Mục tiêu của phát triển du lịch MICE Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Đánh giá sản phẩm du lịch dành cho khách du lịch MICE tại khách sạn 5 sao trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (Trang 98)

6. Bố cục của đề tài:

3.1.1. Mục tiêu của phát triển du lịch MICE Đà Nẵng

Trên tinh thần Nghị quyết số 33/NQ-TW của Bộ Chính Trị về việc xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội và là thành phố động lực của miền Trung, cùng với xu hƣớng phát triển loại hình du lịch MICE ở Việt Nam thành phố có điều kiện thuận lợi về thị trƣờng và những chính sách hỗ trợ của ngành và địa phƣơng để phát triển du lịch công vụ nhƣ sau:

- Nâng cao tỷ trọng đóng góp của du lịch MICE vào thu nhập du lịch của thành phố. Đến năm 2020, doanh thu từ khách du lịch MICE phải đạt 50% doạnh thu của ngành kinh doanh lữ hành và ngành kinh doanh khách sạn.

- Phát triển du lịch MICE thành loại hình du lịch chủ đạo của thành phố trên cơ sở nghị quyết 33/NQ-TW của Bộ chính trị.

- Phát triển thành phố Đà Nẵng thành trung tâm hội nghị, triển lãm tại khu vực Miền Trung và Tây Nguyên.

3.1.2. Định hướng phát triển

3.1.2.1. Định hướng về thị trường

Trên cơ sở phân tích đặc điểm của khách du lịch MICE, xu hƣớng phát triển loại hình du lịch MICE ở Việt Nam và Thế giới, những đầu tƣ của thành phố về cơ sở hạ tầng xã hội và đầu tƣ cho ngành du lịch cho thấy xu hƣớng du lịch MICE của Đà Nẵng giai đoạn 2010 – 2015 sẽ gia tăng nhanh. Để đạt đƣợc sự gia tăng này, du lịch MICE của thành phố cần tiếp tục khai thác thị trƣờng MICE nội địa trong đó tập trung vào đối tƣợng khách MICE từ các cơ quan, tổ chức nƣớc ngoài tại Việt Nam. Đối với thị trƣờng khách du lịch MICE quốc tế, đây là thị trƣờng tiềm năng và đem lại nguồn doanh thu lớn cho thành phố. Tiếp tục khai thác thị trƣờng khách

99

Thái Lan, Singapore và khách Mỹ và mở rộng thu hút khách du lịch MICE từ Anh và Úc là các thị trƣờng khách MICE có xu hƣớng gia tăng trong những năm gần đây

3.1.2.2. Định hướng về sản phẩm

- Định hƣớng liên kết phát triển các dịch vụ đơn lẻ tạo nên sản phẩm du lịch MICE Sản phẩm du lịch MICE đƣợc xem là sản phẩm du lịch tổng hợp của những sản phẩm du lịch đơn lẻ kết hợp với sự tổ chức và hạ tấng cơ sở nhất định. Vì vậy, để phát triển sản phẩm du lịch MICE cần có sự phát triển đồng bộ các dịch vụ lƣu trú, vận chuyển, ăn uống, tham quan, vui chơi giải trí và tổ chức sự kiện để thu hút khách du lịch MICE. Và việc phát triển có sự liên kết các dịch vụ đơn lẻ sẽ cung ứng sản phẩm trọn gói đem lại sự thuận tiện cho khách du lịch MICE và doanh thu cho ngành du lịch địa phƣơng.

- Định hƣớng về phát triển loại hình du lịch MICE với các loại hình du lịch khác của địa phƣơng và khu vực.

