Một số giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu Vai trò của nghệ nhân dân gian trong việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa rối nước ở đồng bằng Bắc Bộ (Trang 94)

3. Tổng quan tình hình nghiên cứu

3.2.2 Một số giải pháp cụ thể

Khi Nhà nƣớc phong tặng danh hiệu nghệ nhân , chúng ta nên căn cứ vào truyền thống để có thể đƣa ra tiêu chí phù hợp đối với tƣ̀ng loa ̣i hình

Riêng đối với văn hoá phi vật thể phải có chính sách đãi ngộ nghệ nhân: ví nhƣ giấy chứng nhận nghệ nhân dân gian tạo điều kiện cho họ hoạt động . Cần có những chính sách cởi mở phù hợp với đặc điểm ngành nghề, khuyến khích nó phát triển, không thu thuế nhằm khuyến khích họ phát triển tài năng, phát triển nghề.

Sự trọng thị các nghệ nhân ở nƣớc ta không chỉ thể hiện ở việc bồi dƣỡng các thù lao vật chất mà còn cần thể hiện ở chỗ đảm bảo thích đáng quyền lợi tinh thần. Không ai xem nhẹ công lao của các nhà chuyên môn, ngƣời sƣu tầm. Thế nhƣng không có nghệ nhân dân gian thì cũng có không có các di sản văn hóa phi vật thể đƣợc gìn giữ cho các thế hệ sau.

Nhà nƣớc cần có phụ cấp hàng tháng, có chế độ bảo hiểm y tế cho các nghệ nhân đƣợc phong tặng, cũng nhƣ có nhiều chính sách ƣu đãi tạo điều kiện mọi mặt cho những nghệ nhân tuy chƣa đƣợc phong tặng danh hiệu nhƣng họ có đóng góp lớn đối với việc tạo lập duy trì phát huy phát triển nghề.

Di sản văn hóa phi vật thể luôn gắn với con ngƣời và thông qua con ngƣời để thể hiện. Do đó, ngƣời ta nói: Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể chính là bảo vệ con ngƣời. Vì họ là những ngƣời nắm giữ các di sản và ở họ có những tài năng, có những kinh nghiệm, có những bí quyết, có những tri thức từ ngàn đời để lại. Và những tri thức đó cần phải trao truyền lại cho thế hệ mai sau. Chúng ta cần giúp các nghệ nhân để họ phát huy những khả năng, tiếp tục sáng tạo và truyền lại cho con cháu. Nghệ nhân là ngƣời nắm giữ các di sản. Đối với các nghệ nhân thì hình thức cao quý nhất để tôn vinh họ là đƣợc cộng đồng, đƣợc xã hội công nhận.

Bên cạnh đó, qua nghiên cứu cần có những đánh giá khác nhau để phong tặng cho các nghệ nhân là nghệ nhân dân gian, nghệ nhân ƣu tú, hay nghệ nhân xuất sắc. Hoặc đƣợc Nhà nƣớc, đƣợc một tổ chức, ngành nghề nào đó phong tặng một danh hiệu khác. Đơn cử nhƣ nghệ nhân các làng nghề cổ truyền dân gian đƣợc tặng danh hiệu “bàn tay vàng”. Cần phải có một danh hiệu nào đó để phân biệt nghệ nhân dân gian - ngƣời nắm giữ các di sản văn hoá phi vật thể với ngƣời nghệ sĩ chuyên nghiệp. Quan tâm tới các nghệ nhân không chỉ riêng Bộ VHTT, Nhà nƣớc mà phải

