Một vài nét về Học viện Tài chính

Một phần của tài liệu Khắc phục những vướng mắc trong chế độ tài chính đối với nghiên cứu khoa học trong các trường hợp trường đại học ở Việt Nam (nghiên cứu trường hợp Học viện Tài chính (Trang 42)

8. Kết cấu của Luận văn

2.4.1. Một vài nét về Học viện Tài chính

Lịch sử và thành tựu

Học viện Tài chính thành lập theo quyết định số 120/2001/QĐ-TTg ngày 17/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sáp nhập Trường Đại học Tài chính kế toán Hà Nội, Viện Khoa học Tài chính và Trung Tâm bồi dưỡng cán bộ Bộ Tài chính.

Ngày 01/01/2002, Học viện Tài chính chính thức đi vào hoạt động theo mô hình mới. Năm 2003, sáp nhập thêm 2 đơn vị là Viện Nghiên cứu khoa học Thị trường giá cả và Trường bồi dưỡng Tài chính. Học viện Tài chính là đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính có nhiệm vụ đào tạo cán bộ trình độ đại học và sau đại học thực hiện nghiên cứu khoa học về kinh tế, tài chính tổ chức đào tạo lại, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực kinh tế,tài chính, kế toán.

Hiện nay Học viện Tài chính có 30 đơn vị, trong đó có 13 khoa, 12 ban và tương đương, 5 đơn vị sựnghiệp. Chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị được chuyên môn hóa hơn. Tính đến ngày 15 tháng 12 năm 2011 tổng số viên chức của Học viện là 738 người trong đó có 457 giảng viên, nghiên cứu viên, bao gồm 2 giáo sư, 27 phó giáo sư, 100 tiến sỹ, 223 thạc sỹ. Số giảng viên có chức danh khoa học và học vị so với số giảng viên chiếm 70,6%. Trong số này hàng năm đều được đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên môn, kiến thức quản lý phù hợp với từng lĩnh vực công tác.

Học viện xác định tăng quy mô đào tạo gắn liền với nâng cao chất lượng đào tạo đã đảm bảo sự phát triển bền vững của Học viện. Bên cạnh đó, hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế cũng được chú trọng phát triển và thu được những thành tích đáng ghi nhận. Học viện đã có quan hệ hợp tác với nhiều trường đại học, các viện nghiên cứu và các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học ởcác nước như Anh, New Zealand, Pháp, Nga, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Ôxtraylia, Hà Lan…

Để phát huy những thành quả đã đạt được trong giai đoạn 2001-2011, đồng thời phát triển hơn nữa trong giai đoạn tiếp theo 2011-2020, Học viện Tài chính đã xác định mục tiêu, định hướng phát triển, mô hình phát triển phù hợp với thực tế và khả năng của Học viện. Sự trưởng thành của Học viện trong 10 năm xây dựng và phát triển là tiền đề quan trọng để Học viện tiến bước trên con đường phát triển của mình với mục tiêu phấn đấu là trở thành cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học đầu ngành về lĩnh vực tài chính kế toán và

ngang tầm với các cơ sở đào nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực tài chính kế toán của các nước trong khu vực thực hiện sứ mệnh “cung cấp sản phẩm đào

tạo và nghiên cứu khoa học tài chính kế toán chất lượng cao cho xã hội”.

Trong 45 năm qua, Học viện đã hoàn thành nghiên cứu với tổng số 586 đề tài, trong đó có 3 đề tài cấp Nhà nước, 141 đề tài cấp Bộ, 442 đề tài cấp Học viện

Cơ cấu tổ chức

Những lĩnh vực hoạt động chủ chốt

Học viện Tài chính có nhiệm vụ đào tạo cán bộ trình độ đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng công nghệ quản lý về lĩnh vực tài chính , kế toán, quản trị kinh doanh, tiếng Anh tài chính và Tin học, Tài chính kế toán với các loại hình đào tạo: Đại học chính quy, Đại học tại chức, Đại học bằng 2, hoàn chỉnh kiến thức đại học và sau đại học.

Bên cạnh đó, Học viện Tài chính còn có nhiệm vụ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh và chuyên môn, nghiệp vụ, công nghệ quản lý về tài chính và kế toán.