3.2 Phƣơng hƣớng và mục tiêu của các khách sạn 5 sao Đà Nẵng trong thời gian tới

3.2.1. Phương hướng

Với tốc độ phát triển kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế đất nƣớc nói riêng, thì nhu cầu du lịch của con ngƣời ngày càng đƣợc nâng cao, mọi ngƣời, mọi tầng lớp xã hội đều có nhu cầu đi du lịch, song song với vấn đề đi lên của cầu du lịch là sự xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh. Dự đoán đƣợc tình hình này khách sạn đã có những biện pháp nhằm tăng khả năng khai thác khách mở rộng thị trƣờng.

- Không ngừng nâng cấp chất lƣợng phục vụ, kiểm tra thƣờng xuyên, bảo trì, bảo dƣỡng và thay mới trang thiết bị hiện đại phù hợp với nhu cầu thị hiếu ngày càng cao của du khách và đảm bảo chất lƣợng của một khách sạn hạng 5 sao nhằm khẳng định và giữ gìn uy tín khách sạn.

- Xác định thị trƣờng mục tiêu hƣớng tới trong tƣơng lai và khách du lịch nội địa có khả năng chi trả cao đến khách sạn.

- Đào tạo chuyên sâu, nâng cao tay nghề, nghiệp vụ cho đội ngũ lao động. Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ anh văn cho các bộ phận trong khách sạn. Nâng cao

100

đời sống vật chất và tinh thần cho lao động, tạo môi trƣờng văn hóa doanh nghiệp tại nơi làm việc.

- Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ vui chơi giải trí phù hợp với mỗi khách sạn. Đồng thời nâng cấp dịch vụ dành cho khách MICE để các khách sạn 5 sao trở thành trung tâm tổ chức các sự kiện lớn tại Đà Nẵng.

- Có chiến lƣợc, sách lƣợc quảng cáo ngắn hạn cũng nhƣ dài hạn một cách hợp lý và hiệu quả nhằm đƣa hình ảnh và chất lƣợng sản phẩm dịch vụ của khách sạn vào thị trƣờng.

- Tạo mối quan hệ tốt với các khách sạn cùng nằm trong nhóm khách sạn thế giới world hotels trong vấn đề nhận khách và gửi khách, hợp tác cùng có lợi.

- Xây dựng và tạo mối quan hệ tốt với các công ty lữ hành cũng nhƣ các công ty công quyền.

Từ các định hƣớng trên chúng ta có thể lấy đó làm căn cứ cho hoạt động khai thác khách đi đúng hƣớng và hoàn thành mục tiêu kinh doanh của khách sạn đề ra.

3.2.2 Mục tiêu

Từ phƣơng hƣớng kinh doanh để ra, trong thời gian đến các khách sạn 5 sao đã xác định mục tiêu phát triển của mình nhƣ sau:

- Tăng cƣờng thu hút khách cho dịch vụ tổ chức sự kiện, hoàn thiện hệ sản phẩm dịch vụ của khách sạn, tích cực tăng cƣờng các dịch vụ bổ sung để đáp ứng nhu cầu khách du lịch đặc biệt là khách hàng sự kiện.

- Ổn định và giữa vững thị trƣờng hiện tại, tích cực tìm kiếm nguồn khách hƣớng đến khách du lịch nội địa có khả năng chi trả cao, phát triển và mở rộng sang các thị trƣờng khác tùy thuộc mỗi khách sạn nhƣ khách Nhật ( đối với khách sạn Furama) và khách các nƣớc ASEAN (đối với khách sạn HAGL)

- Tăng doanh thu của khách sạn 15 – 20% mỗi năm, thực hiện việc rà soát lại chi phí thực tế và kiểm soát chi phí một cách chặt chẽ nhằm có thể đƣa ra những mức giá cho các chƣơng trình trọn gói phù hợp với đối tƣợng khách của khách sạn. Đảm bảo giá của các loại dịch vụ phù hợp với khả năng chi trả của khách.

101

- Hoàn thành vƣợt mức kế hoạch các chỉ tiêu về lƣợng khách, ngày khách, thời gian lƣu trú bình quân.

