3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.2.2. Vai trò cuả nghệ nhân trong kỹ thuật biểu diễ n( kĩ năng, kĩ xảo)
Sự thành công trong biểu diễn rối không chỉ là tích trò hay, con rối đẹp mà kỹ thuật biểu diễn cũng đòng vai trò không nhỏ. Đã thế, phƣờng rối Minh Tân lại dƣợc hình thành trên cơ sở tập hợp những thành viên chỉ biết biểu diễn rối cạn nên việc biểu diễn rối nƣớc ban đầu còn gặp rất nhiều khó khăn.
Khi sáng lập phƣờng rối, những thành viên cùng biểu diễn còn rất bỡ ngỡ nhƣng với lòng nhiệt tình và sự truyền dạy sáng tạo, nghệ nhân Minh Tuân đã truyền cảm hứng cho các thành viên trong phƣờng đi từ những động tác diễn đơn giản đến phức tạp. Cho đến nay những trò độc đáo và khó nhiều thành viên trong đoàn đã biểu diễn thành thục. Trong phƣờng ông Tuân là trụ cột, việc gì cũng đến tay nên quá trình bàn giao công việc cũng phải dựa trên sở trƣờng, sở đoản của từng thành viên. Đặc sắc nhất trong các trò diễn là “ Chiếc Rìu Vàng”22
. Trong trò diễn này ông đã trực tiếp xây dựng kịch bản, tạo hình quân rối, hƣớng dẫn kỹ thuật và cũng là ngƣời trực tiếp biểu diễn. Trò này cũng có cái độc đáo hơn các phƣờng rối khác là sự kết hợp giữa rối cạn và rối nƣớc. Cái tài trong tiết mục này là sự di
22 Nội dung tích trò: Có một cậu bé đi kiếm củi bị lật thuyền rơi mất chiếc rìu, cậu bé khóc Bụt hiện lên, Bụt cho cậu ta một chiếc rìu vàng nhƣng cậu ta không lấy vì đó không phải là rìu sắt của cậu ta. Ông Bụt lại cho cậu một chiếc rìu bạc nhƣng cậu ta cũng không lấy vì cậu bảo, không phải của cậu ta. Thế thì ông phú nông tham lòng, bảo cậu bé mày nghèo rớt mùng tơi là phải thôi, rìu vàng, rìu bạc mày không lấy lại lấy rìu sắt. Ông phú nông quay ra định lấy cái rìu vàng nhƣng rìu vàng lại nhảy xuống nƣớc...ông phú nông chạy theo xuống nƣớc rồi bị chết còn cậu bé lại không chết. ( Bùi Trọng Ngoan, nam, 54 tuổi, thành viên phƣờng rối Minh Tân, làng Bảo Hà)
chuyển của quân rối từ nƣớc lên cạn với hai cách thức biểu diễn khác nhau đó là chuyển từ cách thức điều khiển từ máy dƣới nƣớc sang bằng tay ở trên cạn. Nhƣ đã trình bày ở trên, đối với những thành viên trong phƣờng họ chỉ biết đến rối cạn nay phải biểu diến rối nƣớc mà họ còn biểu diễn hay mới biết quá trình truyền, dạy nghề của ông Tuân vất vả nhƣ thế nào. Nếu nhƣ không có sự cố gắng và kiên trì của ông thì chắc chắn không có phƣờng rối Minh Tân nhƣ hiện nay.
Trong nghệ thuật múa rối nƣớc, máy điều khiển đƣợc coi trọng nhất, máy điều khiển tạo nên hành động của con rối trên sân khấu. Máy điều khiển rối nƣớc dùng để di chuyển quân rối và tạo hành động cho nhân vật. Phƣờng rối Minh Tân sử dụng hai loại máy sau : máy sào và máy dây.
- Máy sào: còn đƣợc gọi là máy cứng, máy ngang, máy kìm… gồm một cây sào tre dài khoảng 3m-4m làm cán cầm và bộ phận gắn trên đầu để lắp quân rối. Tuỳ theo yêu cầu mà bộ phận này đƣợc cấu tạo đơn giản hay phức tạp. Loại máy sào đơn giản chỉ giữ và làm di chuyển toàn thân rối đi, đứng, ra, vào, không cần sự điều khiển phƣơng hƣớng. Nghệ nhân đƣa đẩy cây sào ngầm dƣới mặt nƣớc làm quân rối di chuyển bên trên. Sức cản của nƣớc tác động vào để quân rối hay bánh lái gắn vào đế sẽ làm xoay chuyển hƣớng thân hình quân rối. Lực cản này mỗi phƣờng sử dụng một cách bằng kiểu máy của mình. Tác dụng của các kiểu máy đều giống nhƣ nhau, nhƣng do cách cấu tạo nên hiệu quả khác nhau. Sào bằng loại tre nhỏ, già, chắc, vừa tay cầm, thẳng, thƣờng dùng xong trò này lại lắp sang trò khác. Chỉ bộ phận máy gắn ở đầu là thay đổi.
