Nghệ nhân Minh Tuân trong bảo tồn và phát triển nghệ thuật rối

Một phần của tài liệu Vai trò của nghệ nhân dân gian trong việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa rối nước ở đồng bằng Bắc Bộ (Trang 61)

3. Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.2.5. Nghệ nhân Minh Tuân trong bảo tồn và phát triển nghệ thuật rối

Đối với phƣờng rối tƣ nhân Minh Tân, tuy rối nƣớc không phải là nghệ thuật truyền thống lâu đời mà từ khi xây dựng nên ngƣời dân địa phƣơng mới đƣợc thƣởng thức tận mắt, một số thành viên trong phƣờng mới đƣợc tự tay mình cầm quân rối biểu diễn cho ngƣời làng mình xem. Nhƣng khi nói đến quan điểm bảo tồn

thì chúng tôi đều nhất trí với anh Tuân về vấn đề xã hội hoá văn hoá. Đối với việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật rối nƣớc nghệ nhân Đào Minh Tuân đã không ngừng dung nạp những em nhỏ quan tâm và yêu thích rối về phƣờng để dạy dỗ, đào tạo. Nếu nhƣ một số phƣờng rối cổ khi truyền dạy còn giữ lại bí quyết nghề nhƣng đối với cá nhân ông Tuân cũng nhƣ thành viên trong phƣờng với quan điểm học đƣợc đến đâu truyền dạy đến đó. Thậm chí ông đã đề cập với chính quyền địa phƣơng đƣa rối nƣớc vào trƣờng học.

Người ta cứ nói về xã hội hoá về văn hoá- nghệ thuật nhưng người ta phải xã hội hoá như thế nào. Thực ra quan điểm phát triển rối nước mang tính bề rộng, rối nước trở về với người dân địa phương của mình, ngày xưa cha ông ta vẫn làm việc đó trong những lúc hội hè đình đám rỗi rãi vui chơi vào các dịp lễ hội, giờ bị mai một đi quá nhiều. Những người khác người ta không làm được vì không có điều kiện, hai là người ta không ấp ủ một tư tưởng truyền lại những gì về văn hoá nghệ thuật cho người khác. Con người như anh Tuân không phải không có ở thôn này, có rất nhiều người tài về tạo hình, về chơi văn hoá văn nghệ, có điều kiện. Bản thân như chúng tôi bây giờ cũng không thể đứng lên đầu tư như vậy, nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố lắm. Mình có đầu tư hay không? tự mình có thời gian, kinh tế có điều kiện quan hệ ngoại giao hay không?Vấn đề cần phải được các cấp địa phương quan tâm, phòng, sở văn hoá cấp trên quan tâm” ( Bùi Văn Tố, 61 tuổi, nghệ nhân tạc tƣợng, làng Bảo Hà)

Thêm nữa, đánh giá của bí thƣ Đảng uỷ xã Đồng Minh, Đỗ Trọng Nhận, 51 tuổi cũng rất ủng hộ : “Ngoài việc quan tâm tập trung phát triển phường múa rối truyền thống của quê hương thì song song nó hoạt động trong lĩnh vực văn hoá thì có cơ chế nhà nước cũng tạo điều kiện phát triển, kể cả các hoạt động của tư nhân tham gia vào lĩnh vực phục vụ du lịch”.

Theo chúng tôi đƣợc biết, quan điểm của địa phƣơng cũng hết sức tạo điều kiện phát huy truyền thống của quê hƣơng phát triển đƣợc ngành nghề. Quan điểm của đảng uỷ địa phƣơng không những phát triển nghề truyền thống của địa phƣơng

đặc biệt phƣờng múa rối của địa phƣơng, và vẫn tạo điều kiện khuyến khích tƣ nhân đứng lên làm hình thức này. Cái đó cũng tạo điều kiện cùng nhau thúc đẩy, thu hút phát triển du lịch cùng các dịch vụ du lịch của địa phƣơng đi đúng hƣớng theo tinh thần đã đề ra.

Với Đào Minh Tuân, một con ngƣời tài hoa, có năng khiếu trong biểu diễn rối cũng nhƣ nghệ thuật tạo hình. Với những gì thu nạp đƣợc từ biểu diễn, học lỏm đƣợc từ các phƣờng rối cổ truyển khác, ông đều truyền dạy lại nhiệt tình không một chút giấu diếm nhƣng nhƣ vậy cũng chƣa đủ cho một ý tƣởng mới là xã hội hoá môn nghệ thuật biểu diễn rối nƣớc trong trƣờng phổ thông. Muốn ý tƣởng đó trở thành hiện thực đòi hỏi phải có sự quan tâm của chính quyền địa phƣơng cũng nhƣ có sự ủng hộ của ngành giáo dục nhằm tổ chức các lớp học thực sự trong hoạt động ngoại khoá của các em. Theo chúng tôi mặc dù lãnh đạo địa phƣơng rất ủng hộ quan điểm đó của ông Tuân nhƣng đó vẫn chỉ là ý kiến cá nhân chƣa mang tính tập thể và chƣa có sự chỉ đạo từ chính quyền địa phƣơng bằng văn bản hay trong nghị quyết của đảng uỷ xã.

Một phần của tài liệu Vai trò của nghệ nhân dân gian trong việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa rối nước ở đồng bằng Bắc Bộ (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)