Đánh giá mức độ nghiên cứu khoa học tại Học viện Tài chính

Một phần của tài liệu Khắc phục những vướng mắc trong chế độ tài chính đối với nghiên cứu khoa học trong các trường hợp trường đại học ở Việt Nam (nghiên cứu trường hợp Học viện Tài chính (Trang 57)

8. Kết cấu của Luận văn

2.5. Đánh giá mức độ nghiên cứu khoa học tại Học viện Tài chính

Bảng 2.3.

Đánh giá mức độ hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Học viện Mức độ MĐ* Mức độ Tốt Khá Trung bình Yếu CBQL GV CBQL GV CBQL GV CBQL GV MĐ1 0 0 0 0 21 81 23 13 MĐ2 0 0 19 52 23 42 0 0 MĐ3 0 0 15 24 27 70 0 0 MĐ4 0 0 17 39 24 55 0 0 MĐ5 0 0 23 72 21 22 0 0 MĐ6 0 0 27 56 15 38 0 0 MĐ7 0 0 29 61 13 33 0 0 MĐ8 0 0 21 24 21 67 0 0

(Nguồn: Ban Quản lý khoa học, Học viện Tài chính)

Ghi chú:MĐ*: Mức độ

MĐ2: Mức độ hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học đúng tiến độ;

MĐ3: Về tính mới, tính sáng tạo của kết quả nghiên cứu ;

MĐ4: Phương pháp nghiên cứu logic, khoa học;

MĐ5: Nguồn tài liệu chính xác, đa dạng, cập nhật trong nghiên cứu

khoa học;

MĐ6: Hiệu quả của đề tài ở các tạp chí có uy tín trong và ngoài nước;

MĐ7: Kết quả ứng dụng thực tiễn, hiệu quả xã hội ;

MĐ 8: Nguồn tài chính đáp ứng nghiên cứu khoa học.

So sánh mức độ đánh giá của 2 nhóm cán bộ quản lý và giảng viên, về cơ bản chúng ta thấy có sự đồng nhất. Ở các nội dung 2,5,6,7 được đánh giá đã đạt được một kết quả nhất định, cùng các nội dung 3,4,8 được cả 2 nhóm đánh giá ở mức độ trung bình với tỉ lệ cao hơn.

Hoạt động nghiên cứu khoa học của Học viện đã đạt được những kết quả nhất định, có những đóng góp to lớn vào việc giải quyết các vấn đề lý luận của khoa học tài chính cơ bản, các vấn đề lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, nâng cao chất lượng giảng dạy của Học viện và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhất là đề xuất nhiều giải pháp tháo gỡ rào cản để thúc đẩy cải cách chính sách tài chính. Tuy nhiên, để hoạt động này ngày càng được đẩy mạnh và đặc biệt là nâng cao về chất lượng nghiên cứu khoa học, lãnh đạo Học viện cần có những giải pháp hữu hiệu hơn trong quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học.

Tuy nhiên, Học viện tài chính đã gặp nhiều vướng mắc trong chế đột tài chính cho nghiên cứu khoa học, vướng mắc cơ chế quản lý tài chính chậm đổi mới là đặc trưng nhất đối với Học viện tài chính cụ thể như sau:

Công tác quản lý tài chính chậm chuyển đổi, vẫn mang nặng tính bao cấp, các yêu cầu chi KH&CN vẫn đòi hỏi NSNN phải đảm bảo toàn bộ, mặc dù các nguồn thu khác rất lớn nhưng chưa tận dụng để giảm bao cấp. Nhiều đề tài nghiên cứu KH&CN chuyên ngành chưa có định mức chi tiêu nên công việc lập dự toán, cấp phát kinh phí, kiểm soát chi tiêu thiếu căn cứ pháp lý.

Tiêu chí phân bổ ngân sách KH&CN chưa ổn định, thiếu tính tự chủ và linh hoạt và chưa đảm bảo tính công bằng giữa các khối đề tài.

Cơ chế quản lý tài chính chậm đổi mới, chưa phù hợp với tình hình thực tế. Nhiều khoản chi phát sinh nhưng chưa được hướng dẫn nên việc chi tiêu chưa thống nhất. Tính công khai dân chủ trong phân chia NSNN nói chung và trong KH&CN nói riêng chậm thực hiện, tình trạng thiếu trật tự kỷ cương, vi phạm luật NSNN vẫn xảy ra.

Chậm ban hành các văn bản dưới luật để thực thi các chính sách mới về tài chính cho KH&CN, nguyên tắc sử dụng tập trung, có trọng điểm ưu tiên đề ra trong nhiều năm vẫn chưa thực hiện được. Nhiều đề tài nghiên cứu xong, không cần biết có địa chỉ sử dụng hay không, nhưng chủ nhiệm đề tài đó vẫn nhận đề tài khác.

Tiểu kết chƣơng 2

1. Tình hình huy động nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động KH&CN trong các trường đại học đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, mức đầu tư ngày càng tăng. Tuy nhiên so với yêu cầu thì mức huy động nguồn tài chính từ NSNN đầu tư cho KH&CN của các trường còn rất thấp.

Để thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải dựa vào khoa học và bằng khoa học thì, cần phải tăng đầu tư tài chính cho KH&CN hơn nữa. Muốn thế trước hết cần phải tăng cường đầu tư tài chính từ NSNN.

2. Việc đa dạng hoá nguồn vốn cho hoạt động KH&CN nói chung, trong các trường đại học nói riêng đòi hỏi phải tiếp tục được thể chế hoá trong các văn bản pháp quy của nhà nước. Đặc biệt phải thu hút được sự quan tâm và đầu tư của các doanh nghiệp cho nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ phục vụ cho sự phát triển của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh.

3. Việc phân phối và sử dụng vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho hoạt động KH&CN trong các trường đại học ngày càng tập trung hơn, đầu tư có trọng tâm trọng điểm hơn. Do vậy hiệu quả sử dụng nguồn tài chính và sản

phẩm của khoa học tác động vào phát triển kinh tế xã hội ngày thiết thực hơn. Tuy nhiên vẫn phải tiếp tục nghiên cứu đổi mới cơ chế quản lý sử dụng nguồn tài chính cho KH&CN nhằm phân bổ hợp lý, sử dụng thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu toàn diện hơn.

4. Qua bảng số liệu về tình hình nghiên cứu khoa học của Học viện tài chính: mặc dù là một trong những đơn vị được đánh giá cao trong lĩnh vực hoạt động khoa học và công nghệ, tuy nhiên cơ chế tài chính luôn có nhiều vướng mắc trong việc thực hiện. Điều này đòi hỏi phải đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện những vướng mắc này.

CHƢƠNG 3.

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC VƢỚNG MẮC TRONG CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM (NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH)

Một phần của tài liệu Khắc phục những vướng mắc trong chế độ tài chính đối với nghiên cứu khoa học trong các trường hợp trường đại học ở Việt Nam (nghiên cứu trường hợp Học viện Tài chính (Trang 57)