh phí sự nghiệp theo tỷ lệ các nhà khoa học;

Có cơ chế và chính sách trực tiếp sử dụng các nhà khoa học đầu ngành trong các trung tâm khoa học lớn (thuộc các trường đại học và các viện nghiên cứu có đội ngũ mạnh) giao nhiệm vụ và kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ nhà nước, nhiệm vụ trọng điểm cấp Bộ ngành và địa phương;

Cải tiến cơ chế phân bổ, sử dụng kinh phí của các Bộ, ngành và địa phương hiện nay theo hướng tập trung hơn để giải quyết những vấn đề có ý nghĩa lớn hơn. Theo hướng đó cần khuyến khích xây dựng thành các Chương trình đề tài trọng điểm.

- Ưu tiên đầu tư tài chính cho hoạt động KH&CN từ nguồn NSNN cho các lĩnh vực khoa học làm thay đổi cơ bản trình độ công nghệ quốc gia phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới hiện đại. Cụ thể là:

+ Công nghệ sinh học, trong đó chú trọng vào công nghệ chế biến phục vụ nông, lâm, ngư nghiệp, nghiên cứu nhằm tạo ra giống cây, con phù hợp với điều kiện nuôi trồng ở nước ta và cho năng suất, chất lượng cao.

+ Phát triển nhanh công nghệ tin học, nhất là công nghệ phần mềm. + Công nghệ vật liệu

Các lĩnh vực này được đầu tư thoả đáng sẽ là động lực có tính quyết định tới việc nâng cao trình độ KH&CN, thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển; Đồng thời, trực tiếp nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá nước ta trong điều kiện hội nhập quốc tế mạnh mẽ.

- Tăng cường nguồn kinh phí đầu tư phát triển để xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, nâng cấp và đầu tư chiều sâu, mua sắm trang thiết bị cho các tổ chức KH&CN.

Một phần của tài liệu Khắc phục những vướng mắc trong chế độ tài chính đối với nghiên cứu khoa học trong các trường hợp trường đại học ở Việt Nam (nghiên cứu trường hợp Học viện Tài chính (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)