(ii) Nghiên cứu khoa học

Công tác nghiên cứu khoa học luôn được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Học viện. Trong những năm gần đây, Học viện đã tích cực đổi mới công tác nghiên cứu khoa học, từng bước kiện toàn và xây dựng quy chế hoạt động của Hội đồng khoa học; đổi mới cơ chế tuyển chọn và quản lý các đề tài khoa học. Nội dung các đề tài tập trung chủ yếu vào phục vụ việc nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng, đổi mới biên soạn các chương trình, giáo trình, phương pháp phù hợp với các loại hình và đối tượng đào tạo, bồi dưỡng; xây dựng cơ sở lý luận phát triển khoa học tài chính; góp phần thúc đẩy cải cách ngành tài chính.

(iii) Biên soạn, xuất bản sách chuyên đề, ấn phẩm

Học viện tập trung các nguồn lực xây dựng và hoàn thiện được một hệ thống sách chuyên đề, các ấn phẩm về tài chính, thị trường tương đối hoàn chỉnh và đồng bộ.

(iv) Xuất bản tạp chí bản tin thị trƣờng, thông tin tài chính

Là tạp chí chuyên ngành về tài chính, tạp chí đã chú trọng nâng cao chất lượng toàn diện, đảm bảo tôn chỉ mục đích và bám sát nhiệm vụ về tài chính của Học viện, phục vụ công tác về nghiên cứu tài chính kế toán, thông tin phục vụ lãnh đạo

(v) Hoạt động thƣ viện: là một thư viện chuyên ngành về tài chính, kế toán, có nhiệm vụ phục vụ cung cấp tài liệu cho việc nghiên cứu khoa học và giảng dạy, học tập của cán bộ, giảng viên và học sinh, sinh viên.

(vi) Hợp tác quốc tế: Học viện Tài chính được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép liên kết với đại học Leeds Metropolitan (Anh) tổ chức đào tạo thạc sĩ tài chính và ngoại thương (MAITF) ở Việt Nam.

Các khóa thạc sĩ học dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh theo giáo trình của đại học Leeds Met, do đại học Leeds Met cấp bằng với các bài giảng được bố trí ngoài giờ làm việc giúp cho học viên đang đi làm có thể theo học được.

Việc mở những lớp thạc sĩ chất lượng cao theo giáo trình, công nghệ đào tạo tiên tiến của Anh tại Việt Nam đã tạo cơ hội rất tốt cho các cử nhân khối ngành tài chính, kinh tế… muốn tiếp tục học tập để nâng cao trình độ. Khóa liên kết đào tạo này ở Việt Nam hoàn toàn giống và đồng bộ với chương trình đào tạo thạc sĩ của đại học Leeds Met đang được dạy ở Anh. Học viên ở Việt Nam và Anh học các môn giống nhau theo cùng một giáo trình, làm đề thi giống nhau và được cùng một hội đồng chấm điểm cuối cùng đánh giá, thậm chí phải thi cùng một ngày với nhau.

Học viện Tài chính cũng mở rộng chương trình hợp tác quốc tế bằng việc liên kết với đại học Gloucestershire (Anh) đào tạo thạc sĩ Quản trị kinh doanh (MBA) do Gloucestershire cấp bằng tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đại học Gloucestershire là một trường có uy tín rất cao về chất lượng đào tạo ở Anh. Năm 2009 trường được xếp thứ 58 trong số các trường đại hàng đầu của Anh (theo Times) và là trường có thứ hạng cao nhất liên kết với Việt Nam đào tạo thạc sĩ MBA. Không chỉ liên kết đào tạo ở bậc cao học, Học viện Tài chính cũng đã triển khai chương trình liên kết đào tạo ở bậc đại học, đưa chương trình đào tạo cử nhân chỉ 3 năm, chia làm 2 giai đoạn của Anh vào dạy ở Việt Nam. Chương trình này được dạy bằng tiếng Anh.

Các chương trình liên kết đào tạo không chỉ góp phần đào tạo thạc sĩ, cử nhân chất lượng cao mà còn là cơ hội để đội ngũ giảng viên của Học viện có dịp trao đổi giáo trình và kinh nghiệm giảng dạy với các giảng viên nước ngoài đồng thời cũng làm quen được với công nghệ, phương pháp giảng dạy của một giáo dục đại học tiên tiến, góp một bước đáng kể trong tiến trình hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập về giáo dục đào tạo nói riêng.

(vii) Phát triển nhân lực KH&CN: là trung tâm quốc gia đào tạo cán bộ

Một phần của tài liệu Khắc phục những vướng mắc trong chế độ tài chính đối với nghiên cứu khoa học trong các trường hợp trường đại học ở Việt Nam (nghiên cứu trường hợp Học viện Tài chính (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)