Các triệu chứng lâm sàng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị u tuyến ức tại Bệnh viện K (Trang 73)

4.1.4.1. Thời gian xuất hiện triệu chứng đầu tiên đến lúc nhập viện

Khoảng thời gian này phụ thuộc rất nhiều vào bệnh nhân. ý thức về bệnh tật và sức khỏe của chính ng−ời bệnh, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, hoàn cảnh gia đình của ng−ời bệnh và sự tuyên truyền giáo dục về sức khỏe trong cộng đồng. Nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.4 và biểu đồ 3.2) cho thấy số bệnh nhân đến khám d−ới 2 tháng kể từ khi có triệu chứng đầu tiên là cao nhất, chiếm 35,2%; từ 2- 6 tháng chiếm 29,6%; trên 12 tháng chỉ có 3 BN chiếm 4,2%.

Nghiên cứu của Phan Kế Toại (2003) cho thấy: d−ới 2 tháng là 45/94 BN (47,9%); từ 2- 6 tháng có 24/94 BN (25,5%); trên 12 tháng có 10 BN (10,6%) [30]. Tạ Chi Ph−ơng (2007): tỷ lệ bệnh nhân đến khám d−ới 2 tháng chiếm 28,3%; từ 2 - 6 tháng chiếm 26,8%; trên 12 tháng không có bệnh nhân nào [22]. Đinh Văn L−ợng (2001): BN đến khám d−ới 2 tháng là 35/76 (46,1%); từ 2 đến 6 tháng 29/76 BN (38,2%); trên 12 tháng 10 BN (13,2%) [20]. Mai Văn Viện (2004): tỷ lệ bệnh nhân đến khám d−ới 1 năm chiếm 53,4% [31].

60

Điều này cho thấy trong những năm gần đây do đời sống kinh tế của ng−ời dân đ−ợc cải thiện nhiều, cùng với việc tuyên truyền giáo dục của mạng l−ới phòng chống ung th− trong cộng đồng đ−ợc thực hiện tốt, vì vậy ng−ời dân ý thức đ−ợc sức khỏe của mình hơn, đi khám bệnh sớm hơn, tuy nhiên còn một tỷ lệ nhỏ khoảng từ 5-10% bệnh nhân đi khám muộn sau 1 năm kể từ khi có triệu chứng đầu tiên của bệnh.

4.1.4.2. Triệu chứng lâm sàng

Các triệu chứng lâm sàng tr−ớc khi nhập viện và trong khi nằm viện đ−ợc thể hiện ở bảng 3.5 và bảng 3.6 cho thấy không có sự khác biệt nhiều giữa các triệu chứng tr−ớc khi nhập viện và trong khi bệnh nhân nằm viện, điều này chứng tỏ rằng sự diễn biến từ từ, mqn tính kéo dài không xuất hiện thêm những triệu chứng mới và thay đổi cấp tính ở UTƯ.

Đau tức ngực là triệu chứng chính hay gặp nhất, chiếm từ 66,2 - 70,4%. Đa số các bệnh nhân chỉ đau tức ngực nhẹ mơ hồ và đau không th−ờng xuyên, không có bệnh nhân nào đau ngực dữ dộị Nhóm triệu chứng hay gặp tiếp theo là ho khan kéo dài từ 25,4 - 26,8%; mệt mỏi 22,5 - 29,6%; khó thở 19,7 - 28,2%, các bệnh nhân th−ờng khó thở nhẹ, khó thở xuất hiện khi gắng sức, không có bệnh nhân nào khó thở nhiềụ Nhóm không có triệu chứng, phát hiện tình cờ chiếm 19,7 - 22,5%; phù áo khoác, tuần hoàn bàng hệ cổ - ngực chỉ có 2 BN chiếm 2,8%; nh−ợc cơ cũng có tỷ lệ thấp với 12 BN chiếm 16,9%.

