3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.2.1 Vai trò của nghệ nhân trong tạo hình quân rối
Quân rối là cơ sở vật chất và kỹ thuật của nghệ thuật rối. Sự phát triển của nghệ thuật rối không thể tách rời khỏi việc sáng chế và cải tiến con rối. Quân rối càng hoàn hảo càng cho kỹ năng điều khiển nâng cao khả năng diễn đạt phong phú. Quân rối cần phải đƣợc đục đẽo bằng các loại gỗ sung, gỗ mít vì nó có ƣu điểm là nhẹ, bền, dễ nổi trên mặt nƣớc. Gỗ sung vừa dễ kiếm, rẻ tiền, dễ đục đẽo lúc còn tƣơi, rất nhẹ và dai lúc khô. Để đảm bảo độ bền, đẹp của quân rối cần phải sơn. Sơn gồm sơn sống và sơn chín (sơn không pha thêm dầu hay nhựa thông), để hoàn thiện một sản phẩm rối thƣờng phải qua 7 nƣớc sơn.
Với ƣu thế là nghệ nhân giỏi về nghệ thuật điêu khắc tạc tƣợng. Tạc quân rối nhƣ một tài năng thiên bẩm của nghệ nhân Minh Tuân. Ông đƣợc học rất bài bản từ những nghệ nhân giỏi của thế hệ trƣớc.
“ Tạo hình quân rối nó thuộc về nghề điêu khắc mà ông Tuân đã được học một cách rất bài bản từ các nghệ nhân của làng mình. Vì làng Bảo Hà mình vốn có truyền thống lâu đời về nghệ thuật điêu khắc tạc tượng, ông ấy đã được đào tạo ngay từ khi mới vào nghề tức là được học cách tạo một khuôn mặt của một con người, một nhân vật như thế nào thì nó đã có từng kích thước cụ thể, cách tạo nhân vật phản diện ra phản diện, chính diện ra chính diện, người xảo trá ra xảo trá, nó thể hiện sự cân đối ở khuôn mặt, thể hiện ở vị trí để con mắt, để cái miệng. Ví dụ, mồm nhân vật cười tuỳ theo chính diện hay phản diện nó phải như thế nào… Những qui định ấy trong nghệ thuật tạo hình được thể hiện trong vở diễn, tạo hình theo qui định riêng của ngành điêu khắc (Nguyễn Văn Tơm, 47 tuổi, nam, nghệ nhân điêu khắc tạc tƣợng, làng Bảo Hà).
Quân rối là loại tƣợng mang chức năng biểu diễn. Quân rối của nghệ nhân Đào Minh Tuân cũng nhƣ những nghệ nhân khác ở Hà Cầu tạo tác có hai loại : Rối cạn và rối nƣớc.
- Rối cạn: Còn đƣợc gọi là rối bàn tay. Loại quân rối này thƣờng đƣợc chế tác bằng loại gỗ nhẹ, có thớ đan xen không hay nứt nẻ, mẻ vỡ (chủ yếu là gỗ sung). Với loại quân rối này khi tạo tác, nghệ nhân chỉ chú tâm tả phần khối đầu, đặc biệt là phần mặt. Còn nhƣ phần thân rối và tứ chi các nghệ nhân chỉ “ phạt mảng” tạo dáng, bởi
khi đƣa vào biểu diễn các bộ phận này đã đƣợc hóa trang. Nối các bộ phân của quân rối với nhau, nhƣ đầu với mình; thân với chân tay là những que tre vót nhỏ hoặc dây thép cho khi biểu diễn mọi thao tác đƣợc dễ dàng, thuận tiện
- Rối nƣớc: Là quân rối dùng để biểu diễn trên mặt nƣớc, loại quân rối này chủ yếu đƣợc chế tạo từ gỗ sung, ƣu điểm của gỗ sung là nhẹ, nổi đƣợc trên mặt nƣớc. Gỗ lại có thớ đan xen nên không bao giờ nứt nẻ. Quân rối nƣớc to hơn rối cạn và cũng có nhiều kích cỡ. Loại nhỏ có chiều cao từ 30 cm đến 40 cm. Loại rối trung bình có chiều cao từ 60 đến 80 cm Thi thoảng cũng có những quân rối có chiều cao trên 1 m (còn phụ thuộc vào yêu cầu của đơn đặt hàng)
Quân rối đẹp theo quan điểm của nghệ nhân của làng thợ Hà Cầu phải là quân rối đẹp từ chất liệu gỗ, nƣớc sơn cho đến đƣờng nét của nó. Gỗ sử dụng chủ yếu để tạo quân rối đều sử dụng gỗ sung. Quân rối đẹp trƣớc hết gỗ phải tốt, gỗ sung nhƣng phải là gỗ sung già, làm nó có đƣờng nét chính xác cân đối, hai là độ nhẵn, độ bóng nó phải đảm bảo. Thứ ba là phải làm đầy đủ các bƣớc, ví dụ nhƣ nƣớc sơn nếu làm theo truyền thống hoàn thành một con rối hay một bức tƣợng phải có ít nhất 7 nƣớc sơn chồng lên nhau. Làm đƣợc nhƣ thế con rối mới đảm bảo đẹp, độ bền, độ bóng.
