Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tăng cường hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Hùng Vương (Trang 34)

- Về thời gian: Số liệu sử dụng cho nghiên cứu là số liệu trong 3 năm, từ 2011 đến

2.1.5.Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong những năm gần đây

5. Kết cấu của đề tài

2.1.5.Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong những năm gần đây

2.1.5.1. Tình hình huy động vốn

Hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh bao gồm hai hoạt động chính là hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng. Đối với hoạt động huy động vốn, trong thời gian qua Chi nhánh đã mở rộng phạm vi huy động vốn, đa dạng các hình thức huy động như phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, đa dạng kỳ hạn, đa dạng lãi suất,… nhằm thu hút vốn tối đa phục vụ nhu cầu đầu tư và phát triển kinh tế. Cụ thể tình hình huy động vốn của Chi nhánh trong thời gian qua được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.2. Kết cấu nguồn vốn huy động của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Hùng Vương

Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn vốn Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012

Số tiền Tỷ Trọng (%) Số tiền Tỷ Trọng (%) Số tiền Tỷ Trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

I. Theo đối tượng KH 909,10 100,0 1.285,11 100,0 1.353,00 100,0 376,01 141,36 67,89 105,28 122,00

1. Tiền gửi TCKT 50,16 5,52 60,65 4,72 174,81 12,92 10,49 120,91 114,06 288,06 186,68

2. Tiền gửi dân cư 603,66 66,40 727,26 56,59 978,19 72,30 123,60 120,48 250,93 134,50 127,30

3. Nguồn khác 255,28 28,08 497,20 38,69 200,00 14,78 241,92 194,77 (297,20) 40,23 85,51

II. Theo thời gian 909,10 100,0 1.285,11 100,0 1.353,00 100,0 367,01 141,36 67,89 105,28 122,00

1. Không kì hạn 34,18 3,6 77,36 6,02 212,15 15.68 43,18 126,33 134,79 174,24 249,14

2. Kỳ hạn dưới 12 tháng 368,19 40,0 439,51 34,20 305,78 22.60 71,32 119,37 (133,73) 69,57 91,13 3. Kỳ hạn từ 12-24 tháng 176,37 19,40 497,34 38,70 746,86 55.20 320,97 181,99 249,52 150,17 205,78 4. Kỳ hạn trên 24 tháng 330,36 36,34 270,90 21,08 88,21 6.52 (59,46) 82,00 (182,69) 32,56 51,67

Nhận xét:

Qua bảng 2.2 ta thấy, hoạt động huy động vốn của Chi nhánh không ngừng tăng lên về quy mô và có sự thay đổi trong cơ cấu theo chiều hướng tích cực, những năm sau đều tăng so với năm trước.

Năm 2011, nguồn vốn huy động đạt 909,1 tỷ đồng. Năm 2012, công tác huy động vốn gặp rất nhiều khó khăn, lãi suất tăng cao, nhiều TCTD đã vượt trần lãi suất của NHNN, sự cạnh tranh gay gắt của các TCTD cùng trên địa bàn đã làm cho Chi nhánh gặp rất nhiều khó khăn. Xác định nguồn vốn là nhiệm vụ hết sức quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến hoạt động và kết quả kinh doanh của đơn vị, nguồn vốn sẽ tạo sự chủ động trong kinh doanh của Chi nhánh. Vì vậy, Chi nhánh đã tập trung chỉ đạo tích cực để tăng trưởng nguồn vốn huy động tại chỗ nhằm tự cân đối vốn kinh doanh; quán triệt sâu sắc phong cách giao dịch, nâng cao trách nhiệm của người cán bộ NHCT, tăng cường công tác tiếp thị, quảng cáo, khuyến mãi, điều hành lãi suất linh hoạt và chăm sóc khách hàng; giao chỉ tiêu kế hoạch huy động cho từng phòng giao dịch và cá nhân cán bộ trong toàn cơ quan, có cơ chế đánh giá và khen thưởng kịp thời ... Do đó công tác huy động vốn đã đạt được kết quả đáng ghi nhận. Cụ thể: Tổng nguồn vốn huy động đạt 1.285,11 tỷ đồng, tăng 376,01 tỷ đồng (41,36%) so với năm 2011. So với kế hoạch được giao (1.150 tỷ đồng) đạt 111,7%. Năm 2013, nguồn vốn huy động tiếp tục tăng 5,28% so với năm 2012 đưa tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh đạt 1.353 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân nguồn vốn huy động là 22%.

