Cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tăng cường hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Hùng Vương (Trang 48)

- Về thời gian: Số liệu sử dụng cho nghiên cứu là số liệu trong 3 năm, từ 2011 đến

5. Kết cấu của đề tài

2.2.3.1. Cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng

Hiện nay, nhu cầu vay tiêu dùng trong dân cư là rất lớn, tuy nhiên NHCT Hùng Vương vẫn chưa có điều kiện chủ động nghiên cứu tiếp cận thị trường. Các đối tượng vay tiêu dùng mới chỉ dừng lại ở các nhu cầu tiêu dùng chủ yếu sau: (1) cho vay xây dựng, sửa chữa, mua nhà ở; (2) cho vay mua phương tiện đi lại (chủ yếu là cho vay mua ô tô); (3) cho vay học nghề, xuất khẩu lao động; (4) cho vay mua sắm, tiêu dùng; (5) cho vay một số nhu cầu tiêu dùng khác.

Dưới đây là bảng thể hiện cơ cấu dư nợ CVTD phân theo mục đích sử dụng của Chi nhánh:

Bảng 2.7. Dư nợ CVTD phân theo mục đích sử dụng

Đơn vị: triệu đồng

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012

Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

1. Cho vay xây dựng,

sửa chữa, mua nhà ở 33.976 67,14 40.305 68,25 45.201 65,82 6.329 118,63 4.905 112,17 115,34 2. Cho vay mua ô tô 8.942 17,67 10.518 17,81 15.266 22,23 1.576 117,62 4.748 145,14 130,66 3. Cho vay mua sắm,

tiêu dùng 4.534 8,96 5.445 9,22 3.791 5,52 911 120,09 (1.654) 69,62 91,44

4. Cho vay người xuất

khẩu lao động 3.016 5,96 2.728 4,62 4.285 6,24 (288) 90,45 1.557 157,07 119,20 5. Cho vay mục đích

khác 137 0,27 59 0,10 130 0,19 (78) 43,07 71 2,20 97,41

Tổng dư nợ CVTD 50.605 100,00 59.055 100,00 68.673 100,00 8.450 116,70 9.618 116,29 116,49

Nhận xét:

Nhìn vào bảng trên ta thấy cơ cấu dư nợ CVTD trong các năm qua của Chi nhánh phân bổ không đồng đều. Chủ yếu tập trung vào cho vay cho xây dựng, sửa chữa mua nhà ở và cho vay mua ô tô. Còn cho vay mua sắm tiêu dùng, cho vay người xuất khẩu lao động và một số nhu cầu cho vay khác là rất ít.

a, Cho vay xây dựng, sửa chữa, mua nhà ở

Ta có đồ thị biểu diễn dư nợ cho vay xây dựng, sửa chữa, mua nhà ở của Chi nhánh giai đoạn 2011-2013 như sau:

Đồ thị 2.1. Dư nợ cho vay xây dựng, sửa chữa, mua nhà ở

Đây là loại hình luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các năm vì đó là sản phẩm mà Chi nhánh đã triển khai áp dụng ngay từ đầu và luôn là sản phẩm chủ chốt của ngân hàng trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng.

Năm 2012 tỷ trọng cho vay xây dựng, sửa chữa, mua nhà chiếm 68,25% trên tổng dư nợ CVTD, tăng 6.329 triệu đồng (18,63%) so với năm 2011. Nguyên nhân là do nền kinh tế dần hồi phục, lạm phát đã được kiềm chế thành công, giá cả vật liệu xây dựng tương đối ổn định làm tăng nhu cầu xây dựng, sửa chữa, mua nhà ở của người dân. Mặt khác, việc đấu đất công khai ở một số khu đô thị đã tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với thị trường bất động sản đầy hấp dẫn. Sang năm 2013, do giá cả vật liệu xây dựng tăng ở mức khá cao nên mặc dù dư nợ có tăng về số tuyệt đối song xét về tỷ trọng lại có sự sụt giảm nhẹ. Cụ thể: dư nợ tăng 4.905 trđ (12,17%) so với năm 2012 nhưng tỷ trọng trong tổng dư nợ CVTD lại giảm xuống còn 65,82%. Tốc độ tăng trưởng bình quân cả giai đoạn là 15,34%.