Các tác giả khác nh− Lê Ngọc Thành và CS (2002) đq phẫu thuật 76 BN thấy đau ngực 76,3%; ho khan kéo dài 30,3%; khó thở 30,3%; sút cân 13,2%; hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên 56,6% (43/76 BN) [25]. Phạm Văn Hùng (1998) với n = 79 thấy: đau ngực 72,7%; ho khan kéo dài 53,2%; khó thở gắng sức 30,4%; mệt mỏi 29,1%; sốt 10,1%; sút cân 8,7%; hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên 2,5% [12], [28]. Đoàn Quốc H−ng, Đặng Hanh Đệ và CS (2004) đq phẫu thuật cho 70 BN thấy 22 BN (31,4%) có tổn th−ơng hệ tĩnh

61

mạch chủ trên trong đó 15 BN (68,2%) là UTƯ. Tất cả các bệnh nhân trên đều đ−ợc cắt bỏ u và ghép mạch để khôi phục lại tuần hoàn [16].

Sabiston và CS (1997) tổng kết trên 441 BN thấy đau ngực 29%; khó thở 22%; ho 18%; sốt 13%; sút cân 9%; hội chứng tĩnh mạch chủ trên 8%; nh−ợc cơ 10% và mồ hôi đêm 3% [44], [74]. Lewis và CS (1987) mô tả đau ngực 37%; ho khan 24%; sút cân mệt mỏi, sốt và mồ hôi chiếm 18%; nh−ợc cơ 46% [55]. Thomas C.K và CS (1993) thấy 3 triệu chứng hay gặp là: đau ngực 32%; ho khan 26%; khó thở 20%; nh−ợc cơ rất thấp 11% [82].

Nh− vậy, nghiên cứu của các tác giả trong n−ớc đều cho rằng đau ngực là biểu hiện chính và chiếm tỷ lệ cao khoảng 70% trong UTƯ, nh−ng với các tác giả n−ớc ngoài thì tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều khoảng 30%. Điều này cũng dễ lý giải bởi vì ở các n−ớc tiên tiến, bệnh nhân đi khám sức khỏe định kỳ hàng năm nên phát hiện bệnh rất sớm. Còn ở n−ớc ta th−ờng có triệu chứng khó chịu thì bệnh nhân mới đi khám, lúc này u đq to và chuyển sang giai đoạn xâm lấn gây đaụ

Trong nghiên cứu của chúng tôi, hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên có 2 BN (2,8%), rất thấp so với nghiên cứu của Đoàn Quốc H−ng (2004) là 31,4%. Lê Ngọc Thành (2002) là 56,6% (43/76 BN) điều này đ−ợc lý giải do các UTƯ giai đoạn muộn xâm lấn tĩnh mạch chủ trên phẫu thuật rất nặng nề và hầu hết đ−ợc chuyển đến những trung tâm phẫu thuật mạch máu nh− Bệnh viện Việt Đức mới có đủ những điều kiện về kỹ thuật và trang thiết bị cần thiết để ghép mạch, hoặc bắc cầu giải phóng chèn ép [16], [25].

Tỷ lệ nh−ợc cơ gặp trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm 16,9%, thấp hơn so với các nghiên cứu của Lê Nữ Hòa Hiệp, Văn Tần (1999) tỷ lệ nh−ợc cơ là 30% [15]. Nguyễn V−ợng, Lê Trung Thọ và CS (2004) tỷ lệ nh−ợc cơ là 38,58% [32], [33]. Còn Đặng Ngọc Hùng, Phạm Vinh Quang (2002) thì thấy tỷ lệ nh−ợc cơ là 40 - 50% [10].

Theo các tác giả n−ớc ngoài nh− Osserman K.E (1971) các UTƯ có từ 30- 50% biểu hiện nh−ợc cơ ở các mức độ khác nhau [67]. Lewis (1987): tỷ lệ

62

nh−ợc cơ ở bệnh nhân UTƯ là 46% [55], còn Thomas W.Shields (2003), tỷ lệ này là 30% [83]. Buđe M.J và CS (2001) tỷ lệ nh−ợc cơ gặp trong UTƯ là 50% [39]. Đây là một đặc điểm rất riêng biệt của từng bệnh viện, bởi Bệnh viện K là bệnh viện chuyên ngành ung th− nên các bệnh nhân có dấu hiệu của nh−ợc cơ đều đ−ợc chuyển đến điều trị nội khoa đq phát hiện u tuyến ức và đ−ợc phẫu thuật tại Bệnh viện Quân đội 103.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị u tuyến ức tại Bệnh viện K (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)