Nghệ nhân Minh Tuân trong vai trò của một nhà quản lý

Một phần của tài liệu Vai trò của nghệ nhân dân gian trong việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa rối nước ở đồng bằng Bắc Bộ (Trang 65)

3. Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.2.7. Nghệ nhân Minh Tuân trong vai trò của một nhà quản lý

Là linh hồn của phƣờng rối về sáng tác và biểu diễn nghệ thuật nhƣng nghệ nhân Đào Minh Tuân vẫn phải sát sao với công tác quản lý vì việc này liên quan đến sự gắn kết của các thành viên trong phƣờng.

26“ Trước kia các cụ kể cả rối cạn hay nước người muốn vào phường rối phải là con cháu các cụ trong phường vì họ sợ bí quyết nghề bị lộ ra ngoài, nhưng theo mình tâm niệm một điều, nếu chọn được người là con cháu trong phường rối thì rất tốt, họ có thể được thế cha ông gia đình mình truyền dạy họ, nhưng điều quan trọng nhất theo mình đối với một người làm văn hoá nghệ thuật thì phải có lòng đam mê nghệ thuật, có cái máu nghề, còn bí quyết nghề thì mình không giữ vì văn hoá dân gian nên được quảng đại càng rộng, nhiều người biết đến thì càng tốt, khi đó khả năng mai một bộ môn nghệ thuật đó sẽ hạn chế, sẽ có nhiều người như mình cũng tâm huyết với nghệ thuật biểu diễn” (nghệ nhân Đào Minh Tuân, 49 tuổi, làng Bảo Hà)

Công việc biểu diễn thực chất là bán chuyên nghiệp : chủ yếu do yêu nghề mà làm chứ lợi nhuận đem lại không đáng kể. Ông đã biết tận dụng cái thuận lợi để tập hợp đội ngũ diễn viên, hầu hết là ngƣời yêu nghề, lại có quan hệ làng xóm hoặc là quan hệ họ hàng thân tộc nên việc dạy nghề cho họ và khả năng tiếp nhận cũng đỡ phức tạp hơn. Có một thời gian ngƣời ta lo lắng khi loại hình nghệ thuật này ít dần khán giả, sợ nó bị mai một. Nhƣng đối với ngƣời dân địa phƣơng làng Bảo Hà múa rối nƣớc đã có đƣợc chỗ đứng nhất định trong cộng đồng. Trong vai trò là nhà quản lý ông biết cách dùng người, có chính sách đãi ngộ hợp lý cho ngƣời đem lại hợp đồng diễn về cho phƣờng. Gây lòng phấn khích, cố gắng ở đội ngũ diễn viên trong việc tiếp cận thị trƣờng, tìm hợp đồng diễn. Tuy khoản tiền trích hoa hồng từ hợp đồng diễn không đáng là bao, khoảng 1%- 2% giá trị buổi diễn những nó khích lệ động viên họ làm việc tích cực hơn, tạo nguồn thu nhập cho đội ngũ diễn viên trong thời gian nông nhàn. Đối với phƣờng rối nƣớc Minh Tân hiện nay, sự sống còn phụ thuộc chủ yếu vào các hợp đồng biểu diễn nên vai trò của những ngƣời chủ chốt trong phƣờng nhƣ ông Tuân và một vài thành viên khác lá rất quan trọng. Bản thân ông Tuân đã tự đề ra một số nguyên tắc riêng để khuyến khích việc tìm hiểu thị trƣờng và tiếp thị quảng cáo.

“ Trong phường ông ấy nói với các anh em chúng tôi thế này: Mình phải đi liên hệ bạn bè anh em họ hàng, các anh quan hệ được một buổi diễn tôi hợp đồng được 800.000đ chẳng hạn thì tôi có xuất diễn 750.000đ. Còn 50.000đ tôi chi phí tiền tiền trạm cho anh (chi hoa hồng) ví dụ 1% hay 2 % tuỳ thuộc,khuyến khích anh em, anh nào đi làm được cũng được, chúng nó ở đây anh em diễn viên nhưng chúng nó cũng là đội ngũ đi làm thợ cả, làm đình chùa cho người ta. Thường thì đến làm cho các cụ tượng cửa võng, đại tự các thứ thì các cụ lại muốn khai trương khánh thành, các cụ muốn thí lễ hội, mình gợi ý về biểu diễn rối, các cụ đồng ý chi và trả công. Thì mình hoa hồng cho các anh đó. Ngoài các xuất diễn của anh ra thì anh được tiền thêm vì anh nhận được việc. Hai là ông ấy có quan hệ với các ngành của thành phố như Sở Văn hoá Thông tin, Sở du lịch, hội nọ hội kia người ta có công việc gì người ta mời Minh Tân”( Đặng Văn Phiệt , 46 tuổi, nam, làng Bảo Hà)

Về việc chế tác quân rối nghệ nhân Tuân tâm sự: “ Ngày xưa các cụ thực chất là cũng gia đình rủ nhau thành phường bạn. Thế rồi đóng công đóng sức vào tổ chức. Ngày xưa là các cụ góp nhau làm. Giờ họ làm quân rối cho mình thì mình trả tiền cho họ “ mời người ta đến người ta làm, tất nhiên là giá hữu nghị hơn. Thí dụ công người ta đi người ta làm 30.000đ /ngày nhưng làm cho mình là 25.000đ. Mình nói thẳng ra là ông làm xong ông có việc đều, ông góp công và ông hỗ trợ tôi, đó là sự thoả thuận giữa các anh em với nhau, gỗ tôi mua các ông đến đây các ông làm, tôi trả công cho các ông. Sơn cũng của mình”

Thực chất công việc quản lý không chỉ là những bƣớc đi cụ thể cơ chế cụ thể mà còn là tƣơng lai của phƣờng rối. Trong những bƣớc đi ban đầu đầy rẫy những khó khăn, bằng cách này hay cách khác nghệ nhân Đào Minh Tuân đã từng bƣớc nâng cao mức sinh hoạt bằng cách gia tăng các buổi biểu diễn: Ví dụ ở tại nhà, khách du lịch yêu cầu diễn là đoàn cũng phải diễn, có những buổi diễn phục vụ gần trăm khách nƣớc ngoài trong đó có khách Mỹ. Ngoài biểu diễn rối còn bán đƣợc con rối. Một con rối bình thƣờng bán đƣợc 300.000đ- 4000.000đ nhƣng khi bán cho ngƣời nƣớc ngoài có khi lên tới 600.000đ.

Trong vai trò một nhà quản lý nhiều khi ông Tuân đã quên đi lợi ích cá nhân để đổi lấy sự vui vẻ, tạo hƣng phấn trong công việc cho anh em trong đoàn tuy rằng đó chỉ là bữa liên hoan tại nhà: “ có lần tôi bán đƣợc 2 con rối 1.000.000đ tôi vứt ra 400.000đ cho anh em tối đó đi mua thịt chó, còn lại 600.000 tôi làm 3 con rối khác, lại có rối mới, nên là anh em nó khoái”.

Một phần của tài liệu Vai trò của nghệ nhân dân gian trong việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa rối nước ở đồng bằng Bắc Bộ (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)