Xét trong tổng nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng thì tiền gửi dân cư vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu và đang có xu hướng tăng với tốc độ tăng trưởng bình quân là 27,30%. Tiền gửi TCKT chiếm tỷ trọng nhỏ nhất nhưng có tốc độ tăng bình quân 3 năm cao nhất tới 86,68%. Vốn huy động từ các nguồn khác đang giảm dần với tốc độ 14,49% trong cả giai đoạn.

Về sự phân bổ nguồn vốn theo thời gian của Chi nhánh có xu hướng tăng tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn từ 12-24 tháng. Lượng tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động, tuy nhiên

lại tăng đều qua các năm với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 149,14%. Nguyên nhân là do đặc điểm cơ cấu kinh tế trên địa bàn Nam Việt Trì, hơn 90% là các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ nên nhu cầu gửi vốn thường chỉ là tạm thời và không xác định trước thời hạn. Trên cơ sở số dư trên tài khoản tiền gửi của khách hàng, ngân hàng thanh toán một số phương tiện thanh toán như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, dịch vụ rút tiền tự động qua mạng máy tính, ATM. Cùng với kết quả trên, số thẻ ATM của Chi nhánh được phát hành gia tăng hàng năm. Do đó lượng vốn không kỳ hạn của Chi nhánh tăng lên đáng kể. Mặt khác, việc huy động nguồn vốn này góp phần làm giảm lãi suất bình quân đầu vào của Chi nhánh do lãi suất chi trả cho loại tiền này tương đối thấp, trong khi lãi suất huy động của các loại tiền gửi có kỳ hạn ngày càng tăng cao.

Trong khi đó, loại tiền gửi có kỳ hạn trên 24 tháng lại liên tục giảm, năm 2013 chỉ còn chiếm 6,52% về tỷ trọng. Điều này cho thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng có tính biến động khá cao, ngân hàng cần có biện pháp thu hút thêm người gửi tiền dài hạn để tạo nguồn vốn ổn định hơn cho hoạt động của ngân hàng.

2.1.5.2. Tình hình hoạt động tín dụng của Chi nhánh

a, Theo thời hạn

Cơ cấu dư nợ phân theo thời hạn của Chi nhánh là khá cân bằng và tương đối ổn định. Trong đó, dư nợ ngắn hạn của Chi nhánh biến động theo hướng tăng dần. Trong khi năm 2011 dư nợ ngắn hạn chỉ chiếm 39,65% về tỷ trọng, đến năm 2013 đã lên tới 53,63%. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn là 24,06%. Cùng với đó thì tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn đang có xu hướng giảm dần. Năm 2012 là 409,87 tỷ đồng, giảm 71,83 tỷ so với năm 2011. Năm 2013 có tăng nhưng tăng nhẹ, tăng 64,93 tỷ đồng. Bình quân giai đoạn giảm 0,72%.

Về tín dụng trung và dài hạn, đặc trưng của những khoản vay trung và dài hạn là nhằm mục đích đầu tư cho tài sản cố định hoặc thực hiện các dự án đầu tư. Vì thế mà thời gian thu hồi vốn thường dài, vòng quay vốn thường chậm. Do đó, để đảm bảo an toàn và giảm thiểu chi phí thì Chi nhánh nên hạ thấp hơn nữa tỷ lệ cho vay trung và dài hạn trong thời gian tới.

