Khái quát chung về Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Ch

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tăng cường hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Hùng Vương (Trang 25)

- Về thời gian: Số liệu sử dụng cho nghiên cứu là số liệu trong 3 năm, từ 2011 đến

2.1.Khái quát chung về Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Ch

5. Kết cấu của đề tài

2.1.Khái quát chung về Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Ch

Nam Chi nhánh Hùng Vương

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Hùng Vương là một đơn vị thành viên trực thuộc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, phụ thuộc vào Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam về cơ cấu, phân phối thu nhập và tất cả các cơ chế quản lý, cơ chế nghiệp vụ.

Tên chính thức: Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

Chi nhánh Hùng Vương.

Tên giao dịch: Vietinbank Hùng Vương

Địa chỉ: Số 806 đường Hùng Vương - Phường Thanh Miếu - TP.Việt Trì -

Tỉnh Phú Thọ

Điện thoại: 02103 633 551

Email: webmaster@vietinbank.vn

Người đại diện : Ông Phạm Ngọc Tuấn – Chức vụ: Giám đốc

(Theo ủy quyền số 314/UQ – HĐQT NHCT18 của chủ tịch hội đồng quản trị - Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ngày 30/6/2010)

Ngân hàng bao gồm các phòng giao dịch: - Phòng giao dịch Phố Gát.

- Phòng giao dịch Hòa Phong. - Phòng giao dịch Minh Phương. - Phòng giao dịch Bạch Hạc - Phòng giao dịch số 01 - Phòng giao dịch Thọ Sơn - Phòng giao dịch Tân Dân

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Hùng Vương

2.1.1.1. Lịch sử hình thành của Chi nhánh

thân là Ngân hàng Công thương Nam Việt Trì, được thành lập từ ngày 21/7/1989 do Tổng giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam ký quyết định số 43/NHCT-QĐ. Lúc bấy giờ là một Chi nhánh cơ sở trực thuộc NHCT tỉnh Vĩnh Phú nay là tỉnh Phú Thọ. Chi nhánh chính thức đi vào hoạt động từ ngày 13/09/1989. Đến đầu năm 1997, chia tách tỉnh, ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Chi nhánh Hùng Vương được thành lập lại trực thuộc chi nhánh NHCT tỉnh Phú Thọ. Chi nhánh thành lập trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng Công thương tỉnh Vĩnh Phú với tổng nguồn vốn huy động là 2.377 tỷ đồng, tổng dư nợ là 4.071 tỷ đồng trong đó có 2.007 tỷ đồng là nợ quá hạn.

Dựa trên những thành tích đã đạt được ngày 21/02/2006 Chủ tịch HĐQT NHCT Việt Nam đã ký quyết định số 049/QĐ-HĐQT-NHCT1 về việc nâng cấp Chi nhánh cấp 2 NHCT Nam Việt Trì trực thuộc Chi nhánh NHCT tỉnh Phú Thọ thành Chi nhánh cấp 1 phụ thuộc NHCT Việt Nam. Kể từ ngày 01/03/2006 Chi nhánh NHCT Nam Việt Trì đã chính thức đi vào hoạt động theo nhiệm vụ của một chi nhánh cấp 1.

Cùng với phương án cổ phần hoá của NHCT Việt Nam đã được thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định 1354/QĐ-TTg ngày 23/09/2008; Giấy phép thành lập và hoạt động số: 142/GP-NHNN ngày 03/07/2009 của Thống đốc NHNN Việt Nam và Quyết định 373/QĐ-HĐQT-NHCT1 ngày 05/08/2009 của HĐQT chuyển đổi và đổi tên chi nhánh NHCT Nam Việt Trì thành Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Nam Việt Trì.

Ngày 31/08/2011 Chi nhánh Nam Việt Trì đã được HĐQT Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ký quyết định số 910/QĐ-HĐQT-NHCT1 cho phép đổi tên chi nhánh thành Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh Hùng Vương (được gọi tắt là Chi nhánh Hùng Vương).

