Chế độ tài chính đối với hoạt động nghiên cứu khoa học tại Học viện Tà

Một phần của tài liệu Khắc phục những vướng mắc trong chế độ tài chính đối với nghiên cứu khoa học trong các trường hợp trường đại học ở Việt Nam (nghiên cứu trường hợp Học viện Tài chính (Trang 48)

8. Kết cấu của Luận văn

2.4.2. Chế độ tài chính đối với hoạt động nghiên cứu khoa học tại Học viện Tà

về quy mô, khối lượng, đối tượng và các loại hình đào tạo, bồi dưỡng, đồng thời, liên tục nâng cao năng lực, trình độ nghiệp vụ, chuyên môn cho nhân lực KH&CN.

2.4.2. Chế độ tài chính đối với hoạt động nghiên cứu khoa học tại Học viện Tài chính Tài chính

2.4.2.1. Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của Học viện Tài chính

Nguồn nhân lực

Trong những năm vừa qua Học viện đã triển khai quy trình tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng nhân lực KH&CN ngày càng tăng về số lượng và đảm bảo về chất lượng, lớp sau thay thế lớp trước đảm nhận và hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Học viện. Nhìn chung nhân lực KH&CN thuộc nhiều thế hệ có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực nghiên cứu khoa học, có phương pháp giảng dạy, có nhiệt tâm với nghề nghiệp và luôn có xu hướng phấn đấu vươn lên. Tính đến tháng 5/2009, Học viện Tài chính, cơ sở tại Hà Nội có 476 người trong đó có 175 giảng viên. Cụ thể:

(i) Tuổi đời và thâm niên công tác

Về thâm niên công tác: Dưới 5 năm 30,4%; 5 đến 10 năm 24,1%; trên 10 năm đến 20 năm 25%; trên 20 năm 20,5%

Về tuổi đời: Dưới 30 chiếm 25,9%; 30 đến 40 chiếm 39,2; 40 đến 60 chiếm 27,6; trên 60 chiếm 7,1%.

Bảng 2.1: Cơ cấu tuổi đời và thâm niên công tác Tuổi đời (Tuổi) Thâm niên công tác (Năm)

Dưới 30 30-40 40-60 > 60 < 5 > 5 -10 > 10-20 > 20 SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 35 25,9 50 39,2 37 27,6 14 7,1 40 30,4 33 24,1 34 25 29 20,5

Như vậy, xét về tuổi đời và thâm niên công tác của giảng viên, chuyên viên của Học viện hình thành hai thế hệ rõ rệt, đó là thế hệ trưởng thành có thâm niên công tác trên 10 năm và tuổi đời trên 40. Thế hệ thứ hai có thâm niên công tác dưới 10 năm và tuổi đời dưới 40. Từ đó ta thấy, số giảng viên trải qua công tác giảng dạy, nghiên cứu, có kinh nghiệm chiếm gần một nửa (45,5%), là lực lượng chủ yếu và là yếu tố thuận lợi cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên. Đặc biệt với tỉ lệ thâm niên trên 20 năm chiếm 24%, là nguồn lực quan trọng trong truyền thụ kinh nghiệm giảng dạy và phương pháp nghiên cứu khoa học cho các giảng viên trẻ.

Tuy nhiên, một nguồn lực giảng viên trẻ chiếm tới 55,5% có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Bên cạnh sự năng động, sáng tạo, ham học hỏi tiếp thu kiến thức mới và tinh thần nghiên cứu khoa học vươn lên mạnh mẽ là sự hạn chế về kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Chính bởi vậy, lãnh đạo Học viện cần lưu ý những khó khăn của giảng viên trẻ...sẽ ảnh hưởng nhất định đến kết quả giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

(ii) Cơ cấu trình độ (học vị và chức danh)

Chức danh: Giáo sư, Phó giáo sư: 6, chiếm tỉ lệ 4,1% Tiến sĩ: 26, chiếm tỉ lệ 17,7%

Thạc sĩ: 89, chiếm tỉ lệ 60,5% trong đó có 7 Thạc sĩ đang làm NCS Cử nhân: 36, chiếm tỉ lệ 24,5 trong đó có 13 chiếm giảng viên đang theo học đào tạo Thạc sĩ.