Chi nhánh tập trung nhiều vào cho vay đối với nhu cầu này vì cho rằng khả năng xảy ra rủi ro thấp. Ngân hàng sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản đảm bảo, khi khách hàng không có khả năng trả nợ, ngân hàng thực hiện bán tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Tuy nhiên trong thực tế, việc cho vay đối với nhu cầu này tiềm ẩn nhiều rủi ro do việc thẩm định hồ sơ nhà đất là rất phức tạp, việc xử lý tài sản đảm bảo là nhà, đất phải qua nhiều thủ tục mất nhiều thời gian. Ngoài ra, việc cho vay đối với đối tượng này đang bị hạn chế do tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất còn rất chậm.

b, Cho vay mua ô tô

Ta có đồ thị biểu diễn dư nợ cho vay mua ô tô của Chi nhánh giai đoạn 2011-2013 như sau:

Biểu đồ 2.2. Dư nợ cho vay mua ô tô

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, dư nợ cho vay mua ô tô của Chi nhánh liên tục tăng qua các năm với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn đạt 30,66%. Cụ thể:

Năm 2012 dư nợ cho vay là 10.518 trđ, tăng 1.576 trđ (17,62%) so với năm 2011 và chiếm 17,81% về tỷ trọng. Nguyên nhân là do trong vài năm trở lại đây đời sống của người dân được cải thiện và nâng cao, nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình đã rất phát triển. Ở họ đã xuất hiện nhu cầu mua sắm phương tiện đi lại giá trị lớn như ô tô. Thêm vào đó, thị trường ô tô, xe máy phát triển khá mạnh mẽ ở Việt Nam. Sự tham gia hàng loạt của các nhà sản xuất nước ngoài trên thị trường, trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là những công ty liên doanh của Trung Quốc và Nhật đã buộc các doanh nghiệp trong nước phải hạ giá thành để cạnh

tranh. Điều này đã tạo điều kiện cho nhu cầu mua sắm phương tiện đi lại với giá cả phải chăng tăng lên. Trong đó nhu cầu này tập trung chủ yếu vào nhóm đối tượng công nhân viên chức Nhà nước.

Sang năm 2013, dư nợ cho vay của loại hình này tiếp tục tăng tới 4.748 trđ (45,14%) so với năm 2012. Nguyên nhân là do nền kinh tế đang trên đà hồi phục và ổn định cùng với chính sách giảm thuế nhập khẩu ô tô của Chính phủ trong năm đã kích cầu về ô tô của người dân. Trong thời gian tới Chi nhánh cần tiếp tục mở rộng và phát huy hơn nữa gói sản phẩm tiêu dùng này tới đông đảo đối tượng khách hàng nhằm góp phần tăng cường hoạt động CVTD của Chi nhánh.

c, Cho vay mua sắm tiêu dùng

Ta có đồ thị biểu diễn dư nợ cho vay người tiêu dùng của Chi nhánh giai đoạn 2011-2013 như sau:

Biểu đồ 2.3. Dư nợ cho vay mua sắm, tiêu dùng

Trong cơ cấu CVTD, dư nợ cho vay mua sắm tiêu dùng chiếm tỷ trọng khoảng dưới 10% tổng dư nợ CVTD của Chi nhánh và đang có chiều hướng giảm dần. Năm 2012 nhờ sự thành công của chính sách kiềm chế lạm phát của Chính phủ đã kích thích người dân mua sắm, tiêu dùng cùng với nỗ lực của cán bộ công nhân viên Chi nhánh trong việc tăng cường quảng cáo, tiếp thị,… và cơ chế điều hành lãi suất linh hoạt mà dư nợ cho vay mua sắm, tiêu dùng tăng 911 trđ (20,09%) so với năm 2011, đạt mức 5.445 trđ. Chiếm tỷ trọng 9,22% trên tổng dư nợ CVTD.

năm 2012 và chỉ chiếm 5,52% về tỷ trọng. Nguyên nhân là trong năm 2013, giá cả tiêu dùng các mặt hàng tăng cao và diễn biến thất thường đã tác động đến tâm lý của người dân và gây ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng của Chi nhánh. Bình quân cả giai đoạn giảm 8,56%.