2.1.1.2. Quá trình phát triển của Chi nhánh

Hoạt động của NHCT Hùng Vương trong 25 năm qua đã khẳng định niềm tin, uy tín và thương hiệu của Ngân hàng Công thương trong khách hàng, góp phần quan trọng cho sự phát kinh tế xã hội địa phương, đóng góp vào hiệu quả

hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHCT tỉnh Phú Thọ cũng như toàn hệ thống NHCT Việt Nam. Khách hàng của Chi nhánh rất phong phú và đa dạng bao gồm các doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế, các hộ gia đình và các cá nhân có nhu cầu và điều kiện sử dụng dịch vụ của Chi nhánh. Tính đến nay, số lượng khách hàng có quan hệ gửi tiền tại Chi nhánh là hơn 8.600 khách hàng và số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng với chi nhánh là trên 2.500 khách hàng. Với phương châm hoạt động an toàn hiệu quả và luôn đặt lợi ích của khách hàng gắn liền với lợi ích của ngân hàng. Mục tiêu của ngân hàng là trở thành NHTM mạnh và hiện đại, hoạt động kinh doanh hiệu quả cao, an toàn, bền vững, tài chính lành mạnh, có kỹ thuật công nghệ cao, kinh doanh đa năng, mở rộng và phát triển các dịch vụ, nghiệp vụ ngân hàng với chất lượng nhân lực và quản trị ngân hàng đạt mức tiên tiến không ngừng phát triển trên thị trường..

2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của Chi nhánh

Căn cứ quyết định 151/QĐ-HĐQT-NHCT1 của Hội đồng quản trị NHCT Việt Nam về việc phê duyệt mô hình tổ chức của các chi nhánh NHCT theo dự án hiện đại hóa ngân hàng. Căn cứ vào thực tế hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh NHCT Hùng Vương. Chi nhánh NHCT Hùng Vương xây dựng chức năng và nhiệm vụ của 8 phòng ban tại Chi nhánh theo mô hình hiện đại hóa.

Chi nhánh có gần 100 cán bộ công nhân viên chức làm việc tại chi nhánh, 07 phòng giao dịch được đặt rải rác trên khắp địa bàn của thành phố Việt Trì. Ngân hàng hoạt động dưới sự điều hành của ban lãnh đạo gồm một giám đốc và hai phó giám đốc phụ trách, các phòng ban và giúp việc giám đốc.

Ban giám đốc gồm: 01 Giám đốc, 02 Phó Giám đốc. Các phòng ban:

- Phòng khách hàng doanh nghiệp - Phòng khách hàng cá nhân - Phòng kế toán

- Phòng tiền tệ ngân quỹ

- Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ - Phòng tổ chức hành chính

- Tổ quản lý rủi ro và nợ có vấn đề - Tổ thông tin điện toán

- 01 phòng giao dịch loại 1 - 06 phòng giao dịch loại 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Hùng Vương

* Chức năng các phòng ban:

- Ban Giám đốc: Bao gồm Giám đốc và Phó Giám đốc, là bộ phận quản lý và điều hành chung mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng, chịu trách nhiệm về tổ chức hoạt động của các chi nhánh ngân hàng trước Ngân hàng TMCP Công thương

Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phòng khách hàng doanh nghiệp Phòng khách hàng nhân Phòng kế toán Phòng tiền tệ ngân quỹ Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ Phòng tổ chức hành chính Tổ QLRR và nợ có vấn đề Tổ thông tin điện toán Phòng giao dịch loại 1 Phòng giao dịch loại 2

Việt Nam và cơ quan pháp luật.

- Phòng KHDN: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ để khai thác nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ; thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, thực hiện nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh theo quy định của NHCT Việt Nam.

- Phòng KHCN: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là cá nhân để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ; thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho khách hàng cá nhân.

- Phòng kế toán: Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng; các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh; cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của NHNN và NHCT Việt Nam. Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các dịch vụ của ngân hàng.