Về mặt tỉ lệ các thành phần quân rối của nghệ nhân làng Bảo Hà nói chung cũng nhƣ nghệ nhân Minh Tuân nói riêng quân rối của phƣờng luôn luôn xộc xệch, đầu to, chân tay teo. Không phải do nghệ nhân không nắm vững tỉ lệ tƣơng ứng theo giải phẫu nhân thể. Quan sát cho thấy tỷ lệ các thành phần quân rối luôn bị phá vỡ. Tƣợng rối luôn “ dị dạng” khác thƣờng hơn so với quân rối của các phƣờng rối khác: thƣờng to hơn, không cân đối nhƣng sự dị dạng này của quân rối lại rất ăn nhập với động tác cử động, co giật của quân rối khi ra trò và nó tạo cho khán giả thấy cái ngồ ngộ, gây cƣời. Và chính điều đó góp phần tạo nên tính hiệu quả cho nghệ thuật biểu diễn rối, tạo nên “hồn rối” trong mỹ cảm ngƣời xem.
Nghệ nhân điêu khắc tạc tƣợng Hoàng Văn Giáo, 60 tuổi, nam, làng Bảo Hà nhận xét :
“ Trong tạo hình đối với một số tiết mục rối cổ như múa rồng, chăn trâu thổi sáo con trâu vẫn là con trâu phường nào cũng vậy nhưng con trâu của ông Tuân nó đẹp
và có hồn hơn. Còn các phường khác họ không tạo hình được đẹp, và không thật giống với con trâu lắm chỉ khác nhau điểm đó thôi. Khi mà khán giả nhìn vào họ có thể nhận biết đó là con rối mình thể hiện (trâu phải tạo hình thật giống với con trâu trên thực tế, nó phải sinh động, có hồn)”
Thêm nữa, có sẵn năng khiếu về nghệ thuật tạo hình, nghệ nhân Minh Tuân không ngừng học hỏi trau dồi thêm kiến thức tạo hình quân rối từ một số phƣờng rối cổ truyền mà tiêu biểu là học hỏi từ phƣờng rối Nam Chấn, nơi rất mạnh về nghệ thuật tạo hình quân rối. Từ việc học hỏi rồi cải tiến kỹ thuật ông đã tạo hình nhiều quân rối vừa biểu diễn đƣợc trên cạn vừa biểu diễn dƣới nƣớc, dùng để biểu diễn một số tích trò kết hợp diễn cạn và nƣớc ( ví nhƣ trò : chú bé cƣỡi cá leo cột đốt pháo, hội làng, chiếc rìu vàng). Khắc phục đƣợc những điểm yếu trong cách tạo hình quân rối ở một số làng rối cổ truyền, trên cơ sở lắng nghe, rút kinh nghiệm từ độc giả yêu mến môn nghệ thuật rối nƣớc nên quân rối của ông ngày càng trở nên sinh động và hấp dẫn, lôi cuốn ngƣời xem. 20
Nếu nhƣ phƣờng rối nƣớc Làng Ra ( huyện Thạch Thất, ngoại thành Hà Nội) có quan điểm tạo hình về con rối không chú trọng đến việc tạo nét sắc xảo, đƣờng nét rõ ràng mà chỉ là những nét phác thảo nhiều lúc khá ngây ngô, thô cứng mang tính gợi tả trực cảm hơn là sự suy tƣởng. Việc chế tác quân rối do các nghệ nhân trong phƣờng đảm nhận để đảm bảo sự bí mật, thậm chí chỉ có một hay hai nghệ nhân trong phƣờng chuyên đảm nhận làm việc này21. Tuy có tham khảo cách tạo