- Ổn định hoặc có thể kéo dài thời gian lƣu trú của khách từ 2 ngày – 3 ngày - Tăng công suất sử dụng buồng lên 65% - 80%

3.3. Yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của các khách sạn 5 sao có dịch vụ MICE của TP. Đà Nẵng dịch vụ MICE của TP. Đà Nẵng

3.3.1. Cơ hội, nguy cơ đối với phát triển sản phẩm dành cho khách du lịch MICE ở khách sạn 5 sao tại thành phố Đà Nẵng MICE ở khách sạn 5 sao tại thành phố Đà Nẵng

3.3.1.1. Các cơ hội

Việc Việt Nam gia nhập WTO nên quan hệ ngoại giao rộng mở tạo nhiều cơ hội hợp tác, trao đổi quốc tế, tạo ra các chƣơng trình hội nghị, hội thảo quốc tế có sự tham gia của nhiều tổ chức, cá nhân đến từ các nƣớc. Hiện nay, Việt Nam nổi lên là một điểm đến mới, hấp dẫn đối với du lịch hội nghị, hội thảo, triển lãm, khen thƣởng (MICE) tại khu vực Châu Á. Đây là phân khúc thị trƣờng có tiềm năng rất lớn mà Việt Nam và đặc biệt là thành phố Đà Nẵng có thể khai thác và đẩy mạnh phát triển.

Luật du lịch, luật doanh nghiệp, luật Đầu tƣ chung đƣợc Quốc hội thông qua cuối năm 2005 sẽ phát huy tác dụng tích cực trong việc đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nƣớc, cổ phần hóa, đẩy mạnh thu hút vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc

Thành phố Đà Nẵng đã 3 lần đƣợc công nhận là Đô thị loại 1 cấp Quốc Gia và thực hiện Nghị Quyết số 33-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Vị thế chính trị, kinh tế của thành phố đã đƣợc khẳng định. Đà Nẵng thực sự là thành phố năng động, phát triển mạnh nhất khu vực miền Trung – Tây Nguyên.

3.3.1.2. Các nguy cơ

Việc phát triển sản phẩm dành cho khách du lịch MICE ở Việt Nam cũng có nhiều khó khăn, ảnh hƣởng không nhỏ đến sức cạnh tranh với các nƣớc trong khu vực. Trƣớc hết là cơ sở hạ tầng hạn chế, nguồn nhân lực còn thiếu và yếu so nhu cầu thực tế. Việc tham gia các hội chợ chuyên ngành MICE chƣa đƣợc đầu tƣ

102

và tổ chức tốt, hình thức mờ nhạt, không gây ấn tƣợng do tính chuyên nghiệp trong công tác quảng bá không cao. Khâu phối hợp giữa các ban, ngành liên quan và các doanh nghiệp nhằm thu hút khách chƣa đồng bộ, ảnh hƣởng đến chất lƣợng sản phẩm chào bán cho khách. Việt Nam cũng chƣa có những ƣu đãi đặc biệt trong các thủ tục cấp thị thực, xuất, nhập cảnh đối với khách dự hội nghị, hội thảo tại Việt Nam

3.3.2. Điểm mạnh, điểm yếu trong phát triển du lịch MICE thành phố Đà Nẵng

3.3.2.1 Điểm mạnh

Đà Nẵng là cửa ngõ quốc tế thứ 3 của cả nƣớc. Về đƣờng bộ, Đà Nẵng nối với Tây Nguyên qua quốc lộ 14B, thông tuyến đƣờng hầm Hải Vân quốc lộ 1A với đƣờng Trƣờng Sơn, đƣờng 9 với tuyến Mụcđahãn – Savanakhét nối Thái Lan và Lào sẽ rút ngắn khoảng cách đến các quốc gia lân cận là vùng Đông Bắc Thái Lan, Đông Bắc Campuchia, Nam Lào đến Miền Trung Việt Nam. Về đƣờng hàng không, thành phố xúc tiến mở các đƣờng bay quốc tế trực tiếp Đà Nẵng – Singapore, Đà Nẵng – Băng Cốc, Đà Nẵng – Đài Bắc đã tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch trong nƣớc và quốc tế đến Đà Nẵng.

