3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Nghệ nhân Đào Minh Tuân trong việc sáng lập phƣờng rối nƣớc
Xuất phát từ lòng yêu nghề, lại đƣợc sinh ra trên mảnh đất giàu truyền thống, nơi sản sinh nhiều làng nghề truyền thống nhƣ điêu khắc, tạc tƣợng, sơn thiếp…. gia đình nghệ nhân Đào Minh Tuân nhiều thế hệ đã tham gia biểu diễn rối cạn. Đồng thời ông cũng là một nghệ nhân tạc tƣợng, tạc quân chế máy cho các phƣờng rối. Nghệ nhân Minh Tuân có nhiều yếu tố thuận lợi để tạo dựng phƣờng rối. Ông đã tận dụng những thế mạnh sẵn có, mạnh dạn đầu tƣ xây dựng phƣờng rối nƣớc Minh Tân theo mô hình tƣ nhân hoá.
“Vì mình là người làm nghề sinh ra ở quê hương có truyền thống văn hoá, các cụ thời trước làm nghề tạo những con rối cho các nơi khác và các cụ tự diễn nhưng là diễn rối cạn. Gia đình có 4 chị em thì cả 4 đều tham gia biểu diễn rối. Mình có một bà cô, bà là kép già của phường múa rối trước đây. Bây giờ bà ấy không còn. Mình có một suy nghĩ: tại sao làng mình diễn được rối cạn, biết làm ra con rối, tạo hình con rối thì lý do gì mà không diễn được rối nước. Vì vậy mình quyết định đầu tư xây dựng chương trình rối nước”( Đào Minh Tuân, nam 49 tuổi, nghệ nhân rối nƣớc Minh Tân, làng Bảo Hà)
Quá trình thành lập phƣờng rối Minh Tân gặp muôn vàn khó khăn. Không giống nhƣ các phƣờng rối dân gian trƣớc kia các hoạt động rối nƣớc do những ngƣời thích chơi rối, ham mê nghệ thuật, tụ hội, góp tiền, góp của tạo dựng nên phƣờng rối. Họ biểu diễn trong những ngày hội làng để phục vụ ngƣời dân địa phƣơng và cũng để thoả chí, vui nơi làng xóm. Ngày nay rối nƣớc không chỉ là một
thú vui nơi làng xóm mà còn chịu tác động của rất nhiều yếu tố mà yếu tố kinh tế chiếm vai trò quan trọng, mang tính quyết định.
Trong thời điểm hiện nay, muốn đầu tƣ xây dựng đƣợc một phƣờng rối nƣớc cần rất nhiều tiền của, số tiền có thể lên đến hàng trăm triệu. Mặt khác cuộc sống mƣu sinh dựa vào nông nghiệp là chính nên gia đình ông không thể có ngay số tiền lớn nhƣ vậy. Ấp ủ mơ ƣớc xây dựng phƣờng rối trong nhiều năm, nay đã thành hiện thực. Phƣờng rối Minh Tân có đƣợc nhƣ hiện nay là cả một quá trình tích luỹ dần dần. Quá trình tạc quân, chế máy đƣợc tận dụng từ thời gian và tiền của từ việc tạc quân chế máy cho các phƣờng rối bạn. Mỗi lần nhƣ vậy, cho đến hôm nay nghệ nhân Đào Minh Tuân đã tạo hình đƣợc hơn 100 quân rối, với hệ thống hơn 20 tích trò, một bể diễn lƣu động và trang bị âm thanh ánh sáng tƣơng đối đầy đủ.
“ Ban đầu mình gặp rất nhiều khó khăn, khi mình đã tập trung rất nhiều tiền của và sức lực để xây dựng nên phường rối như hiện nay. Ý tưởng thành lập phường rối đã có từ rất lâu nhưng do điều kiện kinh tế, nhà ở quê hai vợ chồng làm ruộng. Mình tạo hình quân rối dần dần từ những đơn đặt hàng làm quân rối cho các phường rối bạn. Ở nhà anh em cũng tạo điều kiện, mỗi người một chân một tay: ví dụ như người thì tạo hình con rối, người khác lại có năng lực về làm sơn, mình thì vừa tạo hình vừa làm sơn vừa suy nghĩ tìm tòi đổi mới nghệ thuật làm rối. Chứ một lúc hàng trăm triệu mình lấy đâu ra tiền. Đến nay mình đã có hệ thống quân rối và với một cơ sở trang thiết bị tương đối đầy đủ, một bể lưu động có thể diễn được đủ các tích trò và đi lưu diễn”( nghệ nhân Đào Minh Tuân, 49 tuổi, nam, làng Bảo Hà).
Bên cạnh những khó khăn về kinh tế phƣờng rối còn gặp phải những khó khăn ngay từ chính cộng đồng làng. Làng Bảo Hà vốn là cái nôi của nghệ thuật rối cạn. Nghệ nhân Minh Tuân xây dựng phƣờng rối theo mô hình tƣ nhân hoá, những thành viên ở phƣờng rối cạn cổ truyền cho rằng việc thành lập phƣờng rối tƣ nhân sẽ làm lu mờ đi vai trò của rối cạn trong đời sống cộng đồng. Một số thành viên trong phƣờng rối cạn cổ truyền không tán thành việc xuất hiện một phƣờng rối tƣ
nhân cùng tồn tại song song với phƣờng rối cạn cổ truyền. Về vấn đề này ông Tuân bộc bạch: “ Mình thành lập múa rối gia đình, cũng bị kiện tụng nhiều lắm, ầm ĩ, còn đưa ra hội đồng nhân dân kiến nghị cử tri, đảng viên làm kinh tế. Nhưng cái công không thực hiện được thì cái tư phải làm. Dựa vào cái công để làm tan vỡ nghề đi thì mình không bao giờ dựa. Nguyên do là một số người trong phường rối cạn cổ truyền họ sợ mình khi thành lập phường rối sẽ ảnh hưởng đến phường rối cạn của làng”.
