Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tăng cường hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Hùng Vương (Trang 90)

- Về thời gian: Số liệu sử dụng cho nghiên cứu là số liệu trong 3 năm, từ 2011 đến

5. Kết cấu của đề tài

3.2.8. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Trong hoạt động tín dụng thì hiệu quả phụ thuộc phần lớn vào trình độ và khả năng của cán bộ tín dụng. CBTD là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và trực tiếp quản lý, chịu trách nhiệm trực tiếp đối với mỗi nhóm cho vay của ngân hàng. Mỗi CBTD của Chi nhánh được phân công theo địa bàn quản lý khác nhau nên Chi nhánh cần có biện pháp để thực hiện sắp xếp, phân chia lại địa bàn để ổn định với đổi mới phương pháp quản lý lao động để mỗi CBTD phát huy được tính chủ động sáng tạo và trách nhiệm trong công việc theo phương pháp đi báo việc, về báo công.

Nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ cơ bản và mang lại lợi nhuận lớn nhất cho cho ngân hàng, để giữ vững được hoạt động của ngân hàng trong thời buổi cạnh tranh thì việc nâng cao và mở rộng tín dụng là điều cốt yếu. Vì vây người CBTD phải có được những phẩm chất và năng lực để thực hiện công việc:

- Có năng lực để giải quyết những vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ. Muốn vậy họ phải có kiến thức chuyên môn về ngân hàng, được đào tạo các kỹ năng để xử lý các thông tin liên quan đến công việc của mình.

- Có năng lực dự đoán các vấn đề kinh tế về sự phát triển cũng như triển vọng phát triển của hoạt động tín dụng. Đây cũng chính là tầm nhìn của mỗi cá nhân, nhưng nó lại có ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Từ kinh nghiệm mà họ có được những dự đoán chính xác thì đó là sự sáng tạo của CBTD.

- Có uy tín trong quan hệ xã hội. Điều này thể hiện phẩm chất đạo đức và khả năng giao tiếp, nó có ảnh hưởng rất quan trọng trong việc mở rộng và giữ chân khách hàng truyền thống của ngân hàng.

- Có năng lực học hỏi, tự nghiên cứu, có khả năng làm việc độc lập. Nhận thức được điều này, trong những năm gần đây ngân hàng đã không ngừng nâng cao số lượng cũng như chất lượng nguồn nhân lực.

Do đó Chi nhánh cần phải tăng cường đào tạo nghiệp vụ cho CBTD, để giúp CBTD có thể năm bắt và chủ động xử lý các nghiệp vụ linh hoạt bằng việc cho CBTD đi tập huấn hoặc tự học hỏi lẫn nhau,... Đồng thời cũng nên khuyến khích các cán bộ ngân hàng rèn luyện kỹ năng ngoại ngữ để có thể tiếp cận với khách hàng quốc tế đến giao dịch với ngân hàng.

Chi nhánh cũng cần có các chính sách trả lương, khen thưởng hợp lý để động viên, khuyến khích tạo động lực cho nhân viên làm việc, phát huy khả năng sáng tạo của mình.

Khi tuyển nhân viên mới cần tiến hành công khai, tuyển đúng người tài, có hiểu biết về chuyên môn nghiệp vụ để tranh các tính trạng tiêu cực xảy ra.

KẾT LUẬN 1. Kết luận

Trong ba năm qua, hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Hùng Vương đã có được sự tăng trưởng nhất định cả về số lượng cũng như chất lượng, tuy nhiên hoạt động này của Chi nhánh vẫn còn những hạn chế gây ảnh hưởng tới chiến lược phát triển cho vay tiêu dùng của hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương trên địa bàn thành phố Việt Trì.

Trên cơ sở sử dụng nguồn số liệu thực tế và các phương pháp nghiên cứu thích hợp, bài nghiên cứu đã hoàn thành được những nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, hệ thống lại lý thuyết chung về cho vay tiêu dùng của NHTM

như: khái niệm, đặc điểm, vai trò của hoạt động cho vay tiêu dùng; Các hình thức cho vay tiêu dùng và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng.

Thứ hai, đánh giá thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công

thương Việt Nam Chi nhánh Hùng Vương. Từ đó thấy được những kết quả đạt được của Chi nhánh như: tỷ trọng dư nợ và lợi nhuận từ hoạt động CVTD tăng tương đối qua các năm; các sản phẩm CVTD của Chi nhánh đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng; CVTD góp phần làm tăng kỹ năng nghiệp vụ của bộ phận tín dụng, góp phần phân tán rủi ro tín dụng cho Chi nhánh,…

Bên cạnh đó tìm ra những hạn chế trong hoạt động CVTD như: quy mô CVTD còn nhỏ; đối tượng cho vay còn hạn hẹp; danh mục sản phẩm cho vay còn chưa đa dạng, phong phú; quy trình cho vay còn chưa hợp lý và hoạt động marketing của Chi nhánh chưa được quan tâm đúng mức.

Thứ ba, từ những hạn chế và nguyên nhân còn tồn tại của Chi nhánh trong

hoạt động CVTD, em đã đề xuất giải pháp nhằm tăng cường hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Hùng Vương như sau: Hoàn thiện chính sách tín dụng, đa dạng hóa danh mục sản phẩm, cải tiến quy trình CVTD, mở rộng hoạt động marketing ngân hàng, phát triển mạnh dịch vụ thẻ tín dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực,…

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tăng cường hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Hùng Vương (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w