- Máy sào phức hợp: có thêm bộ phận để nghệ nhân chủ động làm cử động từng phần trên thân hình và toàn thân quân rối. Muốn quân rối giơ tay, đá chân, quay phải, quay trái, cúi đầu… nghệ nhân chỉ cần kéo, giật, đƣa, đẩy các dây nhỏ, các que nối từng bộ phận cần cử động ở quân rối, qua bàn máy đầu sào. Sự điều khiển thƣờng phải kết hợp nhiều ngƣời nhƣ ngƣời giữ sào, ngƣời kéo dây làm giơ tay, quay thân… Với máy này, trò có thể gồm nhiều quân rối cùng hoạt động trên một bàn máy. Cũng có loại máy sào chế tạo chuyên dùng cho từng trò diễn. Màn máy đầu sào thƣờng bằng gỗ, bằng sắt, lắp đầu sào bằng các chột hay lạt buộc. Dây dùng
ở máy sào là loại dây nhỏ se bằng tơ tằm, sợi gai, cƣớc, tóc. Cũng có phƣờng dùng một đoạn que tre (gọi là ve) thay đoạn dây từ bàn máy đến tay nghệ nhân dọc theo thân sào.
- Máy dây: Hay máy mềm, dọc… thay cây sào bằng một sợi dây chão, dây thép căng trên đầu một hệ thống cọc ngầm dƣới mặt nƣớc sân khấu để kéo một bàn máy lớn gọi là cũi trên nắp quân rối. Dây chão (còn gọi là dây nọc) đƣợc căng từ buồng trò hoặc dài thành vòng (để đầu thả ra, đầu kéo về) hoặc chỉ là một dây thẳng để bàn trƣợt khi bị kéo ra hay co vào.
Đƣờng dây chính thƣờng là ở giữa sân khấu dùng cho nhiều trò. Bên cạnh còn nhiều đƣờng dây khác chuyên cho từng trò nhƣ trò bật cờ, trò quân đóng đƣờng... Dây chính chỉ dùng đƣa bàn máy quân rối di chuyển, mọi chuyển động của quân rối chủ yếu do các dây nhỏ (mắc từ quân rối qua bàn máy) đảm nhiệm. Bàn máy dây của phƣờng là một khung cũi lớn bằng gỗ đặt trên một cái nong. Cái nong vừa làm cho các chân bàn máy không cắm xuống bùn, không làm sục bùn, vừa tạo độ trơn trƣợt nhẹ nhàng khi kéo ra vào. Mặt bàn máy có sẵn các lỗ đục để lắp quân rối và dây điều khiển cử động. Máy dây thƣờng dùng cho các trò tập thể nhƣ múa tiên, múa sƣ tử. Hành động ở trò dây chỉ nhắc đi nhắc lại một số động tác nhất định, đi lại theo một đƣờng. Máy dây còn dùng cho những quân rối lớn mà máy sào không làm đƣợc nhƣ chú Tễu, cô Tiên Hiện nay ngoài các loại máy điều khiển quân rối kể trên phƣờng rối còn máy khớp khớp lƣng với khớp tay quân rối. Các nghệ nhân dân gian dựa vào kinh nghiệm, lần mò trong thực tế tìm tòi sáng tạo để chế tạo ra nhiều kiểu máy rối nƣớc phong phú, đa dạng.
“máy thì giờ có nhiều loại, con rối nào phù hợp với máy có trục hoặc là không có trục, máy dây hoặc máy sào thế rồi máy có thể điều khiển con rối đi theo hình tròn được xoay bốn xung quanh được xoay bên phải, hoặc bên trái, làm khớp lưng hoặc khớp tay đấy người ta gọi là máy điều khiển con rối, người ta gọi là máy sào là một máy dây là hai, máy khớp là ba. Có 3 loại như thế, còn lại mỗi loại máy lại sử dụng phù hợp theo động tác diễn của từng con rối có ba loại máy : máy sào, máy dây và máy khớp. mỗi loại máy lại sử dụng phù hợp theo động tác diễn của từng con rối.
Ông Tuân đã chỉ bảo chúng tôi về những kỹ thuật đó ”( Phạm Văn Êm, 53 tuổi, nam, phƣờng rối Minh Tân, làng Bảo Hà)
Mỗi một loại máy điều khiển trên có ƣu điểm và nhƣợc điểm riêng thí dụ nhƣ máy sử dụng cho con rối quay tròn đƣợc thì không đi thẳng hoặc không đi ngang, và nó còn do ngƣời điều khiển, do hoạt động của nhân vật. Ví dụ nhƣ con rối đi cấy thì không thể dùng máy tròn đƣợc mà phải dùng máy quay sang bên phải, quay sang bên trái.
