- Về thời gian: Số liệu sử dụng cho nghiên cứu là số liệu trong 3 năm, từ 2011 đến
5. Kết cấu của đề tài
2.2.3.2. Cho vay tiêu dùng theo thời gian
Tình hình dư nợ CVTD phân theo thời gian của Chi nhánh giai đoạn 2011– 2013 được thể hiện qua bảng 2.8 như sau:
Bảng 2.8. Dư nợ CVTD phân theo thời gian
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 BQ Số tiền T.Trg (%) Số tiền T.Trg (%) Số tiền T.Trg (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 4.671 9,23 5.504 9,32 3.921 5,71 833 117,83 (1.583) 71,24 91,62 Trung và dài hạn 45.943 90,77 53.551 90,68 64.752 94,29 7.608 116,56 11.201 120,92 118,72 Tổng dư nợ CVTD 50.605 100,0 59.055 100,0 68.673 100,0 8.450 116,70 9.618 116,29 116,49
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT Hùng Vương giai đoạn 2011-2013)
Ta có biểu đồ thể hiện dư nợ CVTD theo thời gian như sau:
Dư nợ CVTD Tỷ trọng trên tổng dư nợ CVTD
Biểu đồ 2.5. Dư nợ CVTD phân theo thời gian
Nhận xét:
chủ yếu là CVTD trung và dài hạn, dư nợ CVTD ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất ít. Năm 2012 tỷ trọng cao nhất cũng chỉ đạt 9,32% tổng dư nợ CVTD và bình quân cả giai đoạn giảm 8,38%. Vì các khoản vay ngắn hạn này có đối tượng khách hàng chủ yếu là các cán bộ trong các cơ quan nhà nước vay với số lượng nhỏ và thường họ có thể trả ngay khi đến tháng lương.
Trong khi đó, dư nợ CVTD trung và dài hạn tăng khá mạnh qua các năm. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn là 18,72%. Cụ thể là năm 2012, dư nợ trung và dài hạn tăng 7.608 trđ, tương ứng với tỷ lệ tăng là 16,56%. Tuy nhiên tỷ trọng dư nợ lại giảm nhẹ từ 90,77% xuống 90,68%. Năm 2013, dư nợ tiếp tục tăng so với năm 2012 là 11.201 trđ (tỷ lệ tăng là 20,92%), chiếm tới 94,29% về tỷ trọng trong tổng dư nợ CVTD.
Nguyên nhân là do chính sách tín dụng tiêu dùng của Chi nhánh mấy năm qua hướng vào cho vay trung và dài hạn. Bởi lãi suất cho vay ngắn hạn thường thấp hơn cho vay trung và dài hạn, mặt khác, đối tượng vay ngắn hạn của Chi nhánh thường là các cán bộ công chức, viên chức Nhà nước vay với số lượng và quy mô khoản vay nhỏ nên mức sinh lời không hấp dẫn. Mặt khác, với cơ cấu cho vay tập trung ở các gói sản phẩm cho vay xây dựng, sửa chữa, mua nhà ở và mua ô tô chiếm tỷ trọng chủ yếu thì việc tăng trưởng dư nợ trung và dài hạn là điều đương nhiên. Bởi đây đều là những gói sản phẩm có giá trị cao và có thời gian sử dụng lâu bền. Bên cạnh đó muốn mở rộng hoạt động CVTD, duy trì mối quan hệ với khách hàng lâu dài và nâng cao thu nhập cho Chi nhánh thì việc Chi nhánh hướng vào cho vay trung và dài hạn là điều dễ hiểu.