- Phòng tiền tệ ngân quỹ: Là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của NHNN và NHCT Việt Nam. Ứng và thu tiền cho phòng giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp và khách hàng giao dịch có giá trị lớn.

- Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ: Thực hiện công tác kiểm soát, tác nghiệp, hỗ trợ các phòng khách hàng, phòng giao dịch trong công tác tín dụng, quản lý hồ sơ, khách hàng theo quy định.

- Phòng tổ chức hành chính: Là phòng ngiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại Chi nhánh theo đúng chủ chương chính sách của Nhà nước

và quy định của NHCT Việt Nam. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ kinh doanh tại Chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh, an toàn Chi nhánh; thực hiện bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ lãnh đạo tại Chi nhánh; xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán bộ, nhân viên Chi nhánh; thực hiện kiểm tra thường xuyên tuân thủ quy chế, nội quy NHCT Việt Nam và nội quy lao động của NHCT Hùng Vương; lập báo cáo thuộc phạm vi, trách nhiệm của Chi nhánh.

- Tổ quản lý rủi ro và nợ có vấn đề: Là phòng có chức năng tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro và xử lý nợ có vấn đề của Chi nhánh; quản lý, giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng. Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án, đề nghị cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn hoạt động ngân hàng theo sự chỉ đạo của Chi nhánh và NHCT Việt Nam.

Quản lý, khai thác và xử lý tài sản đảm bảo nợ vay theo quy định của Nhà nước nhằm thu hồi khoản nợ gốc và lãi tiền vay. Quản lý, theo dõi và thu hồi các khoản nợ đã được xử lý rủi ro;

- Tổ thông tin điện toán: Tham mưu ban lãnh đạo Chi nhánh trong công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán; bảo trì bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính tại Chi nhánh và các đơn vị mạng lưới.

2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Hùng Vương

2.1.3.1. Chức năng

Cũng như các NHTM khác thì Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Hùng Vương cũng có các chức năng chính sau:

- Là một tổ chức trung gian tài chính hoạt động chủ yếu là chuyển tiền tiết kiệm thành đầu tư;

- Tạo phương tiện thanh toán: khi ngân hàng cho vay số dư tài khoản tiền gửi thanh toán của ngân hàng tăng lên, khách hàng có thể dùng để mua hàng hóa và dịch vụ;

- Đóng vai trò trung gian thanh toán: thay mặt khách hàng, ngân hàng thanh toán giá trị hàng hóa dịch vụ. Bên cạnh đó thực hiện thanh toán bù trừ với nhau qua NHNN hoặc thông qua các trung gian thanh toán khác.

2.1.3.2. Nhiệm vụ

- Thực hiện các chính sách huy động vốn do Hội sở chính đề ra trên cơ sở chỉ tiêu vốn huy động từng thời điểm áp dụng cho Chi nhánh. Tìm kiếm khách hàng, chăm sóc và phát triển khách hàng;

- Làm trung gian thanh toán cho các cá nhân, doanh nghiệp trong các mối quan hệ mua bán hàng hóa, thanh toán lương cho nhân viên của các công ty trên địa bàn thành phố Việt Trì, thu học phí và chuyển vào tài khoản tiền gửi thanh toán của các đơn vị hành chính sự nghiệp như các trường đại học, cao đẳng …

- Cung cấp tín dụng cho cá nhân và tổ chức có nhu cầu, đáp ứng đầy đủ yêu cầu về hồ sơ khoản vay, hồ sơ tài sản đảm bảo, hồ sơ khách hàng. Duy trì dư nợ bằng cách thường xuyên tạo dựng mối quan hệ tốt với khách hàng chiến lược, quảng bá hình ảnh để thu hút khách hàng mới;

- Mua bán ngoại tệ với Hội sở chính hàng ngày hoặc khi phát sinh nhu cầu; - Nghiên cứu, phát triển các sản phẩm hiện có để đề xuất với Hội sở cải tiến, nâng cao chất lượng các sản phẩm.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tăng cường hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Hùng Vương (Trang 25)