đòi hỏi toàn xã hội, từ cộng đồng, từ các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội nghề nghiệp cũng nhƣ các cơ quan quản lý văn hoá. Quốc Hội Cần phải bổ sung điều chỉnh Luật Thi đua khen thƣởng. Vì trong Luật chỉ có một điều khoản dành cho các nghệ nhân làm nghề thủ công truyền thống. Còn các nghệ nhân ở lĩnh vực khác thì chƣa có điều khoản nào để vận dụng cả. Họ không phải là những ngƣời chuyên nghiệp, mà họ là những ngƣời nông dân, những ngƣời làm ăn tiểu thƣơng bình thƣờng. Nhƣng họ có những kỹ năng, những tài năng mình cần phải trân trọng. Và thông qua việc tôn vinh những chủ thể văn hóa, chúng ta cũng giới thiệu đƣợc văn hoá của dân tộc mình với bạn bè thế giới. Đây là một cơ hội rất tốt để chúng ta quảng bá đất nƣớc và văn hóa Việt Nam

Hiện nay ta đang tiến hành chủ trƣơng xã hội hoá thì việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá phi vật thể nói chung và nghệ thuật biểu diễn trong đó có nghệ thuật rối nƣớc nói riêng là cần thiết và đúng hƣớng. Dù đi theo hƣớng nhà nƣớc hay tƣ nhân hoá quản lý thì vấn đề cốt lõi là làm sao để bộ môn nghệ thuật này sống đƣợc, làng nghề họ có thể tồn tại chính bằng nghệ thuật này. Từ lòng đam mê yêu thích bộ môn nghệ thuật rối nƣớc nghệ nhân Minh Tuân đã tạo dựng nên phƣờng rối rồi “sống” đƣợc bằng chính nghề mình yêu thích đam mê, đảm bảo đời sống kinh tế sinh hoạt cho diễn viên để họ có thể toàn tâm toàn ý vào việc bảo tồn và phát huy sáng tạo phát triển lâu dài nghệ thuật rối nƣớc nghệ thuật độc đáo của dân tộc. Không chỉ rối nƣớc mà các làng nghề thuộc nghệ thuật biểu diễn cũng nên đi theo hƣớng này (ý kiến cá nhân tôi).

Về căn bản, rối nƣớc là một trò vui cộng đồng, nghệ thuật dân gian của ngƣời nông dân ở các làng quê đồng bằng châu thổ sông Hồng nói riêng, Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, qua thời gian, múa rối nƣớc không đơn thuần chỉ là nghệ thuật biểu diễn mà còn là một sinh hoạt văn hoá trong lúc nông nhàn và đặc biệt là trong các dịp hội làng. Mặc dù có những biến đổi nhƣng mỗi khi rối nƣớc đƣợc trình diễn tại cộng đồng rối nƣớc vẫn là tác nhân gây hứng thú trong cộng đồng. Với đặc trƣng truyền thống của nghệ thuật múa rối nƣớc là tính không chuyên, ngẫu hứng cao, chủ thể sáng tạo là những nông dân - nghệ sỹ, môi trường thích hợp nhất của nghệ thuật

rối nước là tồn tại trong cộng đồng, tại các vùng quê. Vì vậy, chính sách bảo tồn và phát triển nghệ thuật múa rối nƣớc cũng cần xem xét đến việc phục hồi và phát huy nghệ thuật múa rối nƣớc ở các làng quê, cho ngƣời nông dân, và để rối nƣớc tồn tại trong môi trƣờng vốn đã sinh ra nó.

Để làm đƣợc chủ trƣơng trên, chúng ta cần có những thay đổi, củng cố trong nhận thức và hành động cụ thể nhƣ:

Xác định nghệ thuật múa rối nƣớc là nghệ thuật của cộng đồng là chính, và khuyến khích vai trò sáng tạo của các nghệ nhân và chú trọng các yếu tố, tích trò dân gian. Không nên lấy chuẩn giá trị nghệ thuật của các đoàn nghệ thuật trung ƣơng để đánh giá những sáng tạo của ngƣời dân. Nếu ngƣời dân, nghệ sỹ sáng tạo và nhân dân chấp nhận thì chúng ta thừa nhận đó là các sáng tạo của họ.