2.2.3.3. Dư nợ cho vay tiêu dùng phân theo hình thức đảm bảo tiền vay
Tình hình dư nợ CVTD phân theo hình thức đảm bảo tiền vay của Chi nhánh giai đoạn 2011-2013 được thể hiện qua bảng 2.9 như sau:
Bảng 2.9. Dư nợ CVTD phân theo tài sản đảm bảo
Dư nợ CVTD
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 BQ Số tiền T.Trg (%) Số tiền T.Trg (%) Số tiền T.Trg (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Có TSĐB 42.918 84,81 50.823 86,06 60.467 88,05 7.905 118,42 9.644 118,98 118,70 Không có TSĐB 7.687 15,19 8.232 13,19 8.206 11,95 545 107,09 (26) 99,68 103,32 Tổng dư nợ CVTD 50.605 100,0 59.055 100,0 68.673 100,0 8.450 116,70 9.618 116,29 116,49
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam Chi nhánh Hùng Vương giai đoạn 2011 - 2013)
Dưới đây là biểu đồ thể hiện dư nợ CVTD theo tài sản đảm bảo:
Dư nợ CVTD Tỷ trọng trên tổng dư nợCVTD
Biểu đổ 2.6. Dư nợ CVTD phân tài sản đảm bảo
Nhận xét:
Từ bảng số liệu trên ta thấy, hoạt động CVTD của Chi nhánh trong các năm qua luôn được duy trì trong trạng thái an toàn với mức cho vay có đảm bảo bằng tài sản chiếm tỷ trọng chủ yếu và dư nợ cho vay có TSĐB ngày càng tăng lên. Cụ thể:
Tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo tăng từ 84,81% năm 2011 lên 86,06% năm 2012 và đạt mức 88,05% ở năm 2013. Dư nợ có TSĐB chủ yếu là dư nợ của hình thức cho vay nhu cầu về nhà ở và cho vay mua ôtô, xe máy,… (TSĐB chính là sản phẩm hình thành từ vốn vay). Do TSĐB là yếu tố đảm bảo an toàn
và hạn chế rủi ro cho hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động CVTD nói riêng, là yếu tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng CVTD vì đây là nguồn để ngân hàng có thể thu hồi vốn khi khách hàng không có khả năng trả nợ. Tốc độ tăng trưởng bình quân cả giai đoạn của CVTD có TSĐB đạt 18,7%.
Ngược lại, dư nợ CVTD không có TSĐB lại giảm dần qua các năm. Tỷ trọng giảm từ 15,19% năm 2011 xuống 13,19% năm 2012 và chỉ còn 11,95% ở năm 2013. Tuy vậy, cùng với sự tăng trưởng tín dụng tiêu dùng nói chung thì dư nợ CVTD không có TSĐB cũng tăng nhẹ với tốc độ tăng trưởng bình quân 3,32% cho cả giai đoạn.
Nguyên nhân là do chính sách tín dụng tiêu dùng của NHCT Hùng Vương trong những năm gân đây là hướng đến tăng trưởng dư nợ cho vay trung và dài hạn, mà những khoản vay này có mức độ rủi ro cao hơn nên hầu hết là cần có TSĐB. Do đó, tỷ trọng CVTD có TSĐB của Chi nhánh tăng lên qua các năm là điều dễ hiểu. Mặt khác, điều này còn cho thấy Chi nhánh đã thực hiện nghiêm chỉnh và rất tốt chủ trương của ngân hàng cấp trên đề ra đó là tập trung vào cho vay tiêu dùng có TSĐB nhằm góp phần hạn chế rủi ro không thu hồi được nợ khi khách hàng không có khả năng trả nợ hay cố ý trốn nợ thì bằng việc bán TSĐB Chi nhánh có thể thu hồi lại được vốn đã cho vay.
2.2.3.4. Hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng của Chi nhánh a, Nợ quá hạn trong cho vay tiêu dùng của Chi nhánh
Rủi ro lớn nhất và dễ gặp phải nhất trong hoạt động tín dụng là rủi ro nợ quá hạn. Bất kể một ngân hàng nào dù là ngân hàng quốc doanh hay ngân hàng ngoài quốc doanh, nếu để phát sinh nợ quá hạn lớn sẽ gây tổn thất cho ngân hàng, nếu nợ quá hạn chuyển thành nợ khó đòi và không đòi được nợ thì ngân hàng sẽ bị mất vốn. Tại Chi nhánh, trong những năm gần đây tình hình nợ quá hạn có sự biến động như sau:
Bảng 2.10. Nợ quá hạn trong CVTD tại Chi nhánh
Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 BQ (%) Tăng/ giảm Tỷ lệ (%) Tăng/ giảm Tỷ lệ (%)
1. Dư nợ CVTD 50.605 59.055 68.673 8.450 116,70 9.618 116,29 116,49 2. Nợ quá hạn trong CVTD 1.645 2.156 2.376 511 131,06 220 110,20 120,18 3. Tổng nợ quá hạn 26.178 32.076 29.815 5.898 122,53 (2.261) 92,95 106,72 4. Tỷ lệ nợ quá hạn CVTD = (2)/(1) (%) 3,25 3,65 3,46 5. Tỷ trọng nợ quá hạn CVTD /Tổng nợ quá hạn = (2)/(3) (%) 6,32 6,72 7,97
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Hùng Vương giai đoạn 2011-2013)
Nhận xét:
CVTD chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh và nợ quá hạn trong lĩnh vực này cũng chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nợ quá hạn. Song chỉ tiêu này lại tăng dần qua các năm với năm 2013 chiếm tới 7,97% về tỷ trọng, cao hơn tỷ trọng dư nợ CVTD trong tổng dư nợ cho vay (7,14%).