Đà Nẵng là trung tâm kinh tế - xã hội của Miền Trung, đồng thời thành phố nằm trong vùng qui hoạch du lịch cụm Bắc Trung Bộ nên đƣợc sự hỗ trợ rất lớn của Chính Phủ và ngành du lịch để phát triển kết cấu hạ tầng. Cơ sở hạ tầng của thành phố phát triển tƣơng đối mạnh và đồng bộ tạo điều kiện để tổ chức các hội nghị, hội chợ, diễn đàn, hội nghị thể thao mang tầm vóc quốc gia và khu vực.

Phía Đông giáp với biển Đông hình thành các bãi biển đẹp và hệ thống resort cao cấp nhƣ Furama Resort, Vinpearl Luxury resort, Crown Plaza, Sandy Beach Resort, Sơn Trà resort; phía Bắc và phía Tây đƣợc bao bọc bởi đèo núi cao với đệ nhất Hải Vân quan và khu du lịch Bà Nà suối Mơ. Ngoài ra, thành phố nằm trên trục giao thông qua 04 di sản Thế Giới: vƣờn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, quần thể di tích cố đô Huế, đô thị cổ Hội An, khu di tích Mỹ Sơn. Đà Nẵng hội tụ đầy đủ các yếu tố có lực hút mạnh mẽ đối với du khách.

Đà Nẵng có trung tâm xúc tiến đầu tƣ (DIPC) nhằm khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục ban đầu, thu hút các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc

103

đến đầu tƣ tại Đà Nẵng. Từ ngày 02/02/2007, thành phố thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” trong việc giải quyết thủ tục đối với các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài trên địa bàn thành phố, cơ chế này đã giảm thiểu đƣợc các thủ tục hành chính rƣờm rà, tiết kiệm đƣợc chi phí và thời gian cho các nhà đầu tƣ.

Việc hoàn thành hệ thống đƣờng ven biển Liên Chiểu – Thuận Phƣớc, Sơn Trà – Điện Ngọc thúc đẩy việc hình thành hệ thống các resort cao cấp dọc ven biển Non Nƣớc, Thanh Bình.

Việc công ty lữ hành Saigontourist và Furama Resort tham gia câu lạc bộ “Vietnam – Meetings – Incentives club” đã góp phần tạo dựng hình ảnh cho du lịch MICE của thành phố.

Với khẩu hiệu “5 không”, cùng với chỉ thị 02/2007/CT-UBND ngày 11/01/2007 của UBND TP về tăng cƣờng công tác quản lý và chấn chỉnh môi trƣờng du lịch tại các điểm tham quan du lịch trên địa bàn, thành phố đã thiết lập đƣợc an ninh trật tự và an toàn xã hội, cùng với một môi trƣờng du lịch an toàn xã hội, cùng với một môi trƣờng du lịch an toàn tạo niềm tin cho du khách đến Đà Nẵng

3.3.3.2. Điểm yếu

Du lịch MICE Đà Nẵng đang ở giai đoạn sơ khai, các điều kiện hỗ trợ cho việc tổ chức hội nghị còn nghèo nàn, chỉ đủ khả năng phục vụ đối tƣợng khách MICE nội địa, các cơ sở lƣu trú vẫn chƣa đáp ứng đƣợc đối với các sự kiện quốc tế trên 1000 khách.

Cùng với hệ thống cơ sở vật chất phục vụ khách công vụ, để đảm bảo chất lƣợng phục vụ tốt yếu tố nguồn nhân lực rất quan trọng. Hiện nay, thành phố và các cơ sở lƣu trú 5 sao thiếu đội ngũ lao động có kỹ năng tổ chức hội nghị, dẫn chƣơng trình, thƣ ký hội nghị và phiên dịch.