Là cơ sở đào tạo chuyên nghiệp tỉ lệ bằng cấp chuyên môn của giảng viên Học viện đã đáp ứng được yêu cầu về giáo dục đào tạo. Tỉ lệ trình độ trên đại học đạt 82,3%, và nếu tính thêm tỉ lệ đang được đào tạo Thạc sĩ, tỉ lệ này đạt được là 95,3%. Tuy nhiên, Học viện, với sứ mệnh là một trung tâm quốc gia, đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức nhà nước, nghiên cứu khoa học hành chính và tư vấn cho chính phủ về lĩnh vực hành chính, thì tỉ lệ này còn thấp. Tiêu chuẩn này đòi hỏi tỉ lệ giảng viên có trình độ Thạc sĩ của Học viện phải đạt 100%, trong đó tỉ lệ Tiến sĩ phải tăng lên ít nhất là 60%. Nhằm đáp ứng yêu cầu giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng

viên đòi hỏi Ban giám đốc Học viện và Lãnh đạo các khoa cần có kế hoạch đạt được tỉ lệ này trong những năm tới.

(iii) Trình độ ngoại ngữ

Đối với yêu cầu nguồn nhân lực nói chung và đối với giảng viên Đại học nói riêng, trình độ ngoại ngữ là một trong những nhân tố quan trọng giúp người giảng viên thuận lợi trong quá trình giao lưu kiến thức hội nhập.

Bảng 2.2: Trình độ ngoại ngữ của giảng viên

Ngoại ngữ Tổng số Rất tốt Tốt Khá tốt Trung bình Yếu

SL % SL % SL % SL % SL % Tiếng Pháp 3 0 0 2 66 1 34 0 0 0 0 Tiếng Nga 9 0 0 0 0 3 33 6 67 0 0 Tiếng Nhật 5 0 0 3 60 2 40 0 0 0 0 Tiếng Trung 2 0 0 0 0 0 0 2 100 0 0 Tiếng Anh 88 0 0 21 23,6 36 32,1 54 60,7 0 0

(Nguồn: Ban Tổ chức - Cán bộ, Học viện Tài chính)

Kết quả khảo sát cho thấy, trình độ ngoại ngữ của giảng viên Học viện chưa đáp ứng được trong xu thế hội nhập. Tỉ lệ trình độ ngoại ngữ của giảng viên mới ở mức trung bình (mức độ trung bình chiếm tới 62%) và còn 29 phiếu, chiếm tới 21,3% không trả lời câu hỏi này. Như vậy, yêu cầu về trình độ ngoại ngữ của giảng viên còn chưa đáp ứng được trong quá trình hội nhập tri thức. Chính bởi vậy, lãnh đạo học viện cần đưa ra tiêu chí yêu cầu 100% giảng viên phải có trình độ ngoại ngữ và mức độ ít nhất cũng phải ở mức trung bình.

(iv) Trình độ tin học phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học

Cũng giống yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, tin học là một phương tiện cần thiết giúp người giảng viên có cơ hội hội nhập thông tin toàn cầu, nâng cao tầm hiểu biết, chất lượng giảng dạy và hoạt động nghiên cứu khoa học. Với tỉ lệ 76,5% có trình độ tin học khá, tốt trở lên là điều kiện tốt cho giảng

viên có thể vận dụng phương pháp giảng dạy và nghiên cứu khoa học một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên, việc bồi dưỡng và nâng cao hơn nữa trình độ tin học là điều hết sức cần thiết đối với người giảng viên mà trong nghiên cứu khoa học cán bộ quản lý cần định hướng cho người giảng viên.

Nguồn cơ sở vật chất

Qua khảo sát chúng ta thấy, nguồn thông tin bao gồm: tài liệu tạp chí, sách báo, thư viện và nguồn cơ sở làm việc được giảng viên đánh giá khá tốt. Bên cạnh đó nguồn tài chính và trang thiết bị chưa được đánh giá cao. Cụ thể:

(i) Nguồn thông tin

Nguồn tài liệu tạp chí, sách báo được giảng viên đánh tốt nhất. Đây

thực sự là ưu thế về nguồn thông tin dữ liệu giúp cho giảng viên thuận lợi trong NCKH và cập nhật kiến thức trong giảng dạy

Biểu đồ 2.1: Đánh giá thực trạng nguồn cơ sở vật chất

0 10 20 30 40 50 60 70 80 Cơ sở làm việc Trang thiết bị Nguồn thông tin Nguồn tài chính Tốt Khá TB Yếu Ghi chú

Cơ sở làm việc: Phòng làm việc, phòng học, phòng hội thảo, phòng họp...