Điều này chứng tỏ chất lượng của các khoản CVTD có phần thấp hơn chất lượng của các khoản cho vay nói chung. Nguyên nhân là do các khoản CVTD chủ yếu được thanh toán thông qua tài khoản của khách hàng mở tại Chi nhánh. Nhưng sự hợp tác của ngân hàng và doanh nghiệp trong việc trả lương thông qua tài khoản chưa chặt chẽ, thời hạn trả nợ của ngân hàng và kỳ trả lương có sự chênh lệch, cộng với tình trạng khó khăn của một số ngành sản xuất trên địa bàn năm 2012, 2013 khiến cho một số doanh nghiệp phải cắt giảm nhân công, giảm giờ làm đã ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng. Hơn nữa, tâm lý khách hàng cho rằng món vay thanh toán hàng tháng nhỏ, nên việc để nợ quá hạn vài ngày cũng không ảnh hưởng nhiều vì vậy tỷ trọng nợ quá hạn trong CVTD vẫn ở mức cao hơn so với hoạt động cho vay thông thường.
Về tỷ lệ nợ quá hạn CVTD của Chi nhánh đang có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2011, tỷ lệ này là 3,25%, năm 2012 tăng lên 3,65% và đến năm 2013 giảm nhẹ xuống còn 3,46%. Bình quân giai đoạn tăng 3,18%. Nguyên nhân là do dư nợ cho vay của Chi nhánh trong mấy năm qua gia tăng các khoản vay trung và dài hạn nên việc quản lý nợ vay gặp phải nhiều khó khăn. Mặt khác, thị trường bất động sản đóng băng nên việc bán tài sản đển thu hồi nợ
cũng bị chậm trễ.
Trong thời gian tới Chi nhánh cần chú trọng hơn nữa đến vấn đề đôn đốc thu hồi nợ và xử lý các khoản nợ khó đòi bằng cách áp dụng các hình thức như phát mại tài sản hay các hình thức gia hạn nợ khó đòi khác. Đồng thời thực hiện nghiêm túc quy trình giám sát trước, trong và sau khi cho vay, thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời các khoản tín dụng có dấu hiệu rủi ro. Đây là việc làm có ý nghĩa quan trọng đối với Chi nhánh trong việc bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đồng thời nâng cao uy tín, chất lượng hoạt động tín dụng của Chi nhánh.
b, Nợ xấu trong cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh
Dưới đây là bảng số liệu phản ánh tình hình nợ xấu trong hoạt động cho vay tiêu dùng của Chi nhánh giai đoạn 2011-2013:
Bảng 2.11. Nợ xấu trong CVTD tại Chi nhánh
Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 BQ (%) Tăng/ giảm Tỷ lệ (%) Tăng/ giảm Tỷ lệ (%) 1. Dư nợ CVTD 50.605 59.055 68.673 8.450 116,70 9.618 116,29 116,49 2. Nợ xấu trong CVTD 668 969 865 301 145,06 (104) 89,27 113,79 3. Nợ xấu từ hoạt động cho vay 10.775 16.170 12.311 5.395 150,07 (3.859) 76,13 106,89 4. Tỷ lệ nợ xấu trong CVTD= (2)/(1) (%) 1,32 1,64 1,26 5. Tỷ trọng nợ xấu CVTD /Tổng nợ xấu= (2)/(3) (%) 6,20 6,00 7,03
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Hùng Vương giai đoạn 2011-2013)
Nhận xét:
Từ bảng số liệu ta thấy, nợ xấu trong CVTD đang có xu hướng gia tăng với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn là 13,79%. Cao nhất là năm 2012 với số nợ xấu CVTD là 969 triệu đồng, tỷ lệ nợ xấu là 1,64%. Đây là năm mà Chi
nhánh phải đương đầu với một tỷ trọng lớn các khoản cho vay bị đánh giá là kém chất lượng. Chất lượng và tiêu chuẩn chất lượng trong các khoản CVTD trong giai đoạn trước chưa có cơ hội rà soát và đánh giá một cách cụ thể theo các chỉ tiêu định tính mà chỉ nhận xét thông qua các chỉ tiêu định lượng đơn thuần đã có dịp được nhìn nhận lại chính xác hơn. Điều này đã đặt ra cho Chi nhánh nhiệm vụ trong việc thu hồi nợ xấu, đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng tín dụng.