d, Cho vay xuất khẩu lao động

Ta có đồ thị biểu diễn dư nợ cho vay người xuất khẩu lao động của Chi nhánh giai đoạn 2011-2013 như sau:

Biểu đồ 2.4. Dư nợ cho vay người xuất khẩu lao động

Yêu cầu của cuộc sống ngày càng tăng cao, nhiều người dân không có điều kiện học hành nên muốn tìm được công việc tốt trong nước có thể mang lại thu nhập cao cho họ là rất khó. Do đó nhiều người chọn đi lao động xuất khẩu ở nước ngoài thông qua các công ty tư vấn xuất khẩu lao động với hy vọng sẽ cải thiện được cuộc sống với mức thu nhập cao. Nắm bắt được thực tế đó, từ năm 2009, NHCT Hùng Vương đã triển khai gói sản phẩm cho vay tiêu dùng đối với người xuất khẩu lao động với các loại tiền vay như VNĐ, USD, EUR nhằm hỗ trợ về mặt tài chính cho người lao động xuất khẩu cũng như đa dạng hóa các sản phẩm cho vay tiêu dùng của Chi nhánh. Năm 2011, dư nợ cho vay người xuất khẩu lao động đạt 3.016 trđ, chiếm 5.96% trên tổng dư nợ CVTD.

Đến năm 2012 thị trường xuất khẩu lao động trùng xuống, dư nợ cho vay người xuất khẩu lao động giảm 288 trđ (9,55%) so với năm 2011, chiếm 4,62% về tỷ trọng. Sang năm 2013, nhờ các chính sách khuyến khích người lao động sang làm việc ở nước ngoài của Chính phủ, thị trường xuất khẩu lao động sôi động hơn, bằng chứng là tỷ trọng trên tổng dư nợ cũng tăng từ 4,62% lên đến

6,24%. Bình quân cả giai đoạn tăng 19,2%. Điều này chứng tỏ Chi nhánh đã duy trì mối quan hệ tín dụng với khách hàng khá tốt, đồng thời có nhiều cố gắng trong việc mở rộng danh mục sản phẩm cho vay để cạnh tranh với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn.

e, Cho vay mục đích khác

Bên cạnh những loại hình cho vay phát triển mạnh và chiếm tỷ trọng lớn trên thì trong cơ cấu CVTD của Chi nhánh còn có sự đóng góp của cho vay phát hành thẻ tín dụng, cho vay cầm cố GTCG, cho vay mua cổ phần từ các doanh nghiệp cổ phần hóa nơi khách hàng đang làm việc và một số loại hình cho vay khác

Loại hình cho vay phát hành thẻ tín dụng chưa thực sự phát triển và chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu CVTD của Chi nhánh và nó có xu hướng giảm dần trong các năm qua. Nguyên nhân là do Chi nhánh phải chịu áp lực cạnh tranh của rất nhiều các ngân hàng lớn trên địa bàn và bản thân Chi nhánh cũng chưa thực sự quan tâm đầu tư phát triển loại hình cho vay này.

Về cho vay cầm cố GTCG, ở Chi nhánh hình thức cho vay này chủ yếu là cho vay cầm cố sổ tiết kiệm do chính khách hàng gửi tiền ở Chi nhánh xin vay. Đối với loại hình cho vay mua cổ phần từ các doanh nghiệp cổ phần hóa nơi khách hàng đang làm việc thì chỉ có một số ít khách hàng có nhu cầu nên tỷ trọng loại hình này là không đáng kể.

Ngoài các sản phẩm cho vay tiêu dùng như trên thì hiện nay NHCT Hùng Vương cũng có hình thức tài trợ cho khách hàng mua sắm các hàng hóa, dịch vụ phục vụ nhu cầu cá nhân như những ngân hàng thương mại khác, như cho vay mua phương tiện thông tin, cho vay khám chữa bệnh. Thông thường các khoản vay này thường ngắn hạn và có giá trị nhỏ. Vậy nên, dư nợ của hình thức này chiếm tỷ trọng không cao trong tổng dư nợ của hoạt động CVTD của Chi nhánh.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tăng cường hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Hùng Vương (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w