Nghệ nhân Minh Tuân trong bí quyết giữ nghề

Một phần của tài liệu Vai trò của nghệ nhân dân gian trong việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa rối nước ở đồng bằng Bắc Bộ (Trang 63)

3. Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.2.6. Nghệ nhân Minh Tuân trong bí quyết giữ nghề

Trƣớc kia ở các tổ chức phƣờng hội nghề nghiệp nói chung cũng nhƣ nghệ thuật rối nƣớc nói riêng. Vấn đề giữ nghề và các ngón nghề chính là vấn đề sống còn của mỗi phƣờng hội rối nƣớc. Ở các phƣờng rối nƣớc cổ truyền, việc giữ bí mật của các trò và các bộ máy có một quy chế rất chặt, có khi còn gắt gao hơn là việc giữ gìn bí mật của các ngành nghề khác.

Theo quan điểm của các nghệ nhân trƣớc thì việc giữ bí mật các trò rối của phƣờng mình rất cần thiết và nó can dự đến danh dự và sự sống còn của một phƣờng hội rối nƣớc. Từ già đến trẻ, từ bố mẹ cho đến ngƣời thân thuộc trong gia đình, từ ngƣời tạo hình diễn viên cho đến khán giả. Đã có nhiều chuyện khủng khiếp liên quan đến việc bảo vệ bí mật nghề này:

“ở phường Nam Chấn này từng có một anh để lộ nghề, đi nơi khác tạo lập phường rối sau khi đã học lỏm được những bí quyết nghề… Kết cục anh đó bị ốm

nặng, cuộc sống không ra sao, … (Phan Văn Niệm 79 tuổi, cựu nghệ nhân phƣờng rối nƣớc Nam Chấn, xã Hồng Quang, Nam Trực, Nam Định25)

Ông Nguyễn Văn Nghị, trƣởng phƣờng rối Đào Thục (Thụy Lâm, Đông Anh, Hà Nội) cho hay: “khó khăn về tiền bạc không phải trở ngại chính, mà tâm lý

phƣờng nào biết phƣờng ấy mới đáng ngại. Bản thân mỗi phường thì ai diễn trò nào biết trò ấy. Khi tập trò trong buồng, nội bất xuất, ngoại bất nhập. Nếu ai bán nghề, làm lộ bí mật sẽ bị làng phạt vạ một con lợn 50 kg và bị đuổi khỏi phường”. Ông Nghị kể thêm: "Người mới nhập phường phải ăn mặc chỉnh tề, dâng trầu, cau, xôi, rượu tế Tổ. Nếu được chấp thuận, sẽ uống máu thề độc: "Chết một đời cha, ba đời con, nguyện suốt đời giữ bí mật nghề nghiệp. Nếu không truyền được cho con cháu thì sẽ sống để dạ, chết mang theo".

Tục lệ bí truyền ở các phƣờng múa rối nƣớc chỉ cho phép ngƣời nào làm trò gì biết trò ấy, phƣờng nào biết phƣờng ấy, không ai đƣợc tiết lộ cách mắc dây, lắp “máy”, cách điều khiển con rối cho ngƣời khác biết. Do đó, trải qua hàng trăm năm, nghệ thuật múa rối nƣớc của dân tộc ta vẫn giữ nguyên chất thực dụng nguyên sơ, rất cụ thể, rất chi tiết, nhƣng không có lý luận, khái quát để phát triển xa hơn. Hơn nữa trong thực tế hiện nay, các nghệ nhân cao tuổi, các ông trùm các phƣờng múa rối nƣớc đều đã cao tuổi. Kinh nghiệm của các nghệ nhân vốn ít đƣợc ghi lại trong sách vở. Nếu các tài năng của các nghệ nhân không đƣợc truyền lại sẽ dẫn đến mai một nghệ thuật sáng tác các tích trò, nghệ thuật tạo hình và kỹ thuật điều khiển con rối cũng nhƣ âm nhạc và lời thoại.

Nghệ nhân Đào Minh Tuân có quan điểm hơi khác so với quan điểm của một số phƣờng rối cổ truyền. Ông cho rằng nghệ thuật rối nƣớc nên đƣợc phổ biến rộng rãi. Nếu chọn đƣợc ngƣời là con cháu trong phƣờng để truyền nghề thì rất tốt nhƣng những ngƣời không phải là con cháu trong phƣờng mà có lòng yêu thích, đam mê nghệ thuật rối, tha thiết muốn học nghề thì nên truyền dạy nghề cho họ.

25PVS ngày 17 tháng 7 năm 2008, tƣ liệu đánh máy Ban nghiên cứu văn hoá sinh thái và du lịch, Viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam

Theo ông văn hóa nghệ thuật dân gian nên đƣợc phổ biến rộng rãi càng nhiều ngƣời biết càng tốt26

Về vấn đề này theo cá nhân tôi cho rằng tùy từng ngành nghề cần giữ bí quyết nghề hay phổ biến nghề. Giữ bí quyết nghề hay phổ biến nghề bản thân nó đều có những mặt tích cực nhƣng cũng không ít những hạn chế. Theo ý kiến của tôi nên phổ biến, truyền nghề cho những ngƣời có trách nhiệm, yêu nghề, trên tinh thần đảm bảo lợi ích chung cho cộng đồng. Trong trƣờng hợp phƣờng rối Minh Tân hay bản thân ông Tuân có quan điểm khác với các phƣờng rối cổ truyển cũng là lẽ đƣơng nhiên vì trong cơ chế tự hạch toán nếu không phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể để khẳng định sự tồn tại và lớn mạnh của phƣờng rối thì nó sẽ có ảnh hƣởng đến thu nhập của các thành viên trong phƣờng. Trong cơ chế thị trƣờng, nếu không có sự vận dụng linh hoạt giữa mục đích hoạt động và hiệu quả công việc thì khả năng phát triển sẽ rất thấp. Có lẽ nhờ có những cách tiếp cận thị trƣờng theo nhiều hƣớng mà phƣờng rối Minh Tân đã nhận đƣợc nhiều hợp đồng biểu diễn trong năm qua. Còn về vấn đề giữ bí quyết nghề thì ở ông Tuân không hề có.

Một phần của tài liệu Vai trò của nghệ nhân dân gian trong việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa rối nước ở đồng bằng Bắc Bộ (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)