Năm 2013, Chi nhánh tiếp tục rà soát, đánh giá, phân loại nợ, tích cực xử lý nợ xấu trong tất cả các loại hình tín dụng, làm lành mạnh hoá tình hình tài chính. Tỷ lệ nợ xấu trong CVTD tính đến thời điểm cuối năm 2013 chỉ còn 1,26%. Đạt được kết quả này là do đội ngũ cán bộ tín dụng của chi nhánh ngày càng chuyên nghiệp hơn, khả năng phân tích, định lượng rủi ro ngày càng tăng, công tác kiểm soát kỹ trước và sau khi các khoản vay được giải ngân cùng với khả năng lãnh đạo của các cán bộ Chi nhánh ngày càng sáng suốt hơn. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu nằm trong mức an toàn xong còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, Chi nhánh cần tăng cường sử dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro để hạ thấp hơn nữa tỷ lệ này, đảm bảo an toàn trong tín dụng cũng như nâng cao chất lượng CVTD của Chi nhánh.
Tỷ trọng nợ xấu trong CVTD trên tổng nợ xấu của chi nhánh tăng từ 6,0% năm 2012 lên 7,03% năm 2013, hơn nữa nợ xấu trong CVTD tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng của tổng nợ xấu trong cho vay, điều này chứng tỏ chất lượng của các khoản CVTD thấp hơn các khoản cho vay nói chung và rủi ro của các khoản CVTD thường cao hơn các khoản cho vay trong lĩnh vực khác. Trong thời gian tới Chi nhánh cần chú trọng hơn nữa công tác thu hồi và xử lý nợ xấu nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động CVTD của Chi nhánh.
c, Chỉ tiêu về lợi nhuận
Trong những năm qua, hoạt động CVTD của Chi nhánh đã thu được kết quả tương đối tốt, bằng chứng là lợi nhuận từ hoạt động CVTD liên tục tăng lên qua các năm. Ta có bảng thể hiện kết quả cụ thể lợi nhuận từ hoạt động CVTD
của Chi nhánh trong giai đoạn 2011-2013 như sau:
Bảng 2.12. Lợi nhuận từ hoạt động CVTD của Chi nhánh
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012
BQ (%) Số tiền Tỷ Trọng (%) Số tiền Tỷ Trọng (%) Số tiền Tỷ Trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) LN hoạt động CVTD 4.332 9,87 5.907 10,55 6.157 14,91 1.575 136,36 250 104,23 119,22 Tổng LN 43.888 100,00 55.987 100,00 41.300 100,00 12.099 127,57 (14.687) 73,77 97,01
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt nam Chi nhánh Hùng Vương giai đoạn 2011-2013)
Nhận xét:
Qua bảng số liệu ta thấy: Lợi nhuận từ hoạt động CVTD liên tục tăng và tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động CVTD cũng tăng trưởng đều đặn và ổn định qua 3 năm. Năm 2011, lợi nhuận từ CVTD là 4.332 trđ, chiếm 9,87% trên tổng lợi nhuận của toàn Chi nhánh. Con số này tiếp tục tăng lên trong năm 2012 đạt 5.970 trđ, tăng 1.575 trđ (36,36%), chiếm tỷ trọng là 10,55%. Đến năm 2013, lợi nhuận đạt 6.157 trđ, chiếm tới 14,91% trong tổng lợi nhuận của Chi nhánh. Tốc độ tăng trưởng bình quân cả giai đoạn là 19,22%. Mặc dù lợi nhuận từ hoạt động CVTD chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng lợi nhuận nhưng so với tỷ trọng dư nợ CVTD trong tổng dư nợ thì cũng là điều hợp lý.
Như vậy trong ba năm qua, hoạt động CVTD tại Chi nhánh đã được thực hiện khá tốt và thu được những kết quả khả quan.
e, Hiệu quả của hoạt động cho vay tiêu dùng thông qua đánh giá của khách hàng
Để đánh giá được hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Hùng Vương ta có thể tìm hiểu qua mức độ hài lòng của khách hàng đối với hoạt động này. Khách hàng chính là
người sử dụng sản phẩm của ngân hàng nên sẽ có những ý kiến đúng đắn nhất về hiệu quả cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Hiện tại số lượng khách hàng vay tiêu dùng tại chi nhánh có khoảng gần 400 khách hàng. Với độ tin cậy là 90% ta có số mẫu được chọn được tính toán như sau:
400 = 80 (khách hàng)
1 + 400 x (0,1)2
Vậy qua việc chọn mẫu trưng cầu ý kiến của 80 khách hàng vay vốn tại NHCT Hùng Vương ta có bảng thể hiện hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng của Chi nhánh đối với các khách hàng như sau:
Bảng 2.13. Bảng tổng hợp ý kiến đánh giá của 80 khách hàng về hiệu quả hoạt động CVTD tại NHCT Hùng Vương
Chỉ tiêu Ý kiến đánh giá của khách hàng Số Tỷ trọng
ý kiến (%) I. Thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng 80 100,00
1. Tốt 54 67,58
2. Trung bình 26 32,42
3. Kém 0 0,00