8. Kết cấu của Luận văn
3.3.4. Giải quyết bài toán tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Học viện Tài chính
chính
Việc hoạch định chiến lược là quan trọng, trong đó việc xác định mục tiêu là không thể thiếu đối với định hướng tự chủ của một đại học. Theo quan điểm đó, Học viện Tài chính cần xác định rõ mục tiêu chiến lược của mình là sự phát triển đẳng cấp của nhà trường theo thời gian, trong đó tự chủ là mục tiêu mang tính giải pháp, là mục tiêu bộ phận của mục tiêu chiến lược. Sẽ là vô nghĩa nếu vì tự chủ mà không có chất lượng, không nâng cao thương hiệu, vì chúng ta là đại học công lập với nhiệm vụ chính trị là đào tạo và nghiên cứu phục vụ Nhà nước và cộng đồng. Như vậy, tự chủ phải đi đôi với tự chịu trách nhiệm. Trách nhiệm ở đây là sự mệnh cao cả của nhà trường đối với đất nước, trách nhiệm đối với chính các nhà khoa học, giảng viên, cán bộ và sinh viên của nhà trường đó. [16]
Từ tư duy đó, chúng tôi cho rằng mục tiêu tự chủ là mục tiêu lâu dài được chia thành nhiều giai đoạn:
Giai đoạn 1: Tăng khả năng tự chủ về tài chính ở mức cao nhất: tiến tới tự chủ hoàn toàn về chi thường xuyên. Tự chủ từng bước về học thuật.
Giai đoạn 2: Tự chủ hoàn toàn về học thuật và mô hình quản trị, tổ chức nội bộ. Mục tiêu này sẽ hoàn toàn không thực hiện được nếu thể chế của Nhà nước đối với đại học không thay đổi.
Thứ nhất, đã đến lúc Học viện Tài chính cần sớm xây dựng một mô hình kinh tế cho vấn đề này (bài toán kinh doanh). Theo bài toán này chúng ta cần xác định rõ số lượng sinh viên ổn định, số lượng giáo viên và cán bộ quản lý ổn định, các tiêu chuẩn cứng về đất đai ổn định. Trên cơ sở đó xây dựng hệ số định phí và biến phí cho một suất đào tạo. Chẳng hạn theo tính toán của chúng tôi, suất đào tạo cho một sinh viên là 7.500.000 đồng/sv, đào tạo sinh viên theo chương trình tiên tiến là 14,05 triệu đồng/sv (tính cho 2010). Căn cứ vào dự toán đó, việc duy trì mức học phí thấp và cào bằng như hiện nay thì trường không thể có nguồn thu để phục vụ cho mục tiêu nâng cao chất lượng giảng dạy.
Thứ hai, phải tìm kiếm nguồn đầu tư cho hoạt động cung cấp dịch vụ đào tạo. Thông qua nhiều hình thức, Học viện Tài chính có thể thành lập các tổ chức khác nhau trong Học viện Tài chính hoặc cùng góp vốn (góp bằng thương hiệu) với những tổ chức có uy tín bên ngoài để tăng khả năng cạnh tranh. Như việc góp vốn thương hiệu với các công ty kiểm toán, tư vấn, định giá công ty đào tạo với các ngân hàng thương mại, với các công ty dịch vụ đào tạo quốc tế. Vấn đề minh bạch trong sử dụng nguồn vốn là yếu tố quan trọng để thực hiện giải pháp này.
Thứ ba, Học viện Tài chính cần kiến nghị cơ chế quản lý tài chính của nhà nước để cho phép linh hoạt sử dụng các khoản thu từ học phí tại các tài khoản ngân hàng trước thay vì bắt buộc nộp hết vào Kho bạc Nhà nước. Nguồn ngân quỹ của Học viện Tài chính hàng năm là không nhỏ, nếu được sử dụng hiệu quả theo hướng này sẽ mang lại một thu nhập tốt cho nhà trường.
Thứ tƣ, là cần sử dụng hiệu quả nguồn lực thương hiệu và đất đai, vị trí để nâng cao nguồn thu từ dịch vụ trường học. Đã đến lúc, Học viện Tài chính cần thành lập một công ty (đầu tư và thương mại) để khai thác thị trường và lợi thế ngay chính bên trong của Học viện Tài chính. Từ dịch vụ gửi xe, ký túc xá, ăn uống, hiệu sách, đại lý vé, đại lý bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng, in ấn đến các dịch vụ đào tạo ngắn hạn cho sinh viên… sẽ được công này quản lý khai thác.