Nghệ nhân dân gian múa rối nƣớc chính là những hạt nhân để bảo tồn và phát triển các phƣờng rối nƣớc. Họ là những báu vật nhân văn sống lƣu giữ những tích trò và có một vai trò xã hội quan trọng trong các làng quê. Đầu tƣ cho các nghệ nhân, sƣu tầm và khai thác họ sẽ góp phần bảo tồn và phát huy nghệ thuật rối nƣớc ở các phƣờng rối. Phƣờng rối Minh Tân làng Bảo Hà, xã Đồng Minh, thành phố Hải Phòng- từ làng không có nghệ thuật rối nƣớc, nhờ nghệ nhân Đào Minh Tuân mà hình thành nên phƣờng rối nƣớc hoạt động và bƣớc đầu đã có những phát triển khởi sắc.

Trƣớc kia trong dân gian có nhiều phƣờng rối, gánh rối do các tƣ nhân, nghệ nhân đứng đầu điều hành. Họ đều có những tích trò mảnh trò độc đáo, những bộ máy điều khiển với những bí quyết riêng biệt. Chính vì vậy ở mỗi phƣờng chỉ truyền nghề cho nam giới theo lối cha truyền con nối, nhằm giữ bí quyết nghề nghiệp. Ngày nay bí quyết giữ nghề hầu nhƣ không còn nữa, thế hệ nghệ nhân mong muốn tầng lớp trẻ có năng khiếu và lòng đam mê nghệ thuật rối kế tục họ để nghệ thuật rối nƣớc không bị thất truyền nhƣng cũng cần phải có một chính sách đãi ngộ hợp lý để các nghệ nhân yên tâm truyền nghề, truyền ngón cho con cháu. Chẳng hạn nhƣ có phụ cấp hàng tháng, nhận và bố trí công việc cho con cháu các cụ vào các công việc phù hợp với năng lực, sở trƣờng ngay tại đơn vị mình... Và cũng

chính quá trình hoạt động cụ thể ấy, ngƣời trong cuộc mới nhận ra rằng, không chỉ là một chế độ phụ cấp cùng các chính sách đãi ngộ cụ thể, điều làm cho các nghệ nhân (chứ không phái là điều mà các cụ đòi hỏi) thực sự thấy vui là họ đƣợc công nhận và đƣợc trao tặng một danh hiệu cụ thể nhƣ tặng bằng khen hay có những biện pháp khuyến khích những tài năng biểu diễn múa rối nƣớc và những ngƣời có công trong việc giữ gìn, phát huy nghệ thuật múa rối nƣớc; chính sách đào tạo múa rối nƣớc tại các phƣờng rối cho những ngƣời yêu thích nghệ thuật này, cho thế hệ trẻ; đƣa múa rối nƣớc vào trong các hoạt động ngoại khoá của các trƣờng học.

Quy hoạch các phƣờng rối nƣớc trong việc phát triển du lịch. Coi các phƣờng rối nƣớc là một trong những điểm đến của du khách trong và ngoài nƣớc. Nếu nhìn trên bình diện chung thì hiện nay, bên cạnh lƣợng khách trong nƣớc không mấy dồi dào, rối nƣớc đang đi vào khai thác thị trƣờng khách nƣớc ngoài là chủ yếu khi mà thị trƣờng này đã đem lại nguồn lợi nhuận đáng kể. Tuy nhiên giữa các phƣờng cổ truyền và với rối nƣớc tƣ nhân có nhiều cơ hội, thách thức và hệ quả khác nhau khi cùng đi vào thị trƣờng khán giả này. Thiếu thông tin, thiếu quan hệ, thiếu sự nhanh nhạy trong kinh doanh, những phép tắc của làng xã, thủ tục hành chính qua nhiều cấp xét duyệt…vẫn luôn là những rào cản đối với rối nƣớc dân gian khi muốn đƣa khách nƣớc ngoài về xem rối nƣớc tại địa phƣơng. Đó là chƣa kể tới cơ sở vật chất chƣa phù hợp chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu tối thiểu nhất cho du khách. Điều kiện thuận lợi về mặt pháp lý sẽ giúp cho các đơn vị rối nƣớc có đƣợc những hợp đồng diễn đều đặn.

