Quan điểm chỉ đạo nghệ thuật

Một phần của tài liệu Vai trò của nghệ nhân dân gian trong việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa rối nước ở đồng bằng Bắc Bộ (Trang 60)

3. Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.2.4. Quan điểm chỉ đạo nghệ thuật

Rối nƣớc đối với Minh Tân quả là quá mới và mục đích xây dựng phƣờng rối cũng khác so với một số phƣờng rối cổ truyền nên quan điểm thẩm mỹ nghệ nhân Tuân đƣa ra là “ phù hợp với thị hiếu khán giả”. Quan điểm này đƣợc hình thành dựa trên quan điểm của số đông dựa trên cơ sở thăm dò ý kiến đánh giá của ngƣời xem trong các đợt phục vụ lễ hội. Một dẫn chứng cụ thể nhƣ: Ví dụ như người xem đánh giá trò “đánh cá úp nơm” rất sôi nổi nhưng con cá to quá, người úp thì bé quá. Theo ông lý giải làm như vậy để nó tăng ngộ nghĩnh lên nhưng với khán giả thì họ cho rằng điều đó là bất hợp lý, con cá nhảy lên mặt nước thì bằng gấp đôi người thì nên thay đổi, tất nhiên những điều bất hợp lý thì gây cười. Từ những thăm dò đó

24“ Thành công nhất tôi nghĩ là trò múa bát tiên. Múa bát tiên tôi nghĩ phƣờng khác diễn cũng tốt, tiết mục ấy thì phƣờng này chúng tôi diễn cũng tốt. Trò bát tiên và trò đi cấy, đi cầy, các trò sản xuất nông nghiệp, hay trò úp nơm bắt cá, nó có gì đó rất gần gũi với đời thƣờng, nó có cái gì đó rất dân giã và vui nhộn” ( Đào Minh Tuân, nam, 49 tuổi, làng Bảo Hà).

ông Tuân rút kinh nghiệm, tìm ra những những điểm chưa mạnh của từng thành viên trong phường rối trong diễn xuất đưa ra kinh nghiệm để lần diễn sau được tốt hơn. Theo ông có những cái cười nhưng cái cười đó không thâm thuý, cái cười mang tính bất hợp lý. Vì vậy mà ông có cho rằng mình buộc phải có những thay đổi về tạo hình dáng quân rối trong những lần diễn sau.

Về vấn đề tạo hình con rối: Con rối đẹp thì trƣớc hết gỗ phải tốt, gỗ sung nhƣng phải là gỗ sung già, làm nó có đƣờng nét chính xác cân đối, hai là độ nhẵn, độ bóng nó phải đảm bảo. Thứ ba là phải làm đầy đủ các bƣớc, ví dụ nhƣ nƣớc sơn nếu làm theo truyền thống hoàn thành một tác phẩm một con rối hay một bức tƣợng phải có ít nhất 7 nƣớc sơn chồng lên nhau. Làm đƣợc nhƣ thế con rối mới đảm bảo đẹp, độ bền đẹp nó cũng còn do ngƣời sử dụng. Muốn giữ quân rối vừ bền vừa đẹp thì sau khi biểu diễn phải đem phơi khô trƣớc khi cất và kho. Khi đƣợc hỏi về những con rồi do chính nghệ nhân tạo ra ở phƣờng rối mình thì chúng tôi nhận đƣợc câu trả lời là vẫn chƣa đƣợc đẹp vì kinh phí hạn hẹp. Muốn tạo đƣợc quân rối đẹp ngoài bàn tay khéo léo của nghệ nhân thì kinh phí để mua nguyên vật liệu cũng là một vấn đề lớn đối với Minh Tân.

Nhìn chung ở một phƣờng rối nhƣ Minh Tân với tuổi đời còn quá trẻ nên quan điểm chỉ đạo về nghệ thuật chủ yếu tuân thủ những yếu tố truyển thống qua học hỏi ở một số phƣờng rối bạn hoặc ở Nhà hát múa rối Hải Phòng và Trung ƣơng. Duy chỉ trong phong cách tạo hình quân rối thì Minh Tân có hƣớng đi mới và đầy tính sáng tạo đó là phù hợp với thị hiếu người xem. Có lẽ đó cũng là một trong những nguyên nhân thành công của phƣờng rối tƣ nhân trong cơ chế thị trƣờng hiện nay.

Một phần của tài liệu Vai trò của nghệ nhân dân gian trong việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa rối nước ở đồng bằng Bắc Bộ (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)