Cuối cùng về tài chính là Học viện Tài chính cần đẩy mạnh dịch vụ nghiên cứu khoa học, xuất bản và liên kết đào tạo, tuyển sinh quốc tế để nâng cao nguồn thu, bảo đảm tiêu chuẩn kiểm định chất lượng. Những vấn đề này không cần phải bàn cãi thêm nhiều vì tính hiệu quả to lớn của chúng là đã nhìn thấy rõ. Vấn đề của Học viện Tài chính là có cơ chế khuyến khích và lựa chọn được đội ngũ nhân lực phù hợp.
Các vấn đề về học thuật và quản lý chất lượng
Thứ nhất, Học viện Tài chính cần sớm nâng cấp các khoa thành viện hoặc thành lập mới nhiều viện thuộc Học viện và tiến hành phân cấp tự chủ cho chúng. Đây là xu hướng của các trường đại học theo định hướng tự chủ. Quan điểm này đang vấp phải nhiều ý trái chiều, nhưng trong tương lai để Học viện Tài chính tự chủ được thì mỗi khoa, viện phải trở thành một trường con bên trong Học viện. Đồng thời Học viện Tài chính cũng cần sớm mở rộng mạng lưới bằng việc hiển diện nhiều ở các địa phương khác nhau.
Thứ hai, hoạch định chiến lược cán bộ bằng việc xây dựng quy trình xét duyệt, tuyển dụng và đào thải chặt chẽ. Theo đó cần nghiên cứu cơ chế tuyển dụng, thù lao đặc thù cho Học viện Tài chính. Chẳng hạn, việc ưu tiên tuyển dụng đối với những sinh viên xuất sắc, những tiến sỹ học ở nước ngoài, các giáo sư từ các đại học nước ngoài. Bên cạnh đó, cần phân hoá thu nhập để tạo ra sự phấn đấu của các cán bộ. Áp dụng cơ chế thù lao theo điểm đánh giá. Xây dựng chuẩn đầu ra cho giảng viên, cán bộ quản lý để thương tích với chuẩn đầu ra của sinh viên.
Thứ ba, cần kiến nghị Bộ Tài chính tưng cường phân cấp, phân quyền trong việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.
Bài toán tự chủ và tự chịu trách nhiệm của Học viện Tài chính cũng là bài toán chung của nhiều đại học công ở Việt Nam hiện nay. Các nhà trường đang nỗ lực tìm cách giải bài toán khi nhìn thấy trước là không có “đáp số” đúng. Bởi việc không thể loại bỏ được những tham số khô cứng của thể chế mà những tham số này lại là những tham số cơ bản quyết định khả năng tự chủ của đại học.
Tiểu kết chƣơng 3
1. Khoa học và công nghệ là động lực của sự phát triển của đất nước. Hơn ai hết, các trường đại học là nơi có điều kiện và nhiệm vụ quan trọng đối với sự phát triển của KH&CN. Hay nói cách khác việc đầu tư cho hoạt động KH&CN trong các trường đại học phải được quan tâm đầy đủ, đúng mức. Trong đó, việc đầu tư tài chính cho KH&CN của các trường đại học lại là trách nhiệm của toàn xã hội, kể cả nhà nước, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và mỗi cá nhân trong xã hội.
2. Trong các giải pháp khắc phục vướng mắc về chế độ tài chính trong hoạt động nghiên cứu khoa học trong các trường đại học thì giải pháp trao quyền tự chủ tài chính cho các trường là giải pháp mang tính đột phá bởi đẩy mạnh tự chủ về tài chính nghĩa là nhà nước đòi hỏi các trường công phải thay đổi lối tư duy và cách xử sự của mình, theo hướng trở nên năng động hơn, hoạt động theo tinh thần doanh nghiệp nhiều hơn. Các trường sẽ phải tính toán hiệu quả, và được hưởng thành quả tùy theo hiệu quả của mình. Thay vì ngồi chờ nguồn ngân sách được cấp và tự giới hạn mình trong phạm vi ấy, các trường sẽ phải chủ động cải thiện chất lượng để có thể thu hút sinh viên và tồn tại được trong một môi trường cạnh tranh, và điều này sẽ có ý nghĩa tích cực trong việc nâng cao chất lượng hoạt động. Nói cách khác, cơ chế tự chủ tài chính sẽ tạo ra động lực đổi mới và tạo ra cho các trường một khuôn khổ pháp lý phù hợp để thực hiện những đổi mới ấy.
3.Với các giải pháp trên, hoạt động KH&CN trong các trường đại học Việt Nam những năm tới đặc biệt cần tăng cường huy động nguồn tài chính từ NSNN và ngoài NSNN cho đầu tư cơ bản, đầu tư chiều sâu. Học viện Tài chính là một ví dụ điển hình, các giải pháp khắc phục vướng mắc tài chính của Học viện cũng chính là các giải pháp nói chung để giải quyết các vướng mắc trong các trường đại học của Việt Nam.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