Bảng 2.3. Kết quả hoạt động tín dụng của Chi nhánh

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012

Số tiền Tỷ Trọng (%) Số tiền Tỷ Trọng (%) Số tiền Tỷ Trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

1. Dư nợ theo thời hạn 798,14 100.00 878,80 100.00 961,80 100.00 80,66 110,11 83,00 109,44 109,77

Ngắn hạn 316,44 39,65 468,93 53,36 487,00 50,63 152,49 148,19 18,07 103,85 124,06

Trung, dài hạn 481,70 60,35 409,87 46,64 474,80 49,37 71,83 85,09 64,93 115,84 99,28 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Dư nợ theo đối

tượng khách hàng 798,14 100.00 878,80 100.00 961,80 100.00 80,66 110,11 83,00 109,44 109,77

Dư nợ doanh nghiệp 604,99 75,80 671,05 76,36 636,71 66,20 66,06 110,92 (34,34) 94,88 102,59 Dư nợ cá nhân, hộ gia đình 193,15 24,20 207,75 23,64 325,09 33,80 14,60 107,56 117,34 156,48 129,73

b, Theo đối tượng khách hàng

Từ bảng số liệu trên ta thấy, dư nợ phân theo đối tượng khách hàng của Chi nhánh chủ yếu tập trung vào đối tượng khách hàng là doanh nghiệp, chiếm trên 65% về tỷ trọng. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng lại không cao, bình quân giai đoạn là 2,59%. Trong khi đó dư nợ cá nhân, hộ gia đình chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng có tốc độ tăng trưởng khá. Năm 2012, dư nợ cá nhân, hộ gia đình tăng 14,6 tỷ đồng (tăng 7,56%) so với năm 2011. Năm 2013 tiếp tục tăng 117,34 tỷ đồng (tăng 56,48%) so với năm 2012. Tốc độ tăng trưởng bình quân cả giai đoạn đạt 29,73%.

2.1.5.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh

Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong giai đoạn 2011-2013 được thể hiện qua bảng 2.4 như sau:

Bảng 2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh Chi nhánh

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Doanh thu 287.725 339.356 223.100 51.631 117,94 (116.256) 65,74 88,06 Chi phí 243.837 283.369 181.800 39.532 116,21 (101.569) 64,16 86,35 Lợi nhuận 43.888 55.987 41.300 12.099 127,57 (14.687) 73,77 97,01

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt nam giai đoạn 2011-2013)

Nhận xét:

Với việc thực hiện tốt công tác thu nợ và thu phí từ hoạt động dịch vụ, sau khi trừ đi chi phí, lợi nhuận của Chi nhánh trong năm 2011 đạt 43.888 trđ. Hoạt động huy động vốn và tín dụng đều thu được những kết quả khả quan.

Năm 2012, thực hiện tốt công tác tiếp thị, giới thiệu và quảng bá các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, huy động tiết kiệm dự thưởng, chương trình khuyến mãi cho khách hàng nhận kiều hối, tiết kiệm học đường, khai thác bảo hiểm thông qua phát tờ rơi, thông báo trên các phương tiện loa đài tại các xã

phường đã làm cho doanh thu của Chi nhánh tăng lên 51.631 trđ (17,94%) so với năm 2011. Cùng với đó là sự tăng lên của chi phí, tăng 39.532 trđ so với năm 2011 nhưng tốc độ tăng doanh thu (17,94%) lớn hơn tốc độ tăng chi phí (16,21%) nên lợi nhuận của Chi nhánh tăng 27,57%, đạt 55.987 trđ.

Năm 2013, lợi nhuận của Chi nhánh giảm mạnh, giảm 14.687 trđ, còn ở mức 41.300 trđ. Nguyên nhân là do phần lợi nhuận chính vẫn là từ hoạt động cho vay mà việc tín dụng tăng thấp là nguyên nhân chính khiến cho lợi nhuận giảm mạnh, bên cạnh đó sự sụt giảm của việc kinh doanh vàng cũng có ảnh hưởng đáng kể. Các hoạt động phát hành thẻ, khai thác bảo hiểm, chuyển tiền và các hoạt động khác có tăng nhưng tăng chậm.

2.2. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Hùng Vương

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tăng cường hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Hùng Vương (Trang 34)