Về kỹ xảo biểu diễn: thuộc về tƣ duy về động tác biểu diễn quân rối của ngƣời nghệ nhân cùng một tích trò nhƣng mỗi phƣờng có những kỹ thuật biểu diễn khác nhau tạo nên tính độc đáo của từng phƣờng. Phƣờng rối Minh Tân trong kỹ thuật làm pháo làm sao để pháo không bị ẩm ƣớt và có thể cháy đƣợc khi biểu diễn tích trò chú bé leo cột đốt pháo.
Dƣới dây là một phỏng vấn nhanh nhằm làm rõ hơn vai trò của nghệ nhân Tuân trong chỉ đạo về kỹ thuật, kỹ xảo biểu diễn :
H: Chú có nói đến Minh Tân có rất nhiều trò diễn rất đặc trưng cho phường mình, thì những trò đặc trưng là trò gì?
Đ: Trò chú bé cưỡi cá leo cột đốt pháo, bật cờ rồi từ cột bật xuống gỡ cá để bơi.
H: Quan điểm của người trong phường đó là trò đặc trưng?
Đ: Trò đó là mình nghĩ ra mình làm chứ cũng không phải học ở đâu cả H: Chú làm thế nào mà chú bé từ dưới nước leo lên cột đốt pháo mà không làm pháo ẩm ướt?
Đ: Cái đó thuộc về suy nghĩ và động tác biểu diễn, cùng một con rối mà anh ngồi được cả con cá rồi anh leo được cột, đốt cả pháo, rồi leo từ cột xuống, rồi anh lại ngồi vào chính con cá đó chứ không thay đổi. Thường thì các phường khác người ta dùng trò diễn người ta múa rối. Ví dụ con cá nó ra vồ con vịt, nói đúng ra mình nói là trò của mình là trò mới, nhưng thực ra mình cách tân từ trò nọ sang trò
kia. Của người ta con cáo ra vồ con vịt, xong nó vào cây nó leo lên người ta thường sử dụng 2 -3 con cáo. Một con ra vồ con vịt, lặn xuống hoặc một con cáo bơi đến gần gốc cây cau lặn xuống thì ở gốc cây cau người ta buộc sẵn một con cáo khác, người ta kéo dây thì nó leo lên. Còn đây thì mình cách tân từ việc ấy chỉ một con rối thôi mình cách tân chỉ một con rối ngồi trên con cá vào cột leo lên, rồi từ một con rối ấy tụt xuống con cá lại bơi và chỉ có một con rối ấy. Mình thì mình cho là tiết mục mới nhưng thực ra là mình chuyển từ tiết mục của người ta mình sáng tạo thêm ra mình đưa vào.
H: Làm cái đó có khó không ạ, phải sử dụng biết bao nhiêu loại máy ?
Đ: Tất nhiên là khó, khi mà anh biểu diễn nếu như anh không biểu diễn thành thục thì chỉ có hai khúc gỗ mà không có gì chằng buộc cả, nếu anh cho sâu quá thì cậu bé nổi lên, nổi lên thì rơi ra ngoài mất, nếu mà không cẩn thận khi mà ra biểu diễn rồi tay cầm đuốc đốt nó lại ra gặp nước cháy nó tắt mất màu không đốt được pháo, tay cầm lửa cháy đùng đùng leo lên cột thế nào cũng phải hết sức thận trọng, động tác rất nhỏ nhưng mà anh kéo mạnh thế này nó sóc con rối nó có thể bật hai cái khớp ra với nhau, vì mình khớp là mình vào mình nối khi nó vào cột mình phải nối khớp để cho con rối leo được lên cột thế như anh sóc mạnh quá con rối rời khớp đó ra thì không được, nên động tác diễn tuyệt đối an toàn, tuyệt đối chính xác.
Sinh ra và lớn lên ở vùng quê có nghề truyền thống là tạc tƣợng, có bề dày về nghệ thuật biểu diễn rối cạn cuộc đời của nghệ nhân Đào Minh Tuân từ nhỏ đã gắn chặt với nghề truyền thống nên việc tiếp xúc, tìm hiểu và học cách chế tác, tạo hình cho phƣờng rối của mình những quân rối đẹp là lẽ đƣơng nhiên. Thêm nữa kỹ thuật biểu diễn hoàn hảo và khả năng truyền dạy tuyệt vời đã khẳng định một cách tuyệt đối vai trò to lớn của Ông trong nghệ thuật biểu diễn rối nƣớc.