Vai trò của nghệ nhân trong việc sáng tạo tích và trò diễn

Một phần của tài liệu Vai trò của nghệ nhân dân gian trong việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa rối nước ở đồng bằng Bắc Bộ (Trang 58)

3. Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.2.3. Vai trò của nghệ nhân trong việc sáng tạo tích và trò diễn

Tiết mục rối nƣớc truyền thống phần lớn là trò, hoạt cảnh và một số tích trò chuyển thể từ sân khấu chèo, tuồng, sang đều chƣa thật hoàn thiện, mới chỉ ở dạng

tập hợp các trích đoạn, các hoạt cảnh phù hợp với khả năng rối nƣớc. Trò rối nƣớc thƣờng ngắn gọn, ít mang kịch tính mà chỉ là những thể hiện về những câu chuyện cuộc sống, những mảnh đời. Nó phản ánh chân thực cuộc sống lao động sản xuất, cuộc đấu tranh cải tạo thiên nhiên, những sinh hoạt văn hoá cộng đồng…

Các trò xƣa thƣờng đƣợc xếp vào từng nhóm nhƣng nó vẫn giữ đƣợc tính độc lập. Tuỳ theo cách sắp xếp trong từng buổi diễn, nghệ nhân có thể để trò thành một tiết mục hay sắp thành nhóm trò : nhƣ trò đi cấy, đi bừa, có thể nằm trong trò tứ dân (ngƣ, tiều, canh, mục) hoặc nhóm trò ngũ dân (sĩ, nông, công, thƣơng, binh) hoặc nhóm trò sản xuất cày bừa, cuốc đất, chăn trâu cắt cỏ,…23

Ngày nay tại phƣờng rối Minh Tân nghệ nhân đã kết hợp biểu diễn rối cạn và rối nƣớc. Xuất phát từ ngƣời yêu nghệ thuật đam mê với nghề nhƣng do kinh phí còn hạn hẹp nên nghệ nhân Đào Minh Tuân còn rất nhiều điều đang ấp ủ nhƣng chƣa thể thực hiện ngay đƣợc. Tại thời điểm chúng tôi khảo sát Ông cho hay: Ông cũng đang trăn trở suy nghĩ tích trò: Múa rối trên cây bông, vì nhiều lý do nên cho đến bây giờ ông vẫn chƣa thực hiện đƣợc. Và việc kết hợp biểu diễn giữa rối cạn và rối nƣớc cũng có nhiều động tác phức tạp bởi ngƣời điều khiển phải thể hiện cả hai động tác điều khiển bằng máy ở dƣới nƣớc và bằng tay ở trên cạn.

Việc sáng tạo trò và tích trò là công việc rất khó khăn nên ban đầu nghệ nhân Đào Minh Tuân đã tận dụng những trò và tích trò cổ đã có sẵn qua học tập và thừa hƣởng từ các phƣờng rối cổ truyền, nhà hát múa rối Hải Phòng và Trung Ƣơng.. Ý tƣởng sáng tác các trò diễn kết hợp cạn và nƣớc xuất phát từ việc tác giả Trần Đình Ngôn với vở “ Trê, Cóc tranh con” đã biểu diễn rất thành công và ông cũng bắt tay ngay vào việc sáng tác. Vở đầu tay của ông có tên: “ Chiếc rìu vàng”. Và giờ đây ông đang chế tác quân rối và viết kịch bản dựa trên câu truyện viết cho thiếu nhi có tên là “ Những chiếc rìu”.

Dựa vào những mối quan hệ sẵn có với các cơ quan văn hoá cấp huyện, cấp thành phố và hội nhà văn, nghệ nhân Tuân đã tranh thủ nhiều ý tƣởng hay trong

sáng tạo tích trò mới với nhiều chủ đề nhƣ sản xuất nông nghiệp, dân số kế hoạch hoá gia đình, bảo vệ môi trƣờng, phòng chống HIV- AIDS.... Thêm nữa trong kế hoạch sáng tác ông đã đặt ra mục tiêu trong một năm phải cho ra đời từ 2 đến 3 tiết mục mới. Có thể nói việc duy trì và phát triển phƣờng rối nƣớc tƣ nhân nhƣ hiện nay là việc làm rất khó khăn, ngoài việc đảm bảo kinh phí hoạt động còn không ngừng trang bị nhiều thiết bị âm thanh ánh sáng, đảm bảo thu nhập cho diễn viên trong phƣờng là một việc làm vô cùng khó khăn và vất vả.

So sánh với những phƣờng rối dân gian, phƣờng rối Minh Tân có nhiều điểm chƣa tốt cần phải khắc phục. Nó cũng nhiều lý do: Thứ nhất rối nƣớc đối với Minh Tân có tuổi đời còn rất trẻ. Thứ hai kinh nghiệm biểu diễn của đội ngũ diễn viên tuy ham nghề nhƣng vì chƣa có kinh nghiệm nên có phần ảnh hƣởng đến chất lƣợng ở từng tiết mục. Tuy nhiên nếu mang ra so sánh tùy từng tích trò thì nhiều trò diễn (ví dụ nhƣ trò múa bát tiên) ở phƣờng rối Minh Tân cũng đã chuyên nghiệp hơn rất nhiều so với một số tích trò mới ở các phƣờng rối khác.24

Một phần của tài liệu Vai trò của nghệ nhân dân gian trong việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa rối nước ở đồng bằng Bắc Bộ (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)