Ngoài những vấn đề đã trình bày trong các giải pháp trên, với tư cách là người trọng tài, Nhà nước cần giải quyết được những vấn đề sau đây:
1. Thứ nhất, tạo lập môi trường thể chế để sản phẩm nghiên cứu khoa học trở
thành hàng hoá, được mua bán giữa các nhà khoa học và nhà doanh nghiệp
Về mặt nguyên tắc, các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng sản phẩm nghiên cứu ứng dụng triển khai phải trả tiền cho người cung ứng. Song do tác động của cơ chế bao cấp trước đây, hiện nay việc các doanh nghiệp đặt hàng đối với sản phẩm này còn rất hạn chế. Chúng ta còn thiếu cơ sở pháp lý và môi trường kinh tế để người sử dụng sản phẩm nghiên cứu ứng dụng triển khai phải trả tiền cho chủ sở hữu. Vì thế, nhà nước cần tạo lập môi trường kinh tế và pháp lý để xây dựng mối quan hệ hàng hoá - tiền tệ cho lĩnh vực nghiên cứu sản phẩm này.
Đối với các đề tài, dự án, phát minh và sáng kiến KH&CN của doanh nghiệp và cá nhân ngoài khu vực kinh tế Nhà nước, cần một mặt, khuyến khích đăng ký và bảo hộ, khen thưởng bình đẳng chúng như đối với các đối tượng thuộc các khu vực kinh tế Nhà nước, mặt khác, có nguồn kinh phí NSNN giành riêng thích hợp để hỗ trợ việc đăng ký, công nhận quyền tác giả, hỗ trợ một phần chi phí nghiên cứu và ứng dụng triển khai, tổ chức tiếp thị, quảng cáo và môi giới bán chúng trên thị trường KH&CN trong nước và quốc tế. Thậm chí, với những phát minh, sáng kiến đổi mới KH&CN có giá trị thì có thể dùng NSNN để "mua đứt" bản quyền rồi tổ chức áp dụng nhân rộng chúng trên phạm vi toàn quốc vì lợi ích chung.
2. Thứ hai, tăng cường sự hỗ trợ và điều tiết của Nhà nước đối với thị trường công nghệ
Điều tiết sự phát triển thị trường KH&CN là vấn đề quan trọng của việc tăng cường vai trò nhà nước. Do tầm quan trọng của thị trường hàng hoá đặc biệt này, nên Nhà nước cần phải thực hiện chức năng hỗ trợ và điều tiết. Vì thế, cấn bổ sung, hoàn thiện chính sách hỗ trợ về nguồn vốn và chính sách thuế đối với các tổ chức nghiên cứu và phát triển.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 64/2008/QĐ-BGDĐT, về chế độ làm việc đối với giảng viên của các trường đại học
2. Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ, Thông tư Liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN, Hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước
3. Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ, Thông tư Liên tịch số
93/2006/TTLT/BTC-BKHCN hướng dẫn chế độ khoán kinh phí của đề
tài, dự án khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước
4. Chính phủ (2003), Nghị định số 60/2003/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước
5. Vũ Cao Đàm (2009), Tuyển tập các công trình đó công bố (tập 1) Lý
luận và phương pháp luận khoa học, Hà Nội – 2009
6. Nguyễn Đình Đức (2010), Xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh: Giải
pháp hàng đầu nâng cao chất lượng đào tạo, Tạp chí tia sáng
7. Hoàng Ngọc Hà (2006), Công tác nghiên cứu khoa học trong các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2001-2005 và định hướng 2006- 2010, Tạp chí Hoạt động khoa học, số tháng 2.2006
8. Vũ Duy Hào (2005), Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các
trường đại học công lập ở Việt Nam, Đề tài cấp Bộ B2005.38.125.
9. Vũ Ngọc Hải (2005), Giáo dục Việt Nam và những tác động của WTO, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 2 tháng 11.2005
10. Phạm Duy Hiển (2006), Nghiên cứu khoa học tầm quốc tế ở các viện và
trường đại học Việt Nam, Tạp chí Hoạt động khoa học, số tháng 4.2006
11. Vũ Thị Hiền (2005), Đổi mới vai trò quản lý Nhà nước đối với hoạt
động khoa học công nghệ ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sỹ kinh
12. Học viện Tài chính (2003), Tài chính với việc phát triển khoa học -
công nghệ, Kỷ yếu Hội thảo, Hà Nội 3/2003
13. Trương Quang Học (2009), Nhóm nghiên cứu – yếu tố quyết định tới chất lượng của hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo sau đại học,
Tạp chí Đại học Quốc gia Hà Nội.
14. Nguyễn Minh Hoà (2006), Thông tư liên tịch số 93/2006/TTL/BTC- BKHCN: Tự chủ hơn trong việc sử dụng dự toán kinh phí của đề tài, dự án. Tạp chí Hoạt động khoa học, số tháng 11/2006
15. Kevin Davis (2009), Research Director at Australian Centre for Financial Studies, Super funds: an investment vehicle for scientific research?
16. Nguyễn Hoàng Lương - Nguyễn Ngọc Long (2011), Kinh nghiệm tổ
chức duy trì và phát triển nhóm nghiên cứu mạnh, Tạp chí Đại học
Quốc gia Hà Nội
17. Simon Marginson (2013), Professor of Higher Education at University of Melbourne, Does the budget make us a clever country?
18. Đỗ Văn Thắng (2006), Biện pháp đảm bảo thực hiện chức năng nghiên cứu khoa học của Trường ĐHKHXH&NV, Đại học Quốc gia TP. Hồ
Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Quản lý KH&CN
19. Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định số 171/2004/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