20“ Không có qui định nào về kích thước cho từng loại quân rối, vấn đề quan trọng là kích thước giữa các bộ phận quân rối phải hài hoà, hợp lý cân đối với con rối khác, từng nhân vật. Đối với một số nhân vật rối như con trâu họ thường làm khoảng 60 cm cả bệ, tiết mục biểu diễn thì ở mỗi phường khác nhau. Còn tiết mục phường mình thì phải tham khảo qua nghiên cứu đời sống thực tế ở nông thôn để mình đưa vào động tác diễn.Làng mình có nghề tạc tượng lâu đời rồi có một truyền thống, trước kia đã nói đến tạc quân rối làng mình là nơi sản xuất quân rối cho hầu hết làng rối ở đồng bằng Bắc Bộ, nhưng khi thành lập phường rối Minh Tân, mình cũng học hỏi thêm các phường rối bạn như phường Nam Chấn rồi một số phường khác về tạo hình quân rối nước, còn rối cạn mình sẵn nghề rồi. Mình học cái điểm hay của họ rồi về cải tiến thêm” ( Đào Minh Tuân, nam, 49 tuổi, làng Bảo Hà)
quân rối ở Nam Chấn nhƣng ông Tuân không hoàn toàn tuân thủ nguyên tắc cân đối, tạo dáng đẹp, thon thả, vẻ đẹp nghiêng về kỹ thuật sơn mạ mà tập trung vào tạo kiểu dáng có vẻ nhƣ bất hợp lý về tỷ lệ với mục đích gây cƣời.
Từ những công việc chế tác quân rối cho các phƣờng rối bạn, cộng với đức tính ham học hỏi từ một số vùng tác quân rối mà nghệ nhân Minh Tuân đã đƣa ra một quan điểm thẩm mỹ mới cho con rối của mình và trên cơ sở đó cũng đã tạo đƣợc những nét đặc trƣng riêng cho phƣờng rối.
“Trước hết gỗ phải tốt, gỗ sung nhưng phải là gỗ sung già, làm nó có đường nét chính xác cân đối, hai là độ nhẵn, độ bóng nó phải đảm bảo. Thứ ba là phải làm đầy đủ các bước, ví dụ như nước sơn nếu làm theo truyền thống hoàn thành một tác phẩm một con rối hay một bức tượng phải có ít nhất 7 nước sơn chồng lên nhau. Làm được như thế con rối mới đảm bảo đẹp, độ bền đẹp nó cũng còn do người sử dụng, quân rối ướt xuống nước mà cho vào kho ngay thì sau 1- 2 năm nó mục. Khi quân rối sau khi biểu diễn nó ướt phơi khô ngay nó sẽ hạn chế được hư hỏng đi, nên nó bền hay không cũng còn do con người” (Nguyễn Văn Tơm, nam, 47 tuổi, nghệ nhân điêu khắc tạc tƣợng, làng Bảo Hà)
Tạo hình các con rối gồm hai phần việc chính. Một là tạo bộ mặt, chân tay và thân hình con rối bằng các loại gỗ thích hợp. Hai là phục trang và hoá trang cho quân rối. Đạo cụ gắn với quân rối phải thích hợp với nhân vật mà con rối thể hiện.
Các nghệ nhân trong phƣờng vốn từ những nghệ nhân tạc tƣợng cự phách, họ tự tạc quân rối. Quân rối của họ có nhiều đặc điểm khác so với các phƣờng khác. Quân rối của phƣờng làm bền và đẹp hơn quân rối các phƣờng khác. Con rối phƣờng rối nƣớc Minh Tân tƣơng đối lớn, có bộ mặt tạc đẹp và có cá tính. Quân rối thu hút đƣợc ngƣời xem ngay từ khi xuất hiện trên sân khấu vì quân rối này đã trở thành những nhân vật sân khấu thực sự. Quân rối sinh động thể hiện đƣợc cái hồn của nhân vật đƣợc thể hiện. Nhìn quân rối thì ngƣời xem có thể hiểu ngay đƣợc đó là nhân vật chính diện hay phản diện thể hiện qua hình dáng, nét mặt và một phần phụ thuộc vào kịch bản, tích diễn. Giá trị của quân rối Bảo Hà không ở hình khối đồ sộ,
ở chất liệu quý hiếm đắt tiền, ở màu sắc ... mà lại nằm trong sự hài hoà, bình dị ở những đƣờng nét, màu sắc. Đối với ngƣời biểu diễn quân rối do sự đơn giản của bộ máy đã dành cho họ nhiều chỗ để tìm tòi, suy ngẫm sáng tạo trong việc thể hiện hành động của nhân vật. Khi tạo hình quân rối, họ chủ yếu chú trọng đến những con rối chính đƣợc nhấn mạnh trong tích và trò diễn, cố gắng làm sao để trên bộ mặt con rối có đƣợc những nét điển hình ví nhƣ ở tích trò cậu bé với chiếc rùi vàng: Bộ mặt của phú ông có vẻ gian giảo, mắt lƣơn....
Tạo hình vai chú Tễu đƣợc thể hiện sự trẻ trung, sinh động, ngộ nghĩnh, hoạt bát, vui tƣơi, hài hƣớc. Miệng Tễu luôn nở nụ cƣời thƣờng trực, hai tay luôn vung vẩy. Chú chỉ khoác hai mảnh áo cộc lấy lệ, cổ đeo vòng bạc, rốn phơi thổn thễn, để trần toàn thân, lộ ra một màu trắng da thịt biểu thị sự no đủ.
Nghệ nhân làng Bảo Hà vốn có truyền thống lâu đời về nghệ thuật điêu khắc tạc tƣợng, đƣợc đào tạo ngay từ khi mới vào nghề tức là họ đƣợc học cách tạo một khuôn mặt của một con ngƣời, một nhân vật nhƣ thế nào thì nó đã có từ kích thƣớc cụ thể, cách tạo nhân vật phản diện ra phản diện, chính diện ra chính diện, ngƣời xảo trá ra xảo trá, nó thể hiện sự cân đối ở khuôn mặt, thể hiện ở vị trí để con mắt, để cái miệng. Ví dụ mồm nhân vật cƣời tuỳ theo chính diện hay phản diện nó phải nhƣ thế nào… Những qui định ấy trong nghệ thuật tạo hình đƣợc thể hiện trong vở diễn, tạo hình theo qui định riêng của ngành điêu khắc.
Có nhiều trò rối đƣợc tạo hình với tính chất gây cƣời, chủ yếu miêu tả cái hồn của nhân vật chứ không đi sâu vào chi tiết. Các quân rối đƣợc các nghệ nhân thể hiện bằng những đƣờng nét chạm khắc hoàn toàn cảm tính, hình nhƣ những nhân vật trong vở chèo, tuồng mà họ đƣợc xem còn đọng lại trong trí nhớ của họ cộng với những quan sát tinh tế, nhạy cảm từ đời sống hàng ngày của ngƣời dân đã giúp họ tạo nên những quân rối, những kiểu tính cách tiêu biểu mà ngƣời xem qua đó có thể nắm bắt đƣợc ngay vai quân rối đó đảm nhiệm. Phải khẳng định rằng nếu so về chất lƣợng con rối của phƣờng rối Minh Tân làng Bảo Hà hơn hẳn một số phƣờng rối khác.
“Người ta làm rối được, mà người ta còn làm rối cho các phường khác. Cho nên có thể khẳng định rằng phường rối của họ có những con rối đẹp nhất, người ta làm con rối ra, tự người ta biểu diễn, mà họ có cái nghề truyền thống rồi, tạo hình con rối có thể nói nét con rối nó tinh xảo hơn” (Hoàng Văn Điểm, nam, 82 tuổi, làng Bảo Hà)