Khán giả là một yếu tố vô cùng quan trọng, nó quyết định việc sống còn của phƣờng rối. Ngoài việc biểu diễn để tạo không khí hội hè, đình đám, để phục vụ bà còn xem hội thêm vui, phƣờng rối biểu diễn để có thu nhập. Ở đây nổi lên vấn đề về

mục đích hoạt động, mục đích biểu diễn. Và chính từ sự khác nhau này dẫn đến những đƣờng hƣớng phát triển hoàn toàn khác nhau giữa các phƣờng rối nƣớc dân gian mang tính tập thể và phƣờng rối mang tính tƣ nhân chuyên nghiệp hoá. Một bên là bảo lƣu các giá trị truyền thống trong đời sống dân sinh hiện đại, một bên là sử dụng những giá trị truyền thống đó trong hoạt động kinh doanh nghệ thuật. Ở

đây chúng tôi không đặt vấn đề so sánh sự đƣợc hơn giữa hai hình thức mà chỉ muốn nêu ra sự tồn tại này hiện nay. Khi du lịch của Việt Nam mở cửa, rối nƣớc thực sự lên ngôi. Những nhà quản lý nhanh chóng nhận ra rằng đa dạng văn hoá là nhịp cầu đƣa mọi ngƣời đến gần nhau hơn và rối nƣớc chính là điểm nhấn văn hoá du lịch thu hút khách du lịch. Khách du lịch đặc biệt là khách du lịch nƣớc ngoài khi đến Việt Nam đều háo hức đi xem rối nƣớc để hiểu thêm một loại hình nghệ thuật đặc sắc có một không hai trên thế giới và cũng để hiểu thêm về một nền văn hoá bởi rối nƣớc không chỉ hay, lạ, mà nó còn là bức tranh khá toàn diện về đời sống nông thôn truyền thống Việt Nam.

Chúng ta cũng cần có thêm những nghiên cứu, sƣu tầm về nghệ thuật múa rối nƣớc bằng các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại khác, cũng nhƣ có những đánh giá về vai trò của rối nƣớc trong cuộc sống đƣơng đại, từ đó, có những chính sách, biện pháp thúc đẩy sự phát triển của loại hình nghệ thuật này.

Tiểu kết

Không phải bây giờ Đảng và Nhà nƣớc ta mới chú trọng đến vấn đề bảo tồn và phát huy vốn văn hoá cổ truyền, nhƣng trong suốt một kỳ dài đất nƣớc ta phải đƣơng đầu với chiến tranh và đối mặt với nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp nên việc bảo tồn và phát triển vốn văn hoá truyền thống đã không đƣợc phát huy cao độ. Nghị quyết Trung Ƣơng V khoá VIII đã đƣa ra mục tiêu phát triển nên văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc đã đặt ra những hƣớng đi mới để phát triển văn hoá song hành với nền kinh tế hội nhập. Đến nay khi kinh tế đã phát triển chúng ta có điều kiện quan tâm hơn đến vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống mà đặc biệt đã ban hành nhiều chính sách đãi ngộ nghệ nhân dân gian- ngƣời nắm vai trò nòng cốt, họ đã cống hiến cả cuộc đời mình để gìn giữ những di sản văn hoá phi vật thể thì ngƣời ta thấy rằng những nghệ nhân đã ở độ tuổi rất cao, sức yếu hoặc đã qua đời nên hơn bao giờ hết việc bảo tồn và phát huy những giá trị đó cần đƣợc thực hiện khẩn trƣơng và trên nhiều phƣơng diện tạo điều kiện cho họ gìn giữ và phát huy những vốn quý đó. Thực tế cho thấy tuy rằng một số nghệ nhân đã đƣợc nhà nƣớc phong tặng danh hiệu nhƣng xét một các đại thể thì