Trang thiết bị: Phương tiện đi lại; máy tính, máy điều hoà nhiệt độ,

máy in, máy chiếu, hệ thống camera bảo vệ, mỏy phụ tụ, máy in siêu tốc, máy fax, hệ thống trang âm, ánh sáng phục vụ giảng đường, hội thảo, Internet ...

Nguồn thông tin: tạp chí, sách báo, thư viện...

Để đáp ứng yêu cầu giảng dạy và nghiên cứu khoa học, vươn lên trở thành một trung tâm đào tạo, bồi dưỡng hiện đại tầm cỡ khu vực, nhiều năm nay, Học viện đã tập trung các nguồn lực xây dựng và hoàn thiện được một hệ thống giáo trình, tài liệu tương đối hoàn thiện và đồng bộ. Trong công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước, đó có 8 chương trình được hoàn thiện: chương trình bồi dưỡng cán bộ, công chức cao cấp; bồi dưỡng kiến thức tài chính - kế toán ngạch chuyên viên chính; bồi dưỡng kiến thức tài chính - kế toán ngạch chuyên viên, chương trình đào tạo cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành tài chính - kế toán; chương trình đào tạo trung cấp hành chính. Đồng thời, Học viện đã tổ chức biên soạn giáo trình bồi dưỡng chính quyền cơ sở, hội đồng nhân dân cấp huyện, xã.

Ngoài các tập giáo trình, Học viện còn biên soạn một hệ thống tài liệu tham khảo, bồi dưỡng chuyên đề phục vụ cho các đối tượng học viên với khối lượng hàng năm rất lớn.

Công tác biên soạn sách và các ấn phẩm khoa học khác

Từ kết quả nghiên cứu các đề tài khoa học, nhiều tác giả đề tài đã thực hiện nhanh chóng việc xã hội hoá sản phẩm nghiên cứu của mình bằng cách biên soạn thành sách để xuất bản. Ngoài ra, các giảng viên, cán bộ của Học viện đã biên soạn và xuất bản nhiều ấn phẩm, sách tham khảo phục vụ hoạt động chuyên môn.

Hoạt động tổ chức hội thảo, tọa đàm khoa học

Trong 10 năm qua, Học viện đã tổ chức thành công nhiều hội thảo khoa học cấp bộ. Một số khoa trong Học viện cũng tổ chức Hội thảo, tọa đàm khoa học bằng những nguồn kinh phí khác (không phải kinh phí khoa học) để tăng cường năng lực của giảng viên...

Kết quả nghiên cứu của các đề tài một mặt tập trung nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nhà nước các cấp, đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh…, kết quả không những được áp dụng ngay vào việc đổi mới

nội dung, chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng kế toán - tài chính, mà còn góp phần nâng cao trình độ, phương pháp của đội ngũ giảng viên về chuyên ngành này. Mặt khác, kết quả nghiên cứu của nhiều đề tài khoa học đó có đóng góp quan trọng cho việc thúc đẩy tài chính - kế toán nhằm góp phần xây dựng một bộ máy kế toán - tài chính chuyên nghiệp, từng bước hiện đại hoá để quản lý có hiệu quả nền kinh tế - xã hội đất nước.

Đây là nguồn lực thông tin rất cập nhật tạo điều kiện cho giảng viên có nguồn lực tài liệu phong phú trong quá trình nghiên cứu khoa học và giảng dạy.

Thư viện Học viện tài chính là một thư viện khoa học chuyên ngành về

tài chính - kế toán, có nhiệm vụ phục vụ, cung cấp tài liệu cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập của cán bộ, giảng viên và học viên, sinh viên. Tính đến nay, Thư viện Học viện Hành chính tại Hà Nội có trên 20.000 cuốn với gần 14.000 đầu sách thuộc các lĩnh vực tài chính, kế toán…và các chuyên ngành có liên quan. Chủ yếu là sách tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp. Thư viện bổ sung trên 128.000 đầu báo, tạp chí để phục vụ việc NC, giảng dạy và học tập.