Du lịch MICE Đà Nẵng mới chỉ ở giai đoạn đầu của sự phát triển, điểm xuất phát thấp nên khả năng phát triển du lịch MICE và kỹ năng nghiên cứu – phát triển loại hình này còn yếu.

Để thu hút nguồn khách du lịch công vụ đến thành phố vì mục đích kinh doanh đòi hỏi ngoài vấn đề cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực, yếu tố thu

104

hút mạnh đối tƣợng khách này là tốc độ phát triển của nền kinh tế của vùng. Là một thành phố trẻ mới đƣợc đầu tƣ phát triển từ sau năm 1990 nên thành phố có tốc độ phát triển của ngành công nghiệp còn thấp so với Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh.

Các cuộc hội họp, triển lãm thƣờng diễn ra vào cuối năm từ tháng 11-1, đặc biệt là thị trƣờng khách du lịch nội địa. Thời điểm này ở Đà Nẵng thƣờng hay có mƣa, bão gây khó khăn cho việc tổ chức, vì vậy làm giảm sức hút của Đà Nẵng đối với khách du lịch MICE.

3.3.3 Thiết lập ma trận SWOT

Căn cứ việc phân tích cơ hội, đe dọa, điểm mạnh, điểm yếu đã xác định ảnh hƣởng đến với các cơ sở lƣu trú 5 sao có dịch vụ dành cho khách du lịch MICE của thành phố Đà Nẵng, ma trận SWOT đƣợc thiết lập nhằm đề ra các biện pháp chiến lƣợc khả thi có thể lựa chọn để đa dạng các sản phẩm dành cho khách du lịch MICE tại khách sạn 5 sao trên địa bàn TP. Đà Nẵng.

NHỮNG ĐIỂM MẠNH – S

S1: Đà Nẵng là trung tâm kinh tế - xã hội của miền Trung

S2: Vị trí thuận lợi và điều kiện về công trình đầu mối giao thông

S3: Cơ sở hạ tầng phát triển mạnh và đồng bộ S4: Sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch, đặc biệt là tài nguyên du lịch biển S5: Chính sách khuyến khích đầu tƣ, thủ tục hành chính thuận lợi S6: Trật tự an toàn xã hội khá tốt. S7: Đang hình thành hệ thống các resort cao cấp dọc ven biển NHỮNG ĐIỂM YẾU – W W1: Du lịch MICE Đà Nẵng mới chỉ ở giai đoạn đầu của sự phát triển, điểm xuất phát thấp.

W2: Kỹ năng R&D và khả năng phát triển du lịch MICE còn yếu

W3: Thiếu các trung tâm tổ chức hội nghị và cơ sở lƣu trú có dịch vụ MICE với qui mô lớn

W4: Thiếu đội ngũ lao động có kỹ năng tổ chức hội nghị, dẫn chƣơng trình, thƣ ký hội nghị và phiên dịch

W5: Tốc độ phát triển của ngành công nghiệp còn thấp

105

CÁC CƠ HỘI – O

O1: Nhu cầu du lịch của Thế Giới và Việt Nam tăng mạnh

O2: Châu Á có sức thu hút đối với khách du lịch MICE

O3: Việt Nam gia nhập WTO O4: Luật du lịch đã đƣợc xây dựng hoàn chỉnh O5: Kinh tế, chính trị, xã hội của đất nƣớc phát triển và ổn định CÁC CHIẾN LƢỢC SO S1, S2, S3, S4, S5, S6, S7/ O1, O2: Xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm du lịch MICE tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên, đa dạng, nâng cấp các sản phẩm du lịch

Một phần của tài liệu Đánh giá sản phẩm du lịch dành cho khách du lịch MICE tại khách sạn 5 sao trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)