họ chƣa có một sự hƣởng lợi thích đáng về vật chất vả lại số ít nghệ nhân đƣợc phong tặng ta đƣợc biết đến đều có hoàn cảnh kinh tế rất khó khăn. Do đó Nhà nƣớc cần triển khai những chính sách đãi ngộ một cách khẩn trƣơng vì nếu không kịp thời thì những báu vật nhân văn sống này sẽ mang theo kho tàng tri thức dân gian sang thế giới bên kia. Khi đó chúng ta có triển khai rầm rộ mấy cũng không đem lại hiệu quả. Xét thấy trong giai đoạn hiện nay việc nghiên cứu, sƣu tầm những vấn văn hoá cổ trong đó có rối nƣớc là việc làm hết sức cần thiết nhƣng có một việc không kém phần quan trọng đó là phải có ngay những chính sách cụ thể nhằm đáp ứng nhu cầu về vật chất cũng nhƣ nguyện vọng của những cá nhân cụ thể đang lƣu giữ trong họ những tinh hoa văn hoá của dân tộc. Riêng đối với rối nƣớc từ trƣớc đến nay chƣa có nghệ nhân nào đƣợc Nhà nƣớc phong tặng mặc dù nó đã từng tồn tại ở các làng quê đồng bằng Bắc bộ hàng ngàn năm nay nên việc phong tặng và có chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân rối nƣớc là hoàn toàn có cơ sở. Thêm nữa, trong lúc rối nƣớc ở các làng quê đã mai một dần vì điều kiện kinh tế không cho phép họ chơi rối, vì không có thế hệ kế cận, vì các loại hình văn hoá khác lấn át... việc xây dựng thành công một phƣờng rối nƣớc tƣ nhân nhƣ Minh Tân hiện nay là rất hiếm và rất khó khăn. Thế nhƣng trải qua một thời gian ngắn hoạt động với những nỗ lực không biết mệt mỏi của nghệ nhân Đào Minh Tuân và các thành viên trong phƣờng, chi hội rối nƣớc Minh Tân không những tồn tại mà còn thực hiện khá tốt vai trò quảng bá, đào tạo thế hệ trẻ lƣu giữ và phát triển một môn nghệ thuật biểu diễn truyền thống có từ hàng ngàn năm nay.

KẾT LUẬN

Trải qua thời gian, nghệ thuật múa rối nƣớc đã có nhiều biến đổi. Xuất phát điểm của nghệ thuật rối nƣớc là một trò chơi của cộng đồng, mang tính tự phát, ngẫu hứng, phục vụ cho những dịp hội hè ở nơi làng xóm. Ngày nay, không gian xã hội và văn hoá cho nghệ thuật rối nƣớc đã dần bị phá vỡ. Không khí thanh bình của các làng quê giờ đây bị khuấy động bởi những phƣơng kế sinh nhai mới ngoài nông nghiệp, tác động của các phƣơng tiện truyền thông, giải trí đa dạng, sự biến mất của các nghề thủ công truyền thống cũng nhƣ vai trò giảm dần của lễ hội làng trong đời sống tâm linh, sinh hoạt tinh thần của ngƣời dân các làng quê, hoặc đặc biệt là yếu tố kinh tế ảnh hƣởng tới mọi quan hệ trong xã hội… đã là những nguyên nhân quan trọng nhất khiến nghệ thuật rối nƣớc mất dần vai trò của nó trong đời sống cộng đồng làng. Nghệ thuật rối nƣớc giờ đây không thực sự là nghệ thuật của cộng đồng và vì cộng đồng nữa mà chỉ đƣợc xem nhƣ nghệ thuật của một nhóm ngƣời còn lƣu

Một phần của tài liệu Vai trò của nghệ nhân dân gian trong việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật múa rối nước ở đồng bằng Bắc Bộ (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)