Trung tâm thông tin – Tư liệu – Thư viện Học viện tài chính cũng là nơi bổ xung hàng trăm đầu sách chuyên mục, sách tham khảo, các tạp chí chuyên ngành tài chính - kế toán và các tài liệu có liên quan phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học và học tập bồi dưỡng của giảng viên, học viên, nghiên cứu viên Học viện tài chính.

Bên cạnh đó cũng có sự đóng góp, hỗ trợ của Tạp chí nghiên cứu tài chính - kế toán. Tính đến tháng 5/2009, Tạp chí đã xuất bản được tròn 120 số. Với hàng ngàn bài báo khoa học được đăng tải qua các chuyên mục liên quan đến khoa học tài chính - kế toán.

2.4.3. Chế độ tài chính đối với hoạt động nghiên cứu khoa học tại Học viện Tài chính Tài chính

Nguồn kinh phí của Học viện hàng năm được phân bổ từ Bộ Khoa học -

hàng năm luôn được Học viện quan tâm và có sự điều chỉnh cho hợp lý: năm 2008 là 930 triệu đồng, năm 2009 là 1 tỉ 250 triệu đồng và kế hoạch phân bổ năm 2010 (đề xuất) là 2 tỉ 500 triệu đồng. Đặc biệt, nguồn tài chính cho hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên và hàng năm luôn được tăng lên tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận với hoạt động nghiên cứu khoa học hiệu quả hơn. Tuy nhiên, yêu cầu cho hoạt động nghiên cứu khoa học vẫn còn hạn hẹp để đáp ứng quy trình một nghiên cứu khoa học từ triển khai nghiên cứu, thử nghiệm và ứng dụng thực tiễn.

Bảng 2.3. Kế hoạch phân bổ kinh phí của Học viện các năm

Nhiệm vụ Kinh phí (triệu đồng)

2008 2009 2010

Đề tài cấp Bộ phân cấp 640 280 280

Đề tài cấp cơ sở 320 360 360

Khảo sát nước ngoài 200 200 200

NCKH của sinh viên 40 50 60

Hoạt động chung của HĐKH 150 200 120

Thông tin KHHC 150 150 150

(Nguồn: Ban Quản lý khoa học, Học viện Tài chính)

Về trang thiết bị, Học viện luôn có sự đầu tư hàng năm nhằm đáp ứng

yêu cầu tốt nhất trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên. Hiện nay, trang thiết bi cảu Học viện có: phương tiện đi lại có 19 ô tô, 30 máy tính xách tay, 285 máy tính để bàn; 281 máy điều hoà; 291 máy in; 92 máy chiếu các loại trong đó có 7 máy chủ; 3 máy quét scaner, các hệ thống camera bảo vệ, các máy phụ tụ, máy in siêu tốc, máy fax, hệ thống trang âm, ánh sáng phục vụ giảng đường, hội thảo, có trang Web riêng trên mạng Internet và sử dụng nhiều phần mềm ứng dụng trong quản lớ cỏc đề tài nghiên cứu khoa học và thư viện. Những năm tới, Học viện tài chính tiếp tục tăng cường, mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất kĩ thuật đáp ứng nhu cầu giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên.

Tóm lại, hoạt động nghiên cứu khoa học và giảng dạy chịu ảnh hưởng của rất nhiều nguồn lực, các nguồn lực có mối quan hệ mật thiết với nhau, nó có thể là động lực thúc đấy hoặc kìm hãm hiệu quả của quá trình nghiên cứu, từ đó ảnh hưởng đến việc đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên. Học viện tài chính về cơ bản có một nguồn lực khá dồi dào với nhân lực KH&CN giàu kinh nghiệm và một nguồn lực cơ sở vật chất tương đối tốt. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những hạn chế cần khắc phục. Vì vậy, đáp ứng yêu cầu giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên đòi hỏi Ban lãnh đạo Học viện cần xác định rõ nhận thức của giảng viên trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học, từ đó có những giải pháp nâng cao đồng thời chất lượng các nguồn lực ngày một tốt hơn cả về số lượng và chất lượng.

Một phần của tài liệu Khắc phục những vướng mắc trong chế độ tài chính đối với nghiên cứu khoa học trong các trường hợp trường đại học ở Việt Nam (nghiên cứu trường hợp Học viện Tài chính (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)