Nhìn nhận về vấn đề này một ngƣời dân ở làng Bảo Hà cho biết : “ Cái khó khăn là quan điểm của một số ít người cho rằng việc làm từ trước đến giờ không có, bây giờ nó có. Hai là ở một nơi có tới 2 phường múa rối. Phường rối kia không ủng hộ là điều chắc chắn: phường rối nước và rối cạn, người ta cho rằng phường rối của ông Tuân sẽ tranh khách, này khác, đó là khó khăn cản trở”( Hoàng Văn Hiến, 47 tuổi, nam, một ngƣời dân làng Bảo Hà)
Không chỉ khó khăn từ cộng đồng, việc thành lập phƣờng rối còn gặp những trở ngại từ phƣờng rối lân cận (phƣờng rối nƣớc dân gian cùng trong địa bàn)
“Với xã Nhân Hoà có phường rối nước cổ truyền. Sau khi mình dựng phường rối nước gia đình giữa nội bộ phường rối Nhân Hoà cũng có vấn đề này, vấn đề khác. Người ta cho rằng có người ở phường rối Nhân Hoà xuống dưới này dạy múa rối nhưng cái đó hoàn toàn không đúng. Sau khi công an người ta xuống đây điều tra vì có đơn kiện tụng. Họ điều tra mình; ai xuống đây để cùng xây dựng phường rối với ông. Mình nói thẳng ra là một số trò diễn của Nhân Hoà mình làm sao mà phải học. Mình làm cho đoàn múa rối TƯ, đoàn múa rối Hải Phòng, làm cho các phường truyền thống ví dụ như Đông Các, Hồng Phong người ta có bề dày lịch sử hơn Nhân Hoà. Mình trực tiếp làm con rối và trực tiếp cũng phải tham khảo kinh nghiệm học hỏi người ta. Tham khảo maý móc người ta chứ đâu phải độc Nhân Hoà. Nhân Hoà thì cho rằng có người trong Nhân Hoà kết hợp để dạy”( Đào Minh Tuân, 49 tuổi, nam, nghệ nhân làng Bảo Hà)
Bên cạnh những khó khăn về mặt kinh tế, những trở ngại từ cộng đồng làng. Phƣờng rối không thể không kể đến khó khăn về nguồn nhân lực, và đào tạo nguồn nhân lực.
“ Giai đoạn đầu khi tuyển người vào phường rối của mình rất khó khăn, tổ chức anh chị em diễn viên trong nhà người ta chưa bao giờ biết múa rối. Mình phải dạy người ta từ đầu, bắt đầu cầm con rối như thế nào, biểu diễn như thế nào, thậm chí tôi lấy cả người không phải quê gốc ở đây mà người ta lấy chồng về đây, ban đầu người ta không hiểu biểu diễn rối nó ra làm sao” (Đào Minh Tuân, nam, 49 tuổi, làng Bảo Hà)
Tuy với vô vàn những khó khăn nhƣ nêu trên, nhƣng phƣờng rối cũng có rất nhiều điều kiện thuận lợi.
Nếu nhƣ các phƣờng rối nƣớc cổ truyền tồn tại và hoạt động nó phụ thuộc rất nhiều đến chính sách, cơ chế của chính quyền địa phƣơng, mọi việc dù lớn hay bé đều phải thông qua hội đồng nhân dân thì ở Minh Tân đó là vấn đề tự hạch toán và cân đối thu chi.
Tuy khó khăn về vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho phƣờng rối, nhƣng bên cạnh đó cũng có những thuận lợi: Hầu hết lực lƣợng diễn viên đều là con cháu, họ hàng trong nhà, và thƣờng là gia đình 2-3 thế hệ : ông bà- cha mẹ- con cái đều tham gia hoạt động vào phƣờng rối. Đó chính là điểm tiện lợi cho việc trau dồi học hỏi, đào tạo nghề.
Thuận lợi thứ hai Bảo Hà nằm trong tour du lịch “ du khảo đồng quê”, khách du lịch đến đây rất đông. Đó là điểm thuận lợi cho việc phát triển hoạt động của phƣờng rối. Biểu diễn trong khung cảnh đồng quê có thuận lợi là lôi cuốn ngƣời xem, vì khán giả có thể tận mắt chứng kiến đời sống sản xuất sinh hoạt của ngƣời dân nơi thôn dã, nó sẽ sinh động hơn khi biểu diễn ở nhà hát múa rối.
“Không chỉ khách nước ngoài, khách nội địa ở các địa phương khác như Hà Nội, Thái Bình, Ninh Bình, Hải Dương, người ta cũng rất thích loại hình múa rối.
người ta đến xem đó là một thuận lợi nữa đó cái phường rối Minh Tân có thể tồn tại được”( Bùi Trọng Ngoan, 49 tuổi, nam, phƣờng rối Minh Tân)