Tình hình thực hiện

Một phần của tài liệu Vai trò của nghệ nhân dân gian trong việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa rối nước ở đồng bằng Bắc Bộ (Trang 82)

3. Tổng quan tình hình nghiên cứu

3.1.2 Tình hình thực hiện

Ngày 11/4/2003, Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam đã công nhận danh hiệu nghệ nhân Dân gian (đợt 1) cho 15 vị, bao gồm: ông Hoàng Thím (nghệ nhân tính tảu), ông Hoàng Sỹ Lực (văn thơ và ca hát), bà Hoàng Thị Cứ (văn thơ và ca hát), cụ Tiến Thị Lục (chèo Tàu Đan Phƣợng), cụ Nguyễn Văn Khôi (ca trù), cụ Trịnh Thị Răm (hát Dặm Quyển Sơn), cụ Nguyễn Văn Bê (làm diều và thả diều), cụ Trần Kích (nhã nhạc cung đình Huế), cụ Lê Văn Kinh (thêu), cụ Nguyễn Văn Sính (đúc đồng), cụ Lê Túy (điêu khắc gỗ), cụ Nguyễn Long Phi (nghệ nhân nói trạng), ông Trƣơng Văn Tốn (nghệ nhân nhạc cụ, dân ca, dân nhạc và nghệ thuật trang trí dân gian), bà Tạ Yên Thị Mƣ Roong (dân ca dân nhạc) và bà Ka Tơr Thị Sính (cồng chiêng).36

Nhƣ vậy những nghệ nhân đƣợc phong tặng chủ yếu thuộc các lĩnh vực : văn thơ, đàn hát, làm và thả diều, nghề thêu, đúc đồng, điêu khắc gỗ, nhạc cụ và dân nhạc, nói trạng… Phần thƣởng mỗi nghệ nhân đƣợc tặng bằng công nhận kèm 500.000đ, một huy chƣơng “ vì sự nghiệp văn nghệ dân gian cùng 100.000đ. Do quy định của Bộ tài chính. Nhƣ vậy chính sách đãi ngộ cho nghệ nhân là rất nhỏ37

. Tuy về mặt vật chất không đáng là bao nhƣng về tinh thần, phần thƣởng đó cũng là sự động viên hết sức to lớn cho nghệ nhân dân gian mà nó còn là nguồn cổ

36http://www.vnexpress.net/GL/Van-hoa/2003/06/3B9C8764/

37 ở Nhật Bản, những nghệ nhân đƣợc tôn vinh là báu vật nhân văn sống đƣợc chính phủ cấp 500 đô / tháng, mỗi năm về họp ở Tôkyô lần đƣợc đích thân Thủ tƣớng ra chân cầu thang máy bay đón (Theo Tô Ngọc Thanh, bài trả lời phỏng vấn trên báo Lao động ngày 15 tháng 6 năm 2003, trang 5)

vũ, niềm vinh dự, tự hào đối với gia đình của nghệ nhân, khuyến khích thế hệ trẻ noi theo và tiếp nối sự nghiệp của những nghệ nhân cao tuổi.

Trong Tầm nhìn 2010, Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam đề ra mục tiêu quan trọng là phong tặng những nghệ nhân dân gian và sƣu tầm vốn văn nghệ dân gian. Ngƣời đƣợc phong tặng phải là ngƣời thực hành với trình độ cao nhất, nắm vững những bí quyết tinh tế nhất của một lĩnh vực văn hóa- văn nghệ dân gian nào đó; ngoài ra, họ cần có học trò và học trò đã thành đạt. Việc phong tặng vừa mang ý nghĩa nhƣ một sự tôn vinh, thể hiện sự quan tâm của xã hội, cũng nhƣ một hồi chuông cảnh báo về sự mai một của các giá trị văn hóa dân gian.

Một số tỉnh trong cả nƣớc nhƣ Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thừa Thiên Huế… đã đề ra một số chính sách cụ thể nhằm khuyến khích tôn vinh những nghệ nhân cụ thể là: Quyết định số 130/2003/ QĐ- UB của UBND Thành phố Hà Nội ra ngày 21/10/2003 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng xét chọn “ Nghệ nhân Hà Nội gồm 2 chƣơng 7 điều quy định về việc xét phong danh hiệu nghệ nhân Hà nội sẽ đƣợc tiến hành hàng năm, không hạn chế độ tuổi và là danh hiệu suốt đời. Các nghệ nhân đƣợc phong tặng có quyền nhận thẻ bảo hiểm y tế và chăm sóc sức khỏe tại Ban Bảo vệ sức khỏe cán bộ thành phố, đƣợc trợ cấp chế độ mai táng khi qua đời. Ngoài ra họ còn đƣợc hỗ trợ 100% kinh phí thuê diện tích gian hàng khi tham dự các hội chợ, triển lãm do thành phố tổ chức. Đối với một số nghề nhƣ đúc đồng, hoa lụa, chạm bạc, khảm trai, quạt lụa…, nghệ nhân sẽ đƣợc vay vốn tín dụng ƣu đãi cho việc thuê mặt bằng sản xuất.

Quyết định số 1474/2007/ QĐ- UBND TP Huế ra ngày 27/6/2007 về việc ban hành Quy chế phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Thừa Thiên Huế gồm 3 chƣơng 11 điều trong đó ở điều 4 có ghi rõ : Quyền lợi của ngƣời đƣợc phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Thừa Thiên Huế:

- Đƣợc ủy ban Nhân dân Tỉnh cấp giấy chứng nhận Nghệ nhân Thừa Thiên Huế kèm theo phần thƣởng bằng tiền hoặc hiện vật tƣơng đƣơng là 2.000.000đ, đƣợc tặng một biểu tƣợng và một huy hiệu Nghệ nhân Thừa Thiên Huế

- Đƣợc tổ chức truyền nghề, dạy nghề theo quy định của pháp luật

-Đƣợc Ủy ban Nhân dân tỉnh hỗ trợ chi phí thuê một gian hàng tiêu chuẩn để trƣng bày các sản phẩm do chính nghệ nhân làm ra khi tham gia các Hội chợ, triển lãm có ngành nghề phù hợp theo kế hoạch đƣợc duyệt của Sở Công nghiệp

- Đƣợc xem xét vay vốn tín dụng ƣu đãi hoặc hỗ trợ lãi suất để đầu tƣ nghiên cứu chế thử sản phẩm, hoặc các tác phẩm có giá trị cao

- Đƣợc tham gia các hoạt động nghiên cứu thiết kế, cải tiến mẫu mã, tạo dáng sản phẩm, đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành, đa dạng hóa sản phẩm từ nguồn kinh phí nghiên cứu khoa học của tỉnh38

Nhƣ vậy Đảng và Nhà nƣớc cũng nhƣ lãnh đạo địa phƣơng đã ban hành một số cơ chế, chính sách quan tâm khuyến khích lực lƣợng nghệ nhân dân gian, nhƣng mới chỉ tập trung ở các lĩnh vực làng nghề truyền thống nhƣ thủ công mỹ nghệ, tranh Đông Hồ…cũng nhƣ các loại hình nghệ thuật nhƣ hát ca trù, bài chòi, kể sử thi, nghệ nhân tài tử- cải lƣơng, hát dân ca, nghệ nhân cổ nhạc… nhƣng chƣa thấy phong nghệ nhân múa rối

Trên thực tế, dù đó là những ngƣời tài năng đứng hàng đầu trong mỗi nghề cổ truyền, có khi là đỉnh cao nhất khó ai đặt tới, những chỉ có một ít ngƣời trong số họ đƣợc Nhà nƣớc hay tổ chức xã hội nghề nghiệp phong tặng danh hiệu cao quý là nghệ nhân dân gian. Những ngƣời còn lại, thƣờng chiếm đa số hoặc là cặm cụi cống hiến trong âm thầm đến lúc qua đời, hoặc là chờ đợi một cơ may đƣợc thừa nhận danh hiệu nhƣng dù thế nào họ vẫn tâm nguyện cần giữ nghề và truyền nghề, truyền thụ bí quyết nghệ thuật và kỹ thuật kỹ xảo cho thế hệ sau, ít ra là cho con cháu trong nhà, trong dòng tộc , trong làng xóm để khỏi mất nghề . Chƣa có một con số chính xác là có bao nhiêu làng nghề truyền thống hay làng nghề có nghê ̣ thuâ ̣t biểu diễn trên nhiều lĩnh vƣ̣c khác nhau . Nhƣng có thể nói trong ngành nghề nào cũng có nhiều nghệ nhân giỏi. Dù đƣợc phong tặng hay chƣa, họ đều xứng đáng là nghệ nhân dân gian.

38

Đƣợc biết, tháng 3/2002 vừa qua, ông Trần Chiến Thắng, Thứ trƣởng Bộ VHTT đã kí công văn gửi UNESCO thông qua hội nghị của các chuyên gia văn hoá châu Á - Thái Bình Dƣơng đề nghị công nhận múa rối nƣớc Việt Nam là di sản vǎn hoá phi vật thể năm 2002 (trên thế giới hiện có 32 di sản văn hoá phi vật thể đƣợc công nhận). Việc đề nghị UNESCO công nhận múa rối nƣớc là di sản văn hóa phi vật thể là hoàn toàn xứng đáng. Song, cũng từ đây lại có những điều bất cập đáng suy nghĩ.

Là một di sản văn hoá Việt Nam đƣợc bạn bè quốc tế biết đến. Tuy nhiên rối nƣớc Việt Nam chƣa đƣợc quan tâm thực sự. Thiết nghĩ để một loại hình nghệ thuật trở thành đặc sản văn hoá thì trƣớc hết cần gây dựng, gìn giữ nó trong lòng ngƣời Việt Nam để làm sao ngƣời Việt Nam đặc biệt là trẻ em yêu nghệ thuật rối nƣớc, đƣợc xem biểu diễn, đƣợc giao lƣu với nghệ sĩ biểu diễn. Sức sống bền vững nhất của bất cứ loại hình văn hoá nào cũng phải đƣợc xây dựng từ nơi đã sinh thành ra nó- làng quê nông thôn Việt Nam. Hơn nữa muá rối nƣớc vẫn tồn tại trong các phƣờng hội dân gian mà tầng lớp nghệ nhân dân gian chính là lực lƣợng nòng cốt nắm giữ và duy trì phát triển nghệ thuật rối nƣớc. Nhƣng để duy trì và phát triển nghệ thuật rối nƣớc một cách bền vững thì chƣa hề có một cơ chế chính sách nào hợp lý đủ cơ sở để khai thác, bảo tồn phát huy nó một cách khoa học, nghiêm túc và kịp thời.

Thực tế cho thấy chƣa hề có danh sách công nhận phong tặng nghệ nhân trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn rối nƣớc mà chỉ tập trung chủ yếu vào việc phong tặng nghệ nhân thuộc các lĩnh vực khác.

Bàn về vấn đề này bí thƣ đảng uỷ ĐỗTrọng Nhận39

( nam, 51 tuổi, xã Đồng Minh Vĩnh Bảo Hải Phòng) cho chúng tôi biết :

Quan điểm của địa phương cũng hết sức tạo điều kiện những anh nào có điều kiện phát huy truyền thống của quê hương, phát triển được ngành nghề này thì

39

PV Bí thƣ đảng uỷ xã Đồng Minh huyện Vĩnh Bảo Đỗ Trọng Nhận ( Nguồn “ BBPV sâu ngày 8/7/2005( trang 39- trang 42 ”Ban Nghiên cứu Văn hoá sinh thái và Du lịch- Viện Văn hoá Nghệ thuật Việt Nam.

tôi cho rằng cũng rất hợp lý. Quan điểm của đảng uỷ không những phát triển nghề truyền thống của địa phương đặc biệt phường múa rối của địa phương, và vẫn tạo điều kiện khuyến khích tư nhân đứng lên làm hình thức này. Bản thân tôi nghĩ địa phương cũng có trách nhiệm tạo điều kiện phát triển, còn những chính sách khuyến khích tạo điều kiện như thế nào, cái này còn đang phải phụ thuộc. Do xã còn khó khăn nên nguồn ngân sách để tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ thì cũng chưa có. Trên cơ sở về chủ trương quan điểm của địa phương đã có, nhưng thực tế để phát triển cái này còn khó khăn, sự nỗ lực của nhóm phường là cái quan trọng nhất để thu hút được khán giả. Anh em cũng phải tìm tòi học hỏi, phải vươn lên là chính. Hiện nay do tình hình ngân sách của địa phương, mặc dù chúng tôi chưa đưa ra một quy chế cụ thể là phát triển như thế này, thế kia, hỗ trợ cụ thể, nhưng có thể tạo điều kiện về thời gian hoặc một phần kinh phí hỗ trợ quá ít ỏi cho nên bản thân phải vận động là chính.”

Mặc dù quan điểm của lãnh đạo địa phƣơng rất khuyến khích phát triển nhƣng lại chƣa đƣa ra môt quy chế tôn vinh hay đãi ngộ về vật chất cho các loại hình nghệ thuật trong đó có nghệ thuật biểu diễn rối nƣớc. Không chỉ riêng gì phƣờng rối Minh Tân, đó cũng là tình trạng chung ở các phƣờng rối dân gian cổ truyền khác.

Ý kiến của ngƣời dân làng Bảo Hà về vấn đề này: “Theo tôi quan trọng nhất là các cấp lãnh đạo cần có chính sách khuyến khích động viên cho những người tham gia vào hoạt động văn hoá nghệ thuật quần chúng . Những người như ông Tuân, xã phải quan tâm tạo điều kiện , có chương trình cho họ phục vụ nhân dân kể cả nhà trường, các cháu mẫu giáo. Ngoài vấn đề tư tưởng còn phải tạo điều kiện một phần kinh phí tạo điều kiện cho anh em người ta chơi cũng chính là tạo điều kiện gìn giữ văn hoá truyền thống của địa phương”( ông Nguyễn Văn Vƣợng, 82 tuổi, ngƣời dân làng Bảo Hà ):

Trƣớc đây do hạn chế trong chính sách, phần lớn nghệ nhân dân gian khi đƣợc xét phong danh hiệu tuổi đều đã cao, sức yếu. Số còn lại đã nghỉ hoặc chuyển

sang ngành khác. Điều này ảnh hƣởng lớn đến việc bảo tồn các làng nghề truyền thống nói chung cũng nhƣ nghệ thuật múa rối nƣớc nói riêng.

Vấn đề trợ cấp cho các nghệ nhân, vấn đề này trong một số bài báo đã nhắc tới, bản thân ông Tổng thƣ ký hội văn nghệ dân gian Tô Ngọc Thanh cũng phải ca thán rằng: Nói đến chuyện xin bảo hiểm cho các cụ nghệ nhân cũng là một điều khó.

Thực tế khi các nghệ nhân dân gian có đƣợc phong tặng là nghệ nhân dân gian cấp địa phƣơng hay cấp Trung ƣơng thì đời sống của họ vẫn còn rất nhiều khó khăn. Chúng tôi xin dẫn ra đây một vài ví dụ để minh chứng :

Các nghệ nhân Nhã nhạc sau cuộc tôn vinh của UNESSCO thì vẫn cứ quay trở lại với một nghề để kiếm sống đó là đi làm đám: Đám ma, đám hội… Ông Hồ Viết Châu đi làm Phách Tiền, và đánh trống, anh Nguyễn Đình Vân thì đi đánh trống và đàn nguyệt, ông Phan Đăng Cƣu thì đi thổi kèn đám ma còn bà Minh Mẫn vẫn sống trong căn nhà lụp xụp lợp mái tôn tai một căn hẻm đƣờng Nhật Lệ, ngày ngày làm bánh chƣng để đi chợ bán.40

4 nghệ nhân ở lĩnh vực bài chòi đều là thành viên của câu lạc bộ Bài chòi cổ Dân gian Bình Định, nhƣng đó là trên danh nghĩa, mỗi khi cần tập hợp lại để hoạt động theo kiểu xoay xở là chính Một số nghệ nhân bài chòi nhƣ Minh Liễu, Minh Đức… vẫn thƣờng xuyên đi diễn… tuồng để kiếm sống. Nghệ nhân Ngọc Tùng từng là đoàn trƣởng Câu lạc bộ Bài chòi cổ Dân gian, từng có nhiều đóng góp cho phong trào, nhƣng cách đây hai năm, sức khỏe và trí nhớ bị giảm sút, không đi diễn đƣợc, nên hiện đang sống nhờ vào sức lao động của vợ.

Nghệ nhân Minh Đức lại có gia cảnh nghèo thâm niên. Chồng mất sớm, mình bà phải nuôi 6 ngƣời con và một mẹ chồng. Để theo đuổi nghề hát, bà phải làm thêm đủ nghề từ làm ruống đến bán chổi lông gà, vé số… Căn nhà bà phải vay

40

mƣợn tiền đến nay đã 10 năm rồi vẫn không sơn tƣờng đƣợc, hiện rất xập xệ, sợ không trụ nổi mùa mƣa bão…41”

Cần có chế độ tƣơng xứng với những gì nghệ nhân dân gian đã đóng góp. Không ai xem nhẹ công lao của các nhà sƣu tầm, nhà nghiên cứu, nhƣng nếu không có những nghệ nhân, thì chắc chắn, một khối lƣợng lớn các giá trị văn hóa sẽ không đƣợc bảo lƣu và không có ai để truyền dạy cho lớp trẻ.

Các nghệ nhân nhiều ngƣời đã ở độ tuổi thất thập la hy, nên cần có kế hoạch để quay phim, ghi âm, làm tƣ liệu… nhằm giữ lại kho tàng di sản văn hóa mà nghệ nhân đang nắm giữ.

Những nghệ nhân dân gian đã đƣợc Nhà nƣớc và đi ̣a phƣơng phong tặng và có chính sách đƣợc hỗ trợ mà đời sống sinh hoạt của các họ còn khó khăn nhƣ vậy thì nói gì đến những nghệ nhân mà chỉ đƣợc dân gian phong tặng- cả đời âm thầm cống hiến?

Có nhiều chính sách đối với lĩnh vực văn hóa- nghệ thuật của ta hiện nay còn chƣa hợp lý, những nghiên cứu về văn hóa truyền thống đƣợc khuyến khích và hỗ trợ thì những nghệ nhân dân gian nhƣ nghệ nhân Đào Minh Tuân hay những ngƣời hoạt động không chuyên đến giờ vẫn chƣa hề có chính sách hỗ trợ nào.

Đối với nghệ nhân Đào Minh Tuân, ông đã đƣợc nhận rất nhiều bằng khen và giấy chứng nhận, huy chƣơng42: bằng khen của Thủ tƣớng chính phủ Phan Văn Khải trong Hội nghị phát triển ngành nghề nông thôn các tỉnh phía Bắc( 2000), bằng khen của hội trợ triển lãm làng nghề nông nghiệp Việt Nam, bằng khen của Hội chợ triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ trong kỳ hội chợ làng nghề Việt Nam về lĩnh vực nghệ thuật điêu khắc, tạc tƣợng, danh hiệu bàn tay vàng chi hội nghệ nhân thợ giỏi TP. Hải Phòng, nghệ nhân giỏi về nghệ thuật biểu diễn rối cạn từng đƣợc trao tặng bằng khen trong liên hoan nghệ thuật múa rối toàn quốc năm 1994... Ông

41http//www.vannghequandoi.com.vn “Báu vật nhân văn giờ ra sao”

42Xin xem tƣ liệu phần phụ lục: Một số bằng khen, giấy chứng nhận, huy chƣơng...của nghệ nhân Đào Minh Tuân

đã góp phần rất đáng kể vào việc gìn giữ bảo tồn nghệ thuật cổ truyền, làm phong phú thêm sinh hoạt văn hóa văn nghệ của địa phƣơng, cần phải đƣợc khuyến khích tạo điều kiện phát triển.

Thực tế phƣờng rối gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình tạo dựng phƣờng rối cũng nhƣ hoạt động của phƣờng do nhiều chính sách chƣa hợp lý là rào cản đối với vấn đề xã hội hóa văn hóa nghệ thuật.

Theo quan điểm của tôi dù làng Bảo Hà không có nghệ thuật rối nƣớc truyền

Một phần của tài liệu Vai trò của nghệ nhân dân gian trong việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa rối nước ở đồng bằng